Thạc Sĩ Nghiên cứu mô hình và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tai mũi họng thông thường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Tôi chân thành cảm ơn đến với tất cả các thầy cô đã dạy dỗ tôi nên người.
    Tôi xin chân thành cảm ơn đảng úy, ban giám hiệu trường Đại Học Tây
    Nguyên. Bộ môn TMH, phòng sau đại học - trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo
    mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với PGS.TS Nguyễn Tấn Phong,
    GS.TS Đặng Tuấn Đạt đã tận tâm chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong học
    tập và nghiên cứu hoàn thành luận án này.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn:
    GS TS Trần Hữu Tuân, GS TS Trương Việt Dũng, GS TS Phan Ngọc Đính,
    PGS TS Nguyễn Tư Thế. PGS.TS Nguyễn Đình Phúc, PGS.TS Lương Minh
    Hương cùng bộ môn TMH trường Đại Học Y Hà Nội. GS.TS Lương Sỹ Cần,
    GS.TS Dương Đình Thiện, GS.TS Đào Ngọc Phong, PGS.TS Nguyễn Hoàng
    Sơn, PGS.TS Phạm Khánh Hòa, TS Trần Tố Dung, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài
    An, TS Võ Thanh Quang, TS Phan Văn Trọng. PGS.TS Chu Văn Thăng và
    khoa Y Tế cộng cộng, PGS.TS Phạm Thiện Ngọc, ThS.BS Nguyễn Ngọc Long,
    PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, TS Nguyễn Đăng Vững.
    Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: các trạm y tế xã Ea Tu, Cư Ebur, Ea Pok. Nhân
    viên y tế thôn buôn và nhân dân 3 buôn Ko Tam, Ea Sut, Dha Prong.
    Thấm đẫm trong tôi tình thương yêu nồng nàn và sâu lắng của gia tộc họ
    Phùng, Ông Bà nội, Ba Mạ, Má, vợ con, anh chị em tôi trong những năm
    tháng dài học tập. Đọng lại trong tôi là hình ảnh của người thân, đồng nghiệp
    và bạn bè gần xa đã quan tâm động viên tôi trong học tập và hoàn thành luận
    án. Cảm ơn sông Hiếu và nông trường Tây Hiếu nơi tôi sinh ra, lớn lên và
    luôn tắm mát tâm hồn tôi.
    Phùng Minh Lươngiii
    CHỮ VIẾT TẮT
    CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
    ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
    GSGC Gia súc gia cầm
    KAP Kiến thức – thái độ – thực hành
    NC Nghiên cứu
    NCCN Nghiên cứu cắt ngang
    NVYTTB Nhân viên y tế thôn bản
    TMH Tai Mũi Họng
    tp Thành phố
    TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khoẻ
    VH Viêm họng
    VHMT Viêm họng mạn tính
    VHCT Viêm họng cấp tính
    VM Viêm mũi
    VMCT Viêm mũi cấp tính
    VMMT Viêm mũi mạn tính
    VMDU Viêm mũi dị ứng
    VMX Viêm mũi xoang
    VX Viêm xoang
    VXCT Viêm xoang cấp tính
    VXMT Viêm xoang mạn tính
    VTG Viêm tai giữa
    VTGCT Viêm tai giữa cấp tính
    VTGMT Viêm tai giữa mạn tính
    VTGƯD Viêm tai giữa ứ dịch
    WHO Tổ chức y tế thế giới iv
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . I
    LỜI CẢM ƠN . II
    CHỮ VIẾT TẮT III
    DANH MỤC CÁC BẢNG VII
    DANH MỤC CÁC HÌNH . X
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . XII
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
    1.1. Lịch sử nghiên cứu 4
    1.1.1. Nghiên cứu các bệnh TMH tại cộng đồng trên thế giới . 4
    1.1.2. Nghiên cứu các bệnh TMH tại cộng đồng ở Việt Nam . 5
    1.2. Một số điểm về giải phẫu và sinh lý Tai Mũi Họng 7
    1.2.1. Giải phẫu và sinh lý Tai 9
    1.2.2. Giải phẫu và sinh lý Mũi Xoang . 13
    1.2.3. Giải phẫu và sinh lý Họng 22
    1.3. Các phương pháp thăm khám TMH 28
    1.3.1. Các phương pháp thăm khám thông thường TMH 28
    1.3.2. Khám nội soi TMH . 31
    1.3.3. Chẩn đoán hình ảnh Tai Mũi Họng . 33
    1.4. Nguyên lý chung về điều trị các bệnh TMH thông thường 37
    1.4.1. Các bệnh viêm tai xương chũm . 37
