Luận Văn Nghiên cứu môi trường pháp lý trong thanh toán quốc tế tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó; ra nhập WTO năm 2007- đó là một bước tiến trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, kế tiếp con đường mở cửa mà Đảng và Nhà nước đã lựa chọn từ 1986. Hợp tác trao đổi với các nước là tất yếu nếu chúng ta muốn phát triển nền kinh tế quốc dân vì nó giúp Việt Nam: phát huy được lợi thế cạnh trạnh, tận dụng được nguồn vốn, công nghệ cũng như trình độ quản lý của các nước phát triển, giao lưu, hợp tác văn hoá giữa các nước với nhau và có cơ hội tiếp cận sự tiến bộ văn minh trên thế giới.
    Để hoạt động ngoại thương phát triển thì thanh toán quốc tế giữ một vị trí vô cùng quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuận tiện hơn trong việc thanh toán, từ đó kích thích quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước với nhau. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế trong đó có môi trường pháp lý của hoạt động này. Môi trường pháp lý với hệ thống luật, văn bản hướng dẫn thực thi hệ thống ấy là nhân tố có thể tạo thuận lợi cho một hoạt động và cũng có thể gây ra những hạn chế không cần thiết đối với chính hoạt động đó. Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực trong việc đổi mới, cải thiện hệ thống luật pháp cũng như hoàn thiện môi trường pháp lý giúp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi nhiều thiếu xót trong việc làm luật, thực thi luật cũng như những bất cập trong quá trình áp dụng các điều luật, tập quán quốc tế vào việc thực hiện hoạt động này. Do đó việc nghiên cứu, tham khảo, học hỏi từ các quốc gia có môi trường pháp lý vững chắc, hiệu quả trong thanh toán quốc tế có thể là một biện pháp tốt cho nước ta. Và trong những quốc gia đó phải kể đến Trung Quốc- một cường quốc đang vươn mình mạnh mẽ trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới; trong thành công đó của Trung Quốc có sự đóng góp không nhỏ của môi trường pháp lý hiệu quả trong thanh toán quốc tế giúp việc xuất nhập khẩu của nước này diễn ra rất thuận lợi.
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài“Nghiên cứu môi trường pháp lý trong thanh toán quốc tế tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là môi trường pháp lý trong thanh toán quốc tế và phạm vi nghiên cứu là tại Trung Quốc, trên cơ sở đó so sánh với Việt Nam và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Để nghiên cứu và tìm tòi cách trình bày ý kiến giúp đạt hiệu quả tốt, trong khoá luận có sử dụng tập hợp các phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh cùng với việc tham khảo sách báo, tài liệu có liên quan.
    4. Kết cấu khoá luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của của đề tài này được trìnhbày thành ba chương:
    Chương I: Cơ sở lý thuyết về thanh toán quốc tế và môi trường pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế
    Chương II: Thực trạng môi trường pháp lý trong thanh toán quốc tế tại Trung Quốc
    Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
    Mặc dù trong quá trình thực hiện khoá luận, tác giả đã hết sức tìm tòi và nghiên cứu, song kiến thức còn hạn chế và đây là một đề tài khá mới mẻ, khó khăn trong việc lấy tư liệu nên không thể tránh khỏi thiếu xót và sai lầm, mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ. 6
    1. Tổng quan về thanh toán quốc tế. 6
    1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế. 6
    1.2. Các yếu tố cấu thành thanh toán quốc tế. 6
    1.2.1. Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế. 6
    1.2.1.1. Ngân hàng trung ương. 6
    1.2.1.2. Ngân hàng thương mại 7
    1.2.1.3. Các chủ thể khác. 8
    1.2.2. Tiền tệ dùng trong thanh toán quốc tế. 8
    1.2.3. Các công cụ thanh toán quốc tế. 9
    1.2.4. Các phương thức thanh toán quốc tế. 9
    1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế. 12
    1.3.1. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại 12
    1.3.2. Đối với các ngân hàng thương mại 13
    1.3.3. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 14
    2. Khái quát về môi trường pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế. 14
    2.1. Tầm quan trọng của môi trường pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế 14
    2.2. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán quốc tế trên thế giới 16
    2.2.1. Luật và công ước quốc tế. 16
    2.2.2. Luật các quốc gia. 17
    2.2.3. Văn bản dưới luật 20
    2.3. Cơ chế đảm bảo thực thi và giải quyết tranh chấp. 25
    CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI TRUNG QUỐC 29
    1. Tổng quan hoạt động thanh toán quốc tế tại Trung Quốc. 29
    1.1. Đôi nét về hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Trung Quốc 29
    1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu tại Trung Quốc. 32
    1.2.1. Trả tiền trước. 32
    1.2.2. Tín dụng chứng từ. 32
    1.2.3. Nhờ thu kèm chứng từ. 32
    1.2.4. Ghi sổ. 33
    2. Thực trạng môi trường pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Trung Quốc 33
    2.1. Hệ thống văn bản pháp luật Trung Quốc về thanh toán quốc tế. 33
    2.1.1. Các văn bản luật 33
    2.1.1.1. Các nguyên tắc chung cho Pháp Luật Dân sự của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. 33
    2.1.1.2. Luật hợp đồng. 34
    2.1.1.3. Luật của nước CHNNDTH về việc lựa chọn luật áp dụng đối với những mối quan hệ dân sự có yếu tố nước noài 36
    2.1.1.4. Luật ngân hàng thương mại 38
    2.1.1.5. Luật công cụ chuyển nhượng. 38
    2.1.2. Văn bản dưới luật 43
    2.1.2.1. Các văn bản dưới luật liên quan đến công cụ chuyển nhượng. 43
    2.1.2.2. Các văn bản về quản chế ngoại hối 46
    2.1.2.3. Quy định về việc xét xử những tranh chấp liên quan đến thư tín dụng. 49
    2.2. Cơ chế đảm bảo thực thi và giải quyết tranh chấp. 53
    2.2.1. Cơ chế đảm bảo thực thi 53
    2.2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp. 55
    CHƯƠNG III:BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 58
    1. Môi trường pháp lý trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Việt Nam 58
    1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam 58
    1.2. Môi trường pháp lý trong thanh toán quốc tế tại Việt Nam 60
    1.2.1. Hệ thống pháp luật Việt Nam về thanh toán quốc tế. 60
    1.2.2. Cơ chế đảm bảo thực thi và giải quyết tranh chấp. 63
    2. So sánh với Trung Quốc và một số giải pháp rút ra cho Việt Nam 67
    2.1. So sánh với Trung Quốc về môi trường pháp lý trong thanh toán quốc tế. 67
    2.2. Một số giải pháp rút ra cho Việt Nam 68
    2.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về TTQT, trước hết là phương thức thư tín dụng L/C 68
    2.2.2. Hoàn thiện các phương thức thanh toán quốc tế, đặc biệt là UCP. 69
    2.2.3. Các NHTM tham gia TTQT phải ban hành và thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh quy chế quy định TTQT chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể. 69
    KẾT LUẬN 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...