Thạc Sĩ Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 13/6/14
    Last edited by a moderator: 13/6/14
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
    MỞ ĐẦU 1
    CHưƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ GIỮA
    CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TĂNG TRưỞNG KINH TẾ . 10
    1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 10
    1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10
    1.1.2. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 11
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 13
    1.2. Tăng trưởng kinh tế . 15
    1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 15
    1.2.2. Thước đo và tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế . 16
    1.2.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế 20
    1.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế 26
    1.3.1. Quan hệ chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ qua
    lại biện chứng . 26
    1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu có vai trò quyết định tăng trưởng kinh tế 28
    1.3.3. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế có độ trễ 29
    1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành
    và tăng trưởng kinh tế 30
    1.4.1. Sự can thiệp của Nhà nước . 31
    1.4.2. Vai trò của doanh nghiệp 33
    1.4.3. Trình độ, năng lực của người lao động . 36
    Kết luận chương 1 . 37
    CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA
    CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TĂNG TRưỞNG KINH TẾ . 38
    2.1. Cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng
    trưởng kinh tế 38
    2.1.1. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng kinh tế . 38
    2.1.2. Tác động trở lại của tăng trưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành . 42
    2.2. Phương pháp đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
    đến tăng trưởng kinh tế 45 iv
    2.2.1. Các tiêu chí phản ánh tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng
    trưởng 45
    2.2.2. Sử dụng mô hình định lượng đánh giá tác động của CDCCKT đến tăng
    trưởng kinh tế . 50
    2.3. Các m h nh chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu của địa phương . 53
    2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo mô hình hướng ngoại 53
    2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo mô hình hướng nội . 54
    2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kết hợp khai thác nguồn lực
    nội tại của địa phương với mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài . 55
    2.4. Khung nghiên cứu của luận án . 58
    Kết luận chương 2 . 59
    CHưƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
    VÀ TĂNG TRưỞNG KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    TRONG THỜI GIAN QUA . 60
    3.1. Một số nét khái quát về điều kiện phát triển của thành phố Hồ Chí Minh 60
    3.1.1. Về điều kiện tự nhiên 60
    3.1.2. Kinh tế, xã hội 62
    3.1.3. Môi trường và điều kiện phát triển . 64
    3.2. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 65
    3.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế . 65
    3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 68
    3.2.2. Các yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế . 78
    Kết luận chương 3 . 85
    CHưƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
    NGÀNH ĐẾN TĂNG TRưỞNG KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 87
    4.1. Khái quát chung về thực trạng quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành
    với tăng trưởng kinh tế . 87
    4.2. Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu đến tăng trưởng kinh tế . 91
    4.2.1. So sánh động thái chuyển dịch cơ cấu và động thái tăng trưởng . 91
    4.2.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu
    lao động và gia tăng năng suất lao động . 93
    4.2.3. Tác động thông qua chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 95
    4.2.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến chất lượng tăng trưởng . 96
    4.3. Phân tích định lượng tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng
    trưởng th ng qua hàm sản xuất Cobb – Douglas 99
    4.3.1. Xây dựng mô hình 99 v
    4.3.2. Phân tích kết quả từ mô hình 101
    4.4. Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành với tăng trưởng kinh
    tế của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua . 103
    4.4.1. Thành tựu và hạn chế 103
    4.4.2. Nguyên nhân của hạn chế . 106
    Kết luận chương 4 108
    CHưƠNG 5: ĐỊNH HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
    NGÀNH KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHẰM THÚC ĐẨY