    1.4.2. Các bệnh viêm mũi xoang và viêm họng 39
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh TMH 41
    1.6. Một số biện pháp can thiệp giảm tỷ lệ bệnh TMH ở cộng đồng . 45
    1.6.1. Biện pháp can thiệp cộng đồng . 45
    1.6.2. Biện pháp can thiệp cá thể 45
    1.7. Dân tộc Ê Đê 46
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 47
    2.1. Địa điểm nghiên cứu 47
    2.2. Thời gian nghiên cứu 48 v
    2.3. Đối tượng nghiên cứu 48
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 48
    2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 48
    2.4.2. Giả thiết nghiên cứu 50
    2.4.3. Mẫu nghiên cứu 51
    2.4.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 56
    2.4.5. Các tiêu chuẩn chẩn đoán . 58
    2.4.6. Các biện pháp can thiệp phù hợp ở tuyến thôn bản . 69
    2.4.7. Phân tích xử lý số liệu 71
    2.4.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 71
    CHƯƠNG 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU . 73
    3.1. Mô hình bệnh Tai Mũi Họng 73
    3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 73
    3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh Tai Mũi Họng 74
    3.1.3. Mô hình các bệnh Tai Mũi Họng tại cộng đồng dân tộc Ê Đê . 75
    3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh Tai Mũi Họng tại cộng đồng 78
    3.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh TMH 78
    3.2.2. Các yếu tố liên quan với bệnh viêm tai giữa . 82
    3.2.3. Các yếu tố liên quan với từng bệnh viêm mũi, viêm xoang . 87
    3.2.4. Các yếu tố liên quan với viêm họng 96
    3.3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp phù hợp ở tuyến thôn bản 102
    3.3.1. Đánh giá nhận thức thái độ thực hành (KAP) của NVYTTB 102
    3.3.2. So sánh sự khác biệt giữa trước và sau tập huấn của NVYTTB 103
    3.3.3. Hiệu quả của biện pháp TTGDSK tại cộng đồng . 104
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 108
    4.1. Mô hình bệnh Tai Mũi Họng thông thường tại cộng đồng 108
    4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu . 108
    4.1.2. Tỷ lệ bệnh Tai Mũi Họng thông thường tại cộng đồng . 109
    4.1.3. Mô hình các bệnh TMH tại cộng đồng dân tộc Ê Đê 112
    4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh Tai Mũi Họng 124
    4.2.1. Yếu tố kinh tế . 124
    4.2.2. Yếu tố mắc bệnh TMH theo ảnh hưởng của khói thuốc lá 124
    4.2.3. Yếu tố mùa . 126
    4.2.4. Yếu tố giới 127 vi
    4.2.5. Yếu tố tuổi 128
    4.2.6. Yếu tố liên quan từ bếp nấu bằng củi trong nhà ở . 130
    4.2.7. Yếu tố chăn thả GSGC dưới sàn nhà ở, trong sân với bệnh TMH . 130
    4.2.8. Yếu tố ô nhiễm môi trường đến bệnh TMH 131
    4.2.9. Các yếu tố liên quan với bệnh viêm tai giữa . 132
    4.2.10. Các yếu tố liên quan với viêm mũi xoang . 136
    4.2.11. Các yếu tố liên quan với viêm họng 139
    4.3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp phù hợp tại tuyến thôn bản 140
    4.3.1. So sánh hiệu quả giữa trước và sau tập huấn của NVYTTB 142
    4.3.2. Đánh giá hiệu quả của TTGDSK với người dân trong cộng đồng . 144
    KẾT LUẬN 151
    1. Mô hình bệnh Tai Mũi Họng thông thường 151
    1.1. Tỷ lệ mắc bệnh Tai Mũi Họng thông thường tại cộng đồng 151
    2. Các yếu tố liên quan đến các bệnh tai mũi họng tại cộng đồng 151
    3. Hiệu quả của biện pháp can thiệp phù hợp tại thôn buôn 152
    3.1. Đánh giá KAP của nhân viên y tế thôn bản 152
    3.2. Hiệu quả của biện pháp TTGDSK tại cộng đồng . 152
    ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TMH . 153
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
    CỦA LUẬN ÁN 154
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .
    VÀ BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 155
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
    PHỤ LỤC 175 vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
    Bảng 2.1. Danh sách các cá thể chọn vào NCCN mô hình bệnh TMH 52
    Bảng 2.2. Danh sách chọn cá thể NC các yếu tố liên quan tới bệnh TMH 55
    Bảng 2.3. Công thức tính OR 71
    Bảng 3.1. Tỷ lệ giới tính của ĐTNC 73
    Bảng 3.2. Tỷ lệ các nhóm tuổi 73
    Bảng 3.3. Đặc điểm kinh tế hộ gia đình 73
    Bảng 3.4. Nghề nghiệp của ĐTNC 74
    Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc bệnh TMH 74
    Bảng 3.6. Các bệnh viêm tai giữa 75
    Bảng 3.7. Tỷ lệ các bệnh viêm mũi xoang 76
    Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh Viêm họng – viêm Amiđan 77
    Bảng 3.9. Tỷ lệ viêm VA mạn tính 77
    Bảng 3.10. Tỷ lệ các nhóm bệnh Tai giữa, Mũi Xoang và Họng 77
    Bảng 3.11. So sánh hộ nghèo và hộ đủ ăn với bệnh TMH 78
    Bảng 3.12. Yếu tố mắc bệnh TMH theo ảnh hưởng của khói thuốc lá 78
    Bảng 3.13. So sánh sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa của bệnh TMH 79
    Bảng 3.14. So sánh sự khác biệt giữa nam và nữ ở bệnh TMH 79
    Bảng 3.15. So sánh sự khác biệt giữa các nhóm tuổi ở bệnh TMH 80
    Bảng 3.16. Yếu tố liên quan từ bếp nấu bằng củi trong nhà ở 80
    Bảng 3.17. Yếu tố chăn thả GSGC dưới sàn nhà ở và trong sân 81
    Bảng 3.18. Yếu tố liên quan ô nhiễm môi trường sống 81
    Bảng 3.19. So sánh bệnh viêm tai giữa cấp theo tuổi 82
    Bảng 3.20. So sánh bệnh viêm tai giữa cấp tính theo giới 82
    Bảng 3.21. So sánh bệnh VTGMT thủng nhĩ theo giới 83
    Bảng 3.22. So sánh bệnh VTGMT thủng nhĩ theo tuổi 84 viii
    Bảng 3.23. So sánh bệnh VTGƯD theo mùa 84
    Bảng 3.24. So sánh bệnh VTGƯD theo giới 85
    Bảng 3.25. So sánh bệnh viêm tai giữa ứ dịch theo tuổi 85
    Bảng 3.26. Yếu tố nguy cơ VA tới bệnh VTGƯD 86
    Bảng 3.27. Yếu tố nguy cơ viêm mũi xoang với bệnh VTGƯD 86
    Bảng 3.28. Yếu tố nguy cơ viêm họng với VTGƯD 87
    Bảng 3.29. Yếu tố nguy cơ viêm amiđan với VTGƯD 87
    Bảng 3.30. Đặc điểm các bệnh viêm mũi 87
    Bảng 3.31. So sánh bệnh viêm mũi cấp tính theo mùa 88
    Bảng 3.32. So sánh bệnh viêm mũi cấp tính theo tuổi 89
    Bảng 3.33. So sánh đặc điểm mắc viêm mũi mạn tính theo mùa 89
    Bảng 3.34. So sánh bệnh viêm mũi mạn tính theo giới 89
    Bảng 3.35: So sánh bệnh viêm mũi mạn tính theo tuổi 90
    Bảng 3.36. So sánh bệnh VMDƯ theo mùa 90
    Bảng 3.37. So sánh viêm mũi dị ứng theo nhóm tuổi 91
    Bảng 3.38. So sánh bệnh VMDƯ theo giới 91
    Bảng 3.39. So sánh bệnh viêm xoang cấp tính theo giới 92
    Bảng 3.40. Đặc điểm các bệnh viêm xoang mạn tính 92
    Bảng 3.41. So sánh đặc điểm bệnh VXMT theo mùa 93
