Luận Văn Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và khả năng ức chế ăn mòn kim loại của một số hợp chất hữu cơ

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và khả năng ức chế ăn mòn kim loại của một số hợp chất hữu cơ
    Mỗi năm khoảng 30% tổng lượng kim loại trên thế giới mất đi do ăn mòn, thu hồi lại khoảng 20%, còn 10% coi như mất hoàn toàn. Và chi phí cho hoạt động chống ăn mòn là rất lớn. Ví dụ: Một năm ở Anh tiêu tốn cho việc chống ăn mòn hơn 200 triệu Sterling, ở Mỹ khoảng 6 tỉ USD, ở Đức là 3 tỉ Mác, ở Việt Nam trung bình 1,8 đến 4,5% GDP. Vì vậy nên các nước trên thế giới rất chú trọng vấn đề này.
    Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cơ cấu ăn mòn và các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đều mới chỉ tiến hành nghiên cứu trên lĩnh vực thực nghiệm. Trong khi khả năng ức chế ăn mòn của các hợp chất hữu cơ liên quan chặt chẽ với các tính chất lượng tử của phân tử. Và khi những mối quan hệ này được làm sáng tỏ, sẽ có tác dụng định hướng cho thực nghiệm trong việc tổng hợp những hợp chất có khả năng ức chế ăn mòn kim loại cao. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: " Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và khả năng ức chế ăn mòn kim loại của một số hợp chất hữu cơ".
    Việc nghiên cứu được tiến hành trên 5 dãy chất : Piridin (P) ; Quinolin ( Q); Oxađiazol (A); Hidrazon ( H ) và 1, 2, 4-Triazol (T) với các nhóm thế khác nhau, tại các vị trí khác nhau, theo cả hai phương pháp thực nghiệm đo khả năng ức chế ăn mòn và tính toán cấu trúc trên cơ sở hoá học lượng tử. Đồng thời nghiên cứu cấu trúc sản phẩm sinh ra khi phân tử các chất ức chế hấp phụ trên bề mặt kim loại, từ đó tính toán các thông số lượng tử cho các phức chất trên.
    Từ tất cả các thông số thu được, tiến hành xử lí hồi quy, tìm ra các phương trình định lượng mô tả sự phụ thuộc cũng như mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ức chế ăn mòn của các hợp chất hữu cơ.
    Với một khoảng thời gian không dài, kiến thức bản thân cũng còn nhiều hạn hẹp, vì vậy mà khoá luận này không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô để khoá luận được hoàn thiện hơn, bản thân em được bổ sung kiến thức. Và em cũng mong góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình nghiên cứu vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ăn mòn và chống ăn mòn kim loại.
    Kết cấu của đề tài bao gồm:
    Chương 1 : Ăn mòn và bảo vệ ăn mòn kim loại
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết các phương pháp hoá học lượng tử
     
Đang tải...