    TĂNG TRưỞNG KINH TẾ . 110
    5.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế và tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 110
    5.1.1. Bối cảnh quốc tế . 110
    5.1.2. Bối cảnh trong nước . 113
    5.1.3. Bối cảnh phát triển của thành phố Hồ Chí Minh 118
    5.1.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của Thành phố Hồ Chí Minh . 119
    5.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm thúc đẩy tăng
    trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đến 2025 . 120
    5.3. Giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế 126
    5.3.1. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn lực . 126
    5.3.2. Giải pháp về thị trường và tiêu dùng 127
    5.3.3.Giải pháp về ứng dụng khoa học – công nghệ 127
    5.3.4.Giải pháp về phát triển kinh tế nhiều thành phần 128
    5.3.5. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về vốn đầu tư và hỗ trợ chuyển dịch
    cơ cấu kinh tế . 129
    5.3.6. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư 131
    5.3.7.Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển tổng thể các ngành và chương
    trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 132
    5.3.8. Nhóm giải pháp cụ thể 134
    Kết luận chương 5 144
    KẾT LUẬN 145
    KIẾN NGHỊ 148




    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi, tăng tiến toàn diện về mọi mặt của nền
    kinh tế, trong đó bao gồm cả sự lớn lên về quy mô sản lượng và tiến bộ, hoàn thiện về
    cơ cấu. Sự lớn lên về mặt số lượng và sự biến đổi cơ cấu là hai mặt không tách rời của
    quá trình phát triển. Nếu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh động thái
    tăng trưởng thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) phản ánh chất lượng tăng
    trưởng. Về mặt lý thuyết, việc CDCCKT của một quốc gia vừa là chỉ tiêu đánh giá
    chất lượng tăng trưởng kinh tế vừa phản ánh bản chất của quá trình công nghiệp hoá.
    Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, CDCCKT phản ánh bản chất quá trình công
    nghiệp hoá, khả năng thích nghi và mức độ hội nhập quốc tế của quốc gia về kinh tế.
    Sự thay đổi cơ cấu kinh tế nói chung và đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế nói riêng, về
    thực chất là điều chỉnh phương thức phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Vì thế,
    CDCCKT theo ngành là tiêu điểm của quá trình phát triển kinh tế.
    Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nằm ở trung tâm Nam Bộ đang và sẽ là hạt
    nhân của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) và là đô thị lớn nhất trong
    chùm đô thị sẽ hình thành theo trục TP.HCM – Vũng Tàu. TP.HCM không những có
    vị trí đặc biệt quan trọng đối với kinh tế Việt Nam mà còn có vị trí quan trọng ở khu
    vực Đông Nam Á.
    Qua hơn 20 năm sau Đổi mới, từ số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế
    của TP.HCM khá ổn định và đạt mức khá cao, riêng trong giai đoạn 1991- 2010, tốc
    độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Thành phố đạt 11,3%/năm, cao gấp 1,7 lần tăng
    trưởng kinh tế của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, TP.HCM luôn
    khẳng định là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và dịch vụ của cả nước. Tuy
    nhiên, qua các nghiên cứu gần đây cho thấy, tăng trưởng kinh tế của thành phố vẫn
    còn nhiều bất cập và hạn chế. Mô hình tăng trưởng của TP.HCM vẫn chủ yếu dựa vào
    nhân tố theo chiều rộng (Vốn và lao động), nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu (công
    nghệ, đổi mới, ) chưa được chú trọng. Hiệu quả tăng trưởng vẫn còn thấp, biểu hiện
    ở năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Thời gian qua, mặc dù năng suất
    lao động của Thành phố tăng nhanh hơn tốc độ tăng chung của cả nước, song đến nay
    so với các thành phố lớn trong khu vực thì năng suất lao động của TP.HCM chỉ bằng
    1/3 so với Băng Cốc, 1/5 so với Kuala Lumpur, Hiệu quả sử dụng vốn đạt thấp, hệ số
    ICOR có xu hướng tăng nhanh: Trung bình giai đoạn 1996-2000 hệ số ICOR là 3,25
    đã tăng lên 4,5 giai đoạn 2001 – 2005 và 6,7 giai đoạn 2006 – 2010.
    Những tồn tại nêu trên đặt ra yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
    TP.HCM đến năm 2025 theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, năng
    lực cạnh tranh. Chuyển từ nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, tăng quy mô và thâm 2
    dụng lao động là chủ yếu sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng là
    động lực chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học, công nghệ
    và giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển kinh tế tri thức.
    Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào sự gia tăng chất lượng các yếu tố đầu vào.
    Nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế TP.HCM, UBND
    TP.HCM đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần
    thứ IX về Chương trình hỗ trợ CDCCKT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
    thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu của đổi mới mô hình tăng trưởng là tập
    trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành,
    sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng
    cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; đi đầu cả nước trong
    chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển
    theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, bền vững.
    Trên phương diện lý luận, có thể thấy rằng, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái
    cấu trúc nền kinh tế về thực chất là xác định cho được mô hình tối ưu về mối quan hệ
    giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để tìm ra định hướng và giải
    pháp thực hiện thành công chủ trương lớn nói trên, cần giải quyết một cách căn bản
    những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình quan hệ CDCCKT và tăng trưởng. Nhận
    thức được tầm quan trọng của vấn đề, NCS đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan
    hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh” làm
    đề tài luận án tiến sỹ kinh tế. Bằng những phân tích lý luận và luận giải thực tế, đề tài
    hy vọng sẽ có những đóng góp hữu ích trên phương diện đề xuất chính sách và giải
    pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HDH)
    và phát triển kinh tế theo hướng bền vững trên địa bàn TP.HCM.
    2. Tổng quan về t nh h nh nghiên cứu liên quan đến đề tài
    2.1. T nh h nh nghiên cứu trên thế giới
    Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giải
    quyết mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CDCCNKT) và tăng trưởng
    kinh tế.
    Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu đi đầu của nhà kinh tế người
    Anh, gốc Jamaica là A.Lewis. Năm 1950, ông đã xuất bản tác phẩm được cho là có
    ảnh hưởng nhất đối với kinh tế học phát triển dưới tên gọi “Phát triển kinh tế với cung
    lao động không giới hạn”, trong đó ông phân tích mối quan hệ giữa nông nghiệp và
    công nghiệp trong quá trình tăng trưởng bằng “Mô hình 2 khu vực cổ điển”. Theo
    Lewis, khi nông nghiệp có dư thừa lao động thì tăng trưởng kinh tế được quyết định
    bởi khả năng tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp cũng như khả năng thu hút
    lao động dư thừa từ nông nghiệp ở nông thôn vào công nghiệp (thành thị). 3
    - Trên cơ sở tư tưởng của Lewis, các nhà kinh tế tân cổ điển đã phát triển mô
    hình 2 khu vực. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển lại cho rằng công
    nghệ là yếu tố trực tiếp quyết định tăng trưởng. Trong khu vực nông nghiệp, con
    người có thể cải tạo để nâng cao chất lượng ruộng đất, sản phẩm biên của lao động
    trong nông nghiệp luôn dương nên lao động dịch chuyển khỏi nông nghiệp làm tăng
    sản phẩm biên của lao động còn lại, do đó để thu hút được lao động nông nghiệp,
    công nghiệp phải trả tiền lương cao hơn. Theo các nhà kinh tế Tân cổ điển, để tránh
    bất lợi cho tăng trưởng kinh tế cần phải đầu tư làm tăng năng suất ngành nông nghiệp
    ngay từ đầu để lao động dịch chuyển khỏi khu vực nông nghiệp mà không làm tăng
    giá nông sản.
    - Mô hình 2 khu vực của H.Oshima (1987) phân tích đối với các nước Châu Á
    gió mùa lại có quan điểm khác với Lewis, cho rằng dư thừa lao động nông nghiệp
    không phải lúc nào cũng xảy ra, việc đầu tư từ đầu cho cả nông nghiệp và công nghiệp
    là không khả thi vì thiếu nguồn lực vốn, lao động và kỹ năng quản lý. Từ đó Oshima
    đề xuất đầu tư phát triển trong nền kinh tế theo 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu cần đầu tư
    tạo việc làm trong nông nghiệp ở thời gian nhàn rỗi; giai đoạn 2 đầu tư chiều rộng vào
    cả hai khu vực và giai đoạn 3 là đầu tư theo chiều sâu. Cứ như vậy nền kinh tế sẽ đạt
    được tăng trưởng một cách ổn định.
    - Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của W.Rostow (1960) cũng được coi là
    công trình nghiên cứu điển hình và sớm nhất về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
    Theo Rostow, quá trình phát triển của một quốc gia được chia ra 5 giai đoạn ứng với 5
    dạng cơ cấu kinh tế ngành. Giai đoạn 1- giai đoạn kinh tế truyền thống với cơ cấu
    nông nghiệp là chủ đạo. Giai đoạn 2 – Chuẩn bị cất cánh với cơ cấu nông nghiệp –
    công nghiệp chủ đạo, khoa học kỹ thuật bắt đầu được áp dụng vào nông nghiệp – công
    nghiệp, giáo dục được mở rộng. Giai đoạn 3 – giai đoạn cất cánh với cơ cấu kinh tế là
    công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ với công nghiệp chế tạo là đầu tàu và có tốc độ
    tăng trưởng nhanh. Giai đoạn 4 - là giai đoạn trưởng thành có cơ cấu kinh tế công
    nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp với nhiều ngành công nghiệp mới phát triển, nông
    nghiệp được cơ giới hóa, năng suất cao, nhu cầu thanh toán quốc tế tăng nhanh, khoa
    học công nghệ được áp dụng phổ biến. Giai đoạn 5 là giai đoạn tiêu dùng cao, trong đó
    cơ cấu GDP thay đổi không còn nhanh, cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ
    dân cư đô thị, lao động có tay nghề chuyên môn cao, thu nhập tăng nhanh, dân cư giàu
    có dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cao cấp, các chính sách
    kinh tế hướng vào phúc lợi xã hội.
    Ngoài các công trình nghiên cứu lý thuyết, các nhà kinh tế thế giới cũng đã có
    nhiều công trình nghiên cứu định lượng mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng
    trưởng kinh tế. 4
    Về nghiên cứu định lượng mối quan hệ tác động của CDCCKT đến tăng trưởng
    kinh tế, T.Gylfason và G.Zoega (2004) đã có những đóng góp đáng kể thông qua việc
    xem xét sự thay đổi tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp và sự dịch chuyển lao động nhập
    cư từ nông thôn ra thành thị, sử dụng bộ số liệu của ngân hàng thế giới cho 86 nước
    trong thời kỳ 1965 -1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỷ trọng nông nghiệp trên
    GDP giảm 1 điểm phần trăm thì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng
    0,032 điểm phần trăm. Kết quả nghiên cứu nói trên cũng tương đối phù hợp với kết
    quả nghiên cứu năm 1999 của Temin với bộ số liệu của 15 nước châu Âu trong thời kỳ
    1955-1975: khi tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động giảm đi 20%, trung
    bình tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng thêm 0,8%. Luận án Tiến sỹ của K. Yilmaz
    (2005) về “Cơ cấu công nghiệp và thị trường lao động: Nghiên cứu về tăng trưởng
    năng suất” cho thấy ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đối với tăng trưởng
    năng suất nhiều nước trên thế giới trong thời kỳ nghiên cứu (1965 -1999) là rất nhỏ.
    Nghiên cứu của A.Fonfria và các cộng sự (2005) về “ Phần thưởng do chuyển dịch cơ
    cấu” đối với ngành công nghiệp chế tạo ở Tây Ban Nha cho kết quả các tác động tĩnh
    và động đối với năng suất lao động do chuyển dịch cơ cấu ngành gây ra chủ yếu là âm,
    cho thấy sự dịch chuyển lao động từ các ngành có năng suất lao động thấp sang ngành
    có năng suất lao động cao hơn là rất hạn chế. Điều này có nghĩa là tỷ trọng của các
    ngành công nghiệp truyền thống với lao động năng suất thấp vẫn rất cao, trong khi tỷ
    trọng của các ngành có hàm lượng công nghệ cao và năng động hơn còn thấp. Nghiên
    cứu của P.Huber và các cộng sự (2005) cho các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Trung và
    Đông Âu (CEEC) cũng đi đến kết luận: Chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ đóng vai trò
    nhỏ trong việc tăng năng suất lao động của nền kinh tế: Ở hầu hết các nước nghiên
    cứu, chuyển dịch cơ cấu ngành đóng góp chưa đến 10% vào tăng trưởng năng suất lao
    động, và thậm chí ở Cộng hòa Séc, chuyển dịch cơ cấu còn làm cho năng suất lao động
    toàn nền kinh tế giảm khi lao động làm việc trong những ngành có năng suất lao động
    thấp tăng nhanh.