    Bảng 3.42. So sánh đặc điểm bệnh VXMT theo giới 93
    Bảng 3.43. So sánh bệnh VXMT theo tuổi 94
    Bảng 3.44. So sánh bệnh viêm mũi xoang theo mùa 95
    Bảng 3.45. So sánh bệnh viêm mũi xoang theo giới 95
    Bảng 3.46. So sánh bệnh viêm mũi xoang theo tuổi 96
    Bảng 3.47. So sánh bệnh viêm họng cấp tính theo giới 97
    Bảng 3.48. So sánh bệnh viêm họng cấp tính theo tuổi 97 ix
    Bảng 3.49. So sánh bệnh viêm họng mạn tính theo giới 98
    Bảng 3.50. So sánh bệnh viêm họng mạn tính theo tuổi 98
    Bảng 3.51. So sánh bệnh viêm amiđan mạn tính theo mùa 98
    Bảng 3.52. So sánh bệnh viêm amiđan mạn tính theo tuổi 100
    Bảng 3.53. So sánh bệnh viêm amiđan mạn tính theo giới 100
    Bảng 3.54. So sánh bệnh VA mạn tính theo giới 101
    Bảng 3.55. So sánh theo nhóm tuổi 101
    Bảng 3.56. So sánh hiệu quả điều trị bệnh VTGUD trước và sau can thiệp 102
    Bảng 3.57. Khảo sát trình độ của NVYTTB 103
    Bảng 3.58. Đánh giá CSSKBĐ các bệnh TMH của 2 nhóm NVYTTB 103
    Bảng 3.59. Cần thiết đưa bệnh TMH vào chương trình đào tạo NVYTTB 103
    Bảng 3.60. So sánh trước và sau tập huấn về triệu chứng của VMX 104
    Bảng 3.61. So sánh trước và sau tập huấn về biến chứng của VMX 104
    Bảng 3.62. So sánh trước và sau tập huấn về xử trí với bệnh VMX 104
    Bảng 3.63. So sánh kiến thức về bệnh TMH 105
    Bảng 3.64. So sánh nhận thức về phòng bệnh TMH 105
    Bảng 3.65. So sánh thái độ với tác hại của bệnh TMH 105
    Bảng 3.66. So sánh thái độ xử lý khi bị bệnh TMH 106
    Bảng 3.67. Hiệu quả điều trị của TTGDSK với tỷ lệ bệnh TMH 106
    Bảng 3.68. Vi khí hậu 2008 – 2009 tại địa điểm NC 106
    Bảng 3.69. Chất lượng môi trường không khí tại Ea Tu và Cư Mgar 107
    Bảng 3.70. So sánh môi trường không khí với Nam Sơn (Hà Nội) 108 x
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Trang
    Hình 1.1. Vòm mũi họng 8
    Hình 1.2. Hình ảnh tai giữa 12
    Hình 1.3. Sơ đồ giải phẫu – chức năng hố mũi – niêm mạc mũi 15
    Hình 1.4. Cấu tạo của cơ quan khứu giác 16
    Hình 1.5. Hệ thống tế bào sàng 17
    Hình 1.6. Hệ thống xoang trước và phức hợp lỗ ngách 17
    Hình 1.7. Xoang hàm và các cấu trúc liên quan 18
    Hình 1.8. Sơ đồ vận chuyển niêm dịch của hệ thống xoang 21
    Hình 1.9. Họng miệng 25
    Hình 1.10. Họng thanh quản 26
    Hình 1.11. Soi bóng mờ 29
    Hình 1.12. Hình ảnh soi mũi trước 30
    Hình 1.13. Hình ảnh màng nhĩ bình thường 31
    Hình 1.14. Phim Schuller 34
    Hình 1.15. Tư thế Blondeau 34
    Hình 1.16. Tư thế Hirtz 35
    Hình 1.17. Tư thế Axial 35
    Hình 1.18. Tư thế Coronal 35
    Hình 1.19. Tư thế Coronal 36
    Hình 1.20. Phim Coronal 36
    Hình 1.21. Tư thế Axial 37
    Hình 1.22. Phim Axial 37
    Hình 1.23. Đặt ống thông khí 38
    Hình 1.24. Chích rạch màng nhĩ 39
