Luận Văn Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình dựa trên tài liệu mẫu

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/11/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công tác tìm kiếm, thăm dò một mỏ dầu khí không thể bỏ qua các công tác đánh giá, xác định các thông số vật lý đá của mỏ cũng như yếu tố thủy lực. Đối với mỏ X đang trong quá trình tìm kiếm, thăm dò dầu khí, công tác tính toán thông số độ thấm, độ rỗng và yếu tố thủy lực của mỏ là không thể thiếu. Trong đồ án nghiên cứu này với sự giúp đỡ của phòng thí nghiệm mô hình hóa và vật lý vỉa, Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển, tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá thông số độ thấm, độ rỗng và yếu tố thủy lực của mỏ X thuộc lô 09/1 bể Cửu Long qua đề tài: “ Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình dựa trên tài liệu mẫu lõi và phân tích độ hạt của tầng Oligocen trên, Miocen dưới mỏ X, lô 09/1 bể Cửu Long”
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đồ án này là phân tích kích thước hạt trung bình của mỏ, quá đó đánh giá khả năng ảnh hưởng của kích thước hạt trung bình tới thông số độ rỗng, độ thấm của mỏ. Qua đó nhận định tính collector của mỏ.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là tầng Oligocen trên trong phạm vi mỏ X lô 09/1 bể Cửu Long. Do tính chất thông số độ thấm, độ rỗng ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, ứng với mỗi môi trường thành tạo thì các yếu tố ảnh hưởng là khác nhau với các mức độ ảnh hưởng là khác nhau nên rất khó để áp dụng đồ án này trên phạm vi lớn.
    4. Nội dung nghiên cứu
    Dựa vào tài liệu độ hạt, độ thấm, độ rỗng thu thập được từ mỏ X, tiến hành phân tích và phân chia kích thước hạt trung bình, qua đó đánh giá môi tương quan giữa kích thước hạt trung bình với độ thấm, độ rỗng và mối tương quan giữa độ rỗng, độ thấm theo kích thước hạt trung bình.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và phân chia nhóm kích thước hạt. Lập các biểu đồ tương quan giữa kích thước hạt trung bình với độ thấm, độ rỗng, giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình, qua đó đánh giá thông số độ thấm, độ rỗng và khả năng tương quan của chúng trong mỏ X.
    10
    6. Bố cục đồ án
    Đồ án gồm 105 trang đánh máy vi tính. Trong đó có 30 hình vẽ, 5 bảng số liệu, 8 phụ lục và 11 phụ bản.
    Cấu trúc đồ án gồm hai phần chủ yếu:
    Mở đầu
    Phần 1: Khái quát trung về bể trầm tích Cửu Long
    Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn
    Chương 2: Lịch sử nghiên cứu khu vực bể Cửu Long và lô 09/1
    Chương 3: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
    Chương 4: Tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long và lô 09/1
    Phần 2: Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình của đối tượng nghiên cứu
    Chương 5: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 6: Đặc điểm địa chất, thạch học và tính chất vật lý đá của đối tượng nghiên cứu
    Chương 7: Mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình của đối tượng nghiên cứu
    Kết luận

    MỤC LỤC
    DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . 5
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . 6
    DANH MỤC PHỤ LỤC . 7
    PHỤ BẢN . 7
    MỞ ĐẦU 9
    PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG VÀ LÔ 09-1 11
    CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ VÀ NHÂN VĂN 12
    1.1:Đặc điểm địa lý tự nhiên 12
    1.1.1: Vị trí địa lý. 12
    1.1.2: Đặc điểm địa hình. . 13
    1.1.3: Đặc điểm khí hậu. 13
    1.2: Đặc điểm kinh tế nhân văn. 14
    1.2.1: Đặc điểm dân cư. . 14
    1.2.2: văn hóa – xã hội. 14
    1.2.3: Đặc điểm giao thông vận tải. . 17
    1.2.4: Đặc điểm kinh tế. . 18
    1.3: Đánh giá thuận lợi và khó khăn đến ngành dầu khí. . 19
    1.3.1: Thuận lợi. . 19
    1.3.2: Khó khăn. . 20
    CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHU VỰC BỂ CỬU LONG VÀ LÔ 09-1 . 21
    2.1: Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của bể. . 21
    2.1.1: Giai đoạn trước năm 1975. . 21
    2.1.2: Giai đoạn từ năm 1975-1979 22
    2.1.3: Giai đoạng từ năm 1980-1988 22
    2.1.4: Giai đoạn từ năm 1989 đến nay. 23
    2.2: Lịch sử nghiên cứu mỏ X, lô 09-1. . 24
    CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 27
    3.1: Địa tầng. . 27
    3.1.1: Móng trước Kainozoi. 30
    3.1.2: Thống Oligocen dưới. 31
    3.1.3: Thống Oligocen trên. . 32
    3.1.4: Thống Miocen dưới. . 33
    3.1.5: Thống Miocen giữa. . 34
    3.1.6: Thống Miocen trên. 34
    3.1.7: Pliocen – Đệ Tứ. 35
    3
    3.2 Cấu trúc 35
    3.2.1: Các yếu tố cấu trúc. 35
    3.2.2: Phân tầng cấu trúc. . 37
    3.2.3: Cấu tạo mỏ X, lô 09-1. . 38
    3.3: Hệ thống đứt gãy . 45
    3.3.1: Hệ thống đứt gãy bể Cửu Long. . 45
    3.3.2: Hệ thống kiến tạo mỏ X trong lô 09-1. 46
    3.4: Lịch sử phát triển địa chất. 47
    3.4.1: Thời kỳ trước tạo Rift. . 48
    3.4.2: Thời kỳ đồng tạo Rift. 49
    3.4.3: Thời kỳ sau tạo Rift. 50
    CHƯƠNG 4. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA BỂ CỬU LONG VÀ LÔ 09-1. . 52
    4.1: Biểu hiện dầu khí và các tích tụ dầu khí. 52
    4.2: Đặc điểm đá sinh. 52
    4.2.1: Độ phong phú vật chất hữu cơ. 53
    4.2.2: Loại vật chất hữu cơ và môi trường tích tụ. . 53
    4.2.3: Độ trưởng thành của vật chất hữu cơ. 54
    4.2.4: Quy mô phân đới sinh dầu của các tầng đá mẹ. . 55
    4.3: Đặc điểm đá chứa. . 56
    4.3.1: Đá móng trước Kainozoi. . 56
    4.3.2: Đá chứa cát kết Oligocen. 56
    4.3.3: Đá chứa cát kết Miocen hạ. 57
    4.4: Đặc điểm đá chắn. . 58
    4.4.1: Tầng chắn mang tính khu vực. . 58
    4.4.2: Tầng chắn mang tính địa phương. 58
    4.5: Di chuyển và nạp bẫy. 60
    4.6: Các play hydrocarbon và các kiểu bẫy. 60
    4.6.1: Play đá móng nứt nẻ (play 1). 60
    4.6.2: Play Oligocen (play 2). 61
    4.6.3: Play Miocen hạ (play 3). 61
    PHẦN 2: NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ THẤM, ĐỘ RỖNG THEO KÍCH THƯỚC HẠT TRUNG BÌNH CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 63
    CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64
    5.1: Phương pháp xác định độ rỗng . 64
    5.1.1: Khái niệm và phân loại độ rỗng. 64
    5.1.2: Phương pháp xác định độ rỗng 65
    5.2: Phương pháp xác định độ thấm. 66
    5.2.1: Khái niệm và phân loại độ thấm 66
    5.2.2: Phương pháp xác định độ thấm 67
    5.3: Các phương xác định kích thước hạt . 70
    CHƯƠNG 6: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, THẠCH HỌC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐÁ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 77
    6.1: Đặc điểm địa chất của đối tượng nghiên cứu . 77
    6.1.1: Đặc điểm địa chất hệ tầng Trà Tân 77
    4
    6.1.2: Đặc điểm hệ tầng Bạch Hổ 79
    6.2: Đặc Điểm thạch học của đối tượng 81
    6.2.1: Đặc điểm thạch học trầm tích Oligocen trên hệ tầng Trà Tân . 81
    6.2.2: Đặc điểm thạch học trầm tích Miocen dưới hệ tầng Bạch Hổ . 84
    6.3: Tính chất vật lý đá của đối tượng 86
    6.3.1: Tính chất vật lý đá của trầm tích Oligocen trên hệ tầng Trà Tân . 86
    6.3.2: Tính chất vật lý đá của trầm tích Miocen trên hệ tầng Bạch Hổ 87
    CHƯƠNG 7: NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ HẠT, MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ RỖNG, ĐỘ THẤM, KÍCH THƯỚC HẠT TRUNG BÌNH . 88
    7.1: Mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo các nhóm kích thước hạt trung bình. 88
    7.1.1: Mối tương quan giữa kích thước hạt trung bình và độ rỗng, độ thấm . 88
    7.1.2: Mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng . 89
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
    PHỤ LỤC . 96
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...