    - Nghiên cứu của Peneder (2001) nhằm tìm các bằng chứng thực nghiệm về mối
    quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng cho các nước hợp tác phát triển
    (OECD) thời kỳ 1990 - 1998 theo 2 cấp độ (1) Lượng hóa đóng góp trực tiếp của
    chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp hạch toán tăng
    trưởng và (2) Mô hình hóa ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng.
    Kết quả phương pháp thứ nhất cho thấy, yếu tố chuyển dịch cơ cấu có đóng góp quan
    trọng không lớn vào tăng trưởng năng suất do thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành tạo
    ra cả tác động tích cực và tiêu cực tới tăng trưởng; thứ hai, tác động tích cực và tiêu
    cực loại trừ nhau nên tác động tổng hợp của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng
    là nhỏ; thứ ba, có một số ngành nhất định có tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn những ngành khác, khi đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới những ngành đó sẽ có
    thể thúc đẩy tăng trưởng. Kết quả lượng hóa mô hình kinh tế lượng dạng bảng động
    trong thời gian từ 1990 - 1998 cho 28 nước OECD với biến giải thích là GDP bình
    quân đầu người và sai phân bậc 1 của GDP bình quân đầu người, các biến giải thích là
    cơ cấu dân số, tỷ lệ lao động làm việc, vốn đầu tư, số năm đi học trung bình, tỷ trọng
    ngành dịch vụ trong GDP và tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của
    các ngành thâm dụng công nghệ và kỹ năng cao cho thấy những kết luận là (1) Mặc dù
    tỷ trọng ngành dịch vụ có tương quan dương với mức thu nhập, biến trễ của nó có
    tương quan âm với GDP bình quan đầu người; (2) Ở ngành công nghiệp chế tạo, biến
    trễ và sai phân bậc 1 của tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các
    ngành thâm dụng công nghệ và kỹ năng cao có tương quan dương với GDP bình quân
    đầu người và tăng trưởng GDP/người. Do vậy, kết luận quan trọng của nghiên cứu là
    chuyển dịch cơ cấu ngành có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và bằng chứng
    này ủng hộ quan điểm về lý thuyết các giai đoạn phát triển của Rostow.
    Như vậy, những công trình nghiên cứu định lượng trên thế giới về mối quan hệ
    giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế có khá nhiều và cho
    những kết luận không giống nhau. Nguyên nhân của việc không đồng nhất kết quả
    nghiên cứu có lẽ do những điều kiện kinh tế xã hội của các nước không giống nhau và
    ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Mặt khác, đa phần các nghiên cứu định lượng
    về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế nêu trên mới chỉ
    tập trung phân tích cho các nước phát triển, có điều kiện số liệu tốt và nhìn chung đã
    hoàn thành quá trình công nghiệp hóa. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng
    trưởng kinh tế có thể thấy rõ hơn ở những nước đang phát triển mới bắt đầu quá trình
    công nghiệp hóa như Việt Nam. Đó là một trong những nội dung cần tiếp tục nghiên
    cứu trong luận án.
    2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
    Ở Việt Nam, trong giai đoạn từ “Đổi mới” đến nay đã có nhiều nghiên cứu về
    CDCCKT nói chung, về cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế rất phong phú và đa
    dạng. Có thể điểm lại một số công trình tiêu biểu sau đây:
    - Ngô Đình Giao (chủ biên), CDCCKT theo hướng CNH nền kinh tế quốc dân,
    NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. Tác giả đã nêu ra những thành tựu trong tăng
    trưởng kinh tế của nền kinh tế quốc dân, yêu cầu CDCCKT trong thời kỳ CNH nền
    kinh tế.