    Hình 2.1. Sơ đồ cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn 50 xi
    Hình 2.2. Sơ đồ cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn 53
    Hình 2.3. Sơ đồ nội soi mũi chẩn đoán của Stammberger 57
    Hình 2.4. Hình ảnh màng nhĩ trong VTGƯD 57
    Hình 2.5. Hình ảnh thủng màng nhĩ 58
    Hình 2.6. Máy đo nhĩ lượng 60
    Hình 2.7. Máy đo nhĩ lượng cầm tay OTOflex 10 60
    Hình 2.8. Máy soi tai cầm tay Otoscope 61
    Hình 2.9. Máy nội soi Tai Mũi Họng VH6 61
    Hình 2.10. Các dạng thường gặp của nhĩ đồ 62
    Hình 2.11. Phân loại nhĩ đồ của Nguyễn Tấn Phong 63 xii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    Trang
    Biểu đổ 3.1. Biểu đổ đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng NC 74
    Biểu đổ 3.2. Biểu đổ tỷ lệ mắc bệnh Tai Mũi Họng 75
    Biểu đổ 3.3. Biểu đổ đặc điểm bệnh viêm mũi xoang 76
    Biểu đổ 3.4. Biểu đổ đặc điểm bệnh VTGMT thủng nhĩ 83
    Biểu đổ 3.5. Biểu đổ tỷ lệ mắc VTGƯD theo mùa 85
    Biểu đổ 3.6. Biểu đổ đặc điểm bệnh viêm mũi mạn tính 89
    Biểu đổ 3.7. Biểu đổ đặc điểm mắc bệnh VXMT theo mùa 92
    Biểu đổ 3.8. Biểu đổ đặc điểm mắc bệnh VXMT theo giới ở mùa mưa 94
    Biểu đổ 3.9. Biểu đổ tỷ lệ mắc viêm họng cấp tính theo mùa 96
    Biểu đổ 3.10. Biểu đổ tỷ lệ bệnh VHMT theo nhóm tuổi 99
    Biểu đổ 3.11. Biểu đổ tỷ lệ mắc viêm amiđan mạn tính theo mùa 99
    Biểu đổ 3.12. Biểu đổ tỷ lệ mắc VA mạn tính theo mùa 101
    Biểu đổ 3.13. Biểu đồ vi khí hậu năm 2008 tại địa điểm NC 106
    Biểu đổ 3.14. Biểu đồ vi khí hậu năm 2009 tại địa điểm NC 106 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tai Mũi Họng là bệnh phổ biến ở nước ta do các yếu tố ảnh hưởng của
    khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, do ô nhiễm môi trường không khí và ảnh
    hưởng của biến đổi khí hậu đang gia tăng. Phong tục tập quán của đồng bào
    dân tộc như chăn thả gia súc gia cầm xung quanh nhà ở, nhận thức vệ sinh
    phòng bệnh thấp đã làm bệnh Tai Mũi Họng trong cộng đồng gia tăng.
    Các bệnh viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm họng là những bệnh thường
    gặp ở cộng đồng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vệ sinh môi trường kém
    và nhất là ở các nước chậm phát triển. Từ trước tới nay đã có nhiều công trình
    nghiên cứu mô hình bệnh Tai Mũi Họng ở cộng đồng: tại Đức viêm xoang
    mạn tính ở cộng đồng rất cao, khoảng 5% cộng đồng dân cư. Tần xuất viêm
    mũi xoang mạn tính ở châu Âu ước tính 5% và số lần khám bệnh do viêm
    xoang cấp tính gấp 2 lần viêm xoang mạn tính [8]. Ở Hoa Kỳ trong thập niên
    gần nhất, viêm mũi xoang tăng lên. Năm 1997 ở Hoa Kỳ viêm xoang trong
    cộng đồng là 15%, thiệt hại hàng năm khoảng 2,4 tỉ đôla [11], [22], [31].
