Tiểu Luận Nghiên cứu mô hình xã hội lý tưởng qua tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng từ thế kỉ X

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Nghiên cứu mô hình xã hội lý tưởng qua tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng từ thế kỉ XVI - XIX

    Mở đầu

    Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một tất yếu lịch sử. Nó là sự kế thừa

    có phê phán và khắc phục hạn chế của những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử tư tưởng

    nhân loại, qua các thời kỳ khác nhau. Có thể nói, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã có chiều

    dài lịch sử cùng với lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp.

    Biết bao thế hệ các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng ưu tú đã cống hiến, hy sinh cho lý

    tưởng nhân đạo, cho sự tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là những nhà không tưởng từ thế

    kỷ thứ XVI - XIX. Tư tưởng của các ông không chỉ phản ánh nguyện vọng chủ quan,

    thuần túy, lý tưởng, mà còn là quá trình tìm tòi chân lý, tìm tòi một mô hình xã hội lý

    tưởng để giải phóng nhân loại cần lao. Mô hình xã hội lý tưởng được các ông phác thảo

    ra thật sự chứa đựng những hạt kim cương lấp lánh mà trên cơ sở đó C.Mác,

    Ph.ăngghen, V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển, làm cho chủ nghĩa xã hội từ không

    tưởng đến khoa học.

    Ngày nay, khi chủ nghĩa xã hội tạm lâm vào thoái trào, kẻ thù đang tấn công

    hòng tiêu diệt các nướạcc xã hội còn lại, thì hơn lúc nào hết việc nghiên cứu những mô

    hình xã hội lý tưởng của các nhà không tưởng thế kỷ thứ XVI - XIX, thấy được những

    ưu điểm và hạn chế của nó là việc làm cần thiết để củng cố niềm tin sắt son vào chủ

    nghĩa xã hội.
    I. Mô hình xã hội lý tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ

    XVI - XVII

    1. Tô mát Mores

    * Về kinh tế, theo Morơ, xã hội của Không tưởng là một khối kinh tế thống nhất

    trên cơ sở chế độ công hữu cả về tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) lẫn tư liệu tiêu

    dùng, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng. Thành phố là trung tâm tổ chức trực tiếp

    sản xuất, ở đó, Nghị viện - cơ quan tối cao của nhà nước - tiến hành việc tổ chức sản

    xuất, kiểm kê và phân phối mọi sản phẩm, phân bố và điều tiết lao động từ lĩnh vực này

    sang lĩnh vực khác và làm công việc ngoại thương.

    Tế bào kinh tế cơ bản trong xã hội Không tưởng là gia đình. Mỗi gia đình làm

    một nghề thủ công nhất định. Gia đình - kinh tế ấy có thể có cả những người cùng và

    khác huyết thống. Những người cùng huyết thống có thể tham gia sản xuất ở nhiều gia

    đình - kinh tế khác nhau. Khi quy mô của một "gia đình - kinh tế" vượt quá nhu cầu thì

    Nhà nước chuyển lao động từ hộ này sang hộ khác. Hệ thống kinh tế bao trùm trong xã

    hội của Không tưởng là hệ thống thủ công nghiệp. Nghề thủ công là công việc chủ yếu

    trong hầu hết cuộc đời của người lao động.

    Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng nhưng là nghề nặng nhọc, do đó,

    lao động nông nghiệp là nghĩa vụ chung của mọi công dân. Mỗi công dân có nghĩa vụ

    lao động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) trong 2 năm thay phiên nhau. Chỉ đối với

    ai đặc biệt thích sống ở nông thôn thì mới được "chiếu cố" kéo dài thời gian. Vì thế,

    trong xã hội của Không tưởng không có nông thôn theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ có

    những trang trại do những người sống ở thành thị luân phiên nhau đến làm việc theo

    thời hạn, sau đó lại trở về với nghề thủ công chuyên môn của mình ở thành thị. Như

    vậy, thành thị là nơi cư trú chủ yếu của công dân, nơi điều hành cả sản xuất nông

    nghiệp. Có lẽ đây là tiền đề, xuất xứ của quan điểm từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa

    thành thị và nông thôn, là nét đặc sắc của nội dung chủ nghĩa cộng sản trong Không

    tưởng của Morơ.

    * Về xã hội: con người được giải phóng, kết hợp hài hòa giữa lao động và nghỉ

    ngơi, hoạt động khoa học, văn hóa và vui chơi giải trí (ngày lao động 6 giờ, ngủ 8 giờ,

    10 giờ sinh hoạt văn hóa, vui chơi, học tập, giải trí .).


    Phần kết luận



    Qua nghiên cứu mô hình xã hội lý tưởng qua tư tưởng của các nhà xã hội chủ

    nghĩa không tưởng từ thế kỷ thứ XVI - XIX có thể rút ra kết luận như sau:

    Một là, các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ thứ XVI - XIX đã phác thảo

    nên những mô hình về xã hội tương lai tốt đẹp. Đó là những hoài bão, những ước mơ,

    khát vọng nhằm giải phóng nhân loại cần lao. Lúc đầu nó chỉ là những ý tưởng nhưng

    dần dần cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người nó trở thành những học

    thuyết, hệ thống những quan điểm khá toàn diện về một mô hình xã hội mới tốt đẹp

    hơn. Mặc dù, những tư tưởng ấy còn nhiều hạn chế và mang tính chất không tưởng

    nhưng đó là những cơ sở lý luận quan trọng để những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác

    - Lênin kế thừa và phát triển, để các ông đặt những tư tưởng ấy trên cơ sở của khoa học

    và hiện thực, làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học.

    Hai là, mô hình xã hội lý tưởng trong tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa

    không tưởng không chỉ có ý nghĩa với đương đại mà càng có ý nghĩa hơn đối với sự

    nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà

    chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang tạm thời thoái trào và kẻ thù thì đang tấn công quyết

    liệt vào thành trì của các nước chủ nghĩa xã hội còn lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...