    - Trần Văn Nhưng, Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa
    bàn TP.HCM, Luận án tiến sĩ, năm 2001. Tác giả đã khái quát được quá trình
    CDCCKT ngành công nghiệp và đưa ra một số định hướng cho phát triển ngành công
    nghiệp của thành phố.




    150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế -
    Một số đánh giá ban đầu, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và
    Viện Friedrich Ebert Stiftung, Hà Nội.
    2. Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước Châu
    Á, Đoàn khảo sát của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Một số m c tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu gia
    đoạn 2006 – 2010, http://www.most.gov.vn.
    4. Các Mác (2003), Sách đã dẫn tại giáo trình Dự báo phát triển kinh tế xã hội,
    NXB Thống kê.
    5. GS.TS Nguyễn Thị Cành (2009), Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và
    những tác động của quá trình hội nhập, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn.
    6. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nhiệm v quan
    trọng nhằm thực hiện thắng lợi Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH-HĐH)
    đất nước. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân sau 20 năm đổi mới về
    tạo đà vững chắc thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH,
    http://www.cpv.org.vn
    7. Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê 1993 đến 2012,
    NXB Thống kê, Hà Nội.
    8. Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm
    xây dựng và phát triển (1975-2005), Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
    9. Nguyễn Quang Dong (2002), Các mô hình trong phân tích dự báo phát triển
    kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp Thành phố, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ,
    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    10. Nguyễn Quang Dong (2003), Kinh tế lượng, NXB. Khoa học và Kỹ Thuật, Hà
    Nội.
    11. Nguyễn Quang Dong (2004), Giáo trình kinh tế lượng nâng cao, NXB. Khoa
    học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    12. Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn (2001), Mô hình toán
    kinh tế, NXB. Giáo dục, Hà Nội.
    13. Nguyễn Xuân Dũng (2002), Một số định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt
    Nam giai đoạn 2001 - 2010, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    14. Ngọc Dũng, Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những chương
    trình trọng tâm mang tình đòn bẩy của TP HCM trong xu thế hội nhập và phát
    triển, http://www.mofahcm.gov.vn
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB. Thống kê, Hà Nội.
    21. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, NXB. Đại học
    Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    22. Lê Thành Đại (2005), "Biến đổi CCKT ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, trong
    quá trình CNH, HĐH", Luận văn thạc sĩ.
    23. PGS.TS. Lê Huy Đức (2003), Giáo trình Dự báo phát triển kinh tế - xã hội -
    NXB Thống Kê, Hà Nội.
    24. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế
    quốc dân tập 1 và tập 2, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.
    25. Hoàng Minh Hải (2004), Phương pháp tiếp cận và xử lý thông tin, Phân tích dự
    báo kinh tế trợ giúp xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội lãnh thổ, Đề
    tài cấp bộ, Ban dự báo-Viện Chiến lược phát triển .
    26. Đinh Phi Hổ (1995), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Đồng bằng sông
    Cửu Long, Đề Tài nghiên cứu khoa học KX.03.21.C.01, Trường Đại học Kinh
    tế Tp.HCM.
    27. Đinh Phi Hổ (2011), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu
    thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp- NXB Phương Đông, Tp.HCM.
    28. Nguyễn Thị Bích Hường, "Biến đổi CCKT Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh
    tế khu vực và quốc tế". Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2004.
    29. Nguyễn Thị Lan Hương (2011), Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của
    nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.
    30. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự phát triển
    của Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia.
    31. Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan (1994) (Chủ biên), CNH và HĐH ở Việt
    Nam và các nước trong khu vực - NXB Thống kê Hà Nội.
    32. Phạm Thị Khanh (2010) (chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
    phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
    33. Phan Văn Khải, Phương hướng chuyển dịch CCKT, Hội nghị triển khai kế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...