    Tại Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu bệnh Tai Mũi Họng ở
    cộng đồng: năm 1997, Đặng Hoàng Sơn nghiên cứu 3300 trẻ ở Củ Chi viêm
    tai giữa mạn tính 6,86%, viêm tai giữa ứ dịch 7,1% [50]. Năm 2001, Trần
    Duy Ninh nghiên cứu tại vùng dân tộc miền núi 7 tỉnh phía Bắc ở cộng đồng
    với bệnh Tai Mũi Họng rất cao 63,61%. Năm 2004, Nguyễn Văn Thanh ở Bà
    Rịa Vũng Tàu, bệnh Tai Mũi Họng 91% [58].
    Riêng bệnh Tai Mũi Họng trong dân tộc Ê Đê chưa có công trình nào.
    Các yếu tố ảnh hưỏng tới mô hình bệnh Tai Mũi Họng bao gồm các
    yếu tố nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, vệ sinh môi trường kém, nước
    thải, rác thải không được thu gom xử lý. Ô nhiễm không khí trong nhà, lao
    động nặng nhọc trong điều kiện tồi tàn, lạc hậu, ô nhiễm. Những thay đổi về 2
    vi khí hậu nơi ở, nơi làm việc có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất lao
    động, gây các bệnh theo mùa, thời tiết.
    Ô nhiễm không khí nơi ở, nơi làm việc, xử lý chất thải, thải ra khói bụi, hơi
    khí độc, các loại vi khuẩn nấm mốc gây bệnh làm gia tăng các bệnh.
    Chỗ ở là môi trường trực tiếp bảo vệ sức khỏe cá nhân cả ba mặt thể chất tinh
    thần và xã hội. Người nghèo ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém, ô nhiễm, thiếu
    nước sạch, không xử lý phân rác, dễ mắc các bệnh Tai Mũi Họng.
    Biến động khí hậu thời tiết do môi trường suy thoái, khai thác tài nguyên cạn
    kiệt, làm thay đổi môi trường sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học. Sự suy
    giảm tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, thảm họa thiên nhiên ngày càng ảnh
    hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng.
    Một số tộc người nhất định có nguy cơ bị viêm tai giữa rất cao. 8% thổ dân da
    đỏ ở Mỹ và 12% người Eskimo bị viêm tai giữa. Giải phẫu và chức năng của
    vòi nhĩ có vai trò quan trọng đối với tỉ lệ viêm tai giữa. Vòi nhĩ rộng và có độ
    mở lớn hơn ở những quần thể này khiến họ dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn
    thường gặp của viêm tai giữa.
    Việc đưa ra các biện pháp phòng phơi nhiễm với các tác nhân độc hại
    như hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói, bụi như cải tạo hệ thống thông gió,
    mang khẩu trang khi làm việc cũng hạn chế, giảm nhẹ đáng kể tỷ lệ mắc và
    tần số mắc các bệnh đường hô hấp nói chung và hạn chế bệnh Tai Mũi Họng
    nói riêng.
    Chuyên ngành Tai Mũi Họng nước ta trong thập niên trở lại đây đã có
    những bước phát triển nhảy vọt cả về mặt trang thiết bị kỹ thuật cũng như
    phương pháp điều trị hiện đại làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lý Tai Mũi
    Họng nói chung. Tuy nhiên cùng với sự phát triển công nghiệp hóa và giao
    thông đã làm gia tăng mạnh mẽ các yếu tố ảnh hưởng môi trường kết hợp với
    các điều kiện sống và những tập tục của đồng bào dân tộc ít người đã làm gia 3
    tăng các bệnh Tai Mũi Họng ở cộng đồng. Hiện nay chưa có công trình
    nghiên cứu về tìm các biện pháp can thiệp hiệu quả các bệnh Tai Mũi Họng ở
    tuyến thôn bản để giảm tỷ lệ các bệnh Tai Mũi Họng thông thường. Việc tìm
    các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh Tai Mũi Họng và áp dụng các biện pháp can
    thiệp để giảm mắc bệnh Tai Mũi Họng ở cộng đồng là rất cần thiết.
    Trên thực tế ở nước ta Tai Mũi Họng đang được phát triển về các kỹ
    thuật về thăm khám và điều trị. Tuy nhiên những tiến bộ này đa số chỉ có ở
    các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế .
    Ở Tây Nguyên và nhiều vùng nông thôn của Việt Nam việc áp dụng các
    tiến bộ còn hạn chế do thiếu nhân lực và tiềm lực y tế để chăm sóc sức khỏe
    ban đầu cho cộng đồng trong lĩnh vực Tai Mũi Họng. Việc chẩn đoán và điều
    trị bệnh Tai Mũi Họng tại tuyến thôn bản đang là mảng trắng nhất là tại các
    vùng cao, miền núi.
    Việc xác định các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới bệnh tật của cộng đồng sẽ
    là cơ sở tin cậy cho việc lập kế hoạch can thiệp nhằm hạn chế loại bỏ các yếu
    tố nguy cơ, sẽ góp phần giảm tỷ lệ bệnh Tai Mũi Họng của cộng đồng.
    Việc áp dụng đồng thời máy nội soi Tai Mũi Họng và máy đo nhĩ lượng để
    nghiên cứu về mô hình bệnh Tai Mũi Họng ở cộng đồng của nước ta, các yếu
    tố ảnh hưởng tới bệnh Tai Mũi Họng cũng như tìm ra các biện pháp can thiệp
    phù hợp ở tuyến thôn bản đối với các bệnh Tai Mũi Họng hiện chưa có công
    trình nào tiến hành.
    Bởi vậy nghiên cứu này của chúng tôi nhằm các mục tiêu sau đây:
    1/ Mô tả mô hình bệnh Tai Mũi Họng của dân tộc Ê Đê – Tây Nguyên.
    2/ Mô tả một số yếu tố liên quan tới bệnh Tai Mũi Họng.
    3/ Đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp phù hợp tại tuyến thôn bản.
    Trên cơ sở 3 mục tiêu trên, đề xuất một số biện pháp phòng bệnh Tai Mũi
    Họng. 4
    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. Lịch sử nghiên cứu
    1.1.1. Nghiên cứu các bệnh TMH tại cộng đồng trên thế giới
    - Năm 1987, Giles M [109] nghiên cứu (NC) tỷ lệ mắc viêm tai giữa (VTG) ở
    Maori (New Zealand) ở trẻ em sống ở Maori.
    - Năm 1987, Julien và Baxter [122]: 78% trẻ Inuit và 12% trẻ Cree có dấu
    hiệu VTG.
    - Năm 1991, NC VTG ở Hàn Quốc của Kim C.S [132]: VTG 2,85%, viêm tai
    giữa cấp tính (VTGCT) 0,02%, viêm tai giữa ứ dịch (VTGUD) 0,06%, viêm
    tai giữa mạn tính (VTGMT) 2,19%, Nam 3,10%, Nữ 2,61%.
    - Năm 1996, Min YG [142] NC viêm mũi xoang (VMX) ở Hàn Quốc: viêm
    mũi dị ứng (VMDU) 1,14%, viêm xoang mạn tính (VXMT) 1,01%.
    - Năm 1996, NC VTG ở 591 trẻ em Inuit (Greenland) của Homoe P,
    Christensen RB [121]: VTGMT 6,8% ở Nuuk và 11,7% ở Sisimiut, viêm tai
    giữa cấp tính (VTGCT) 1.5% - 0.4%, VTGƯD: 23.0% và 28.2%.
    - Năm 1997, Saim [155] điều tra 1097 trẻ từ 5-6 tuổi VTGƯD 13, 8%.
    - Năm 1998, Marcgisio [141] NC 3413 trẻ từ 5-7 tuổi ở Italia, VTGƯD
    14,2%.
    - Năm 2000, Rhuston [154] NC 6000 trẻ 6-7 tuổi ở Hongkong, VTGƯD
    5,3%.
    - Năm 2002, NC VTG ở người cao tuổi (>60 tuổi) Thái Lan của Bunnag
    Chaweewan [83]: viêm tai (VT) 16,3%, viêm tai ngoài 12,5 %, VTG 2,7 %.
    - Năm 2004, Bluestone C.D [79] NC VTGMT ở Inuit (Alaska) 30 – 46%,
    Inuit (Canada) 7- 31 %, Inuit (Greenland) 7-12%, thổ dân Úc 12- 33%, thổ
    dân da đỏ 4 - 8%. Năm 2005, Hannaford PC [117]: bệnh tai mũi họng (TMH)
    trong cộng đồng ở Scotland: 20% giảm nghe, 20% ù tai, 13 – 18% VMDU,
    31% viêm họng cấp tính (VHCT).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...