Luận Văn nghiên cứu mô hình sản xuất và các giải pháp cải thiện điều kiện môi trường làng nghề sản xuất sắt t

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    nghiên cứu mô hình sản xuất và các giải pháp cải thiện điều kiện môi trường làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội
    ĐẶT VẤN ĐỀ​​
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Ở Nước ta hiện nay, với gần 80% dân số hoạt động nông nghiệp và sống ở nông thôn, với mức sống và thu nhập thấp, tỷ lệ sinh đẻ cao, quỹ đất canh tác nông nghiệp vốn thấp lại đang bị thu hẹp dần đã và đang tạo ra sức ép về môi trường và hệ sinh thái. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm hoá chất công nghiệp đang là những vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết ngay, một trong những vấn đề bức xúc và quan trọng nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Trong những năm qua nhất là từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế đến nay. Sự mở rộng và phát triển sản xuất ở các làng nghề đã đem lại kết quả không thể phủ nhận. Đó là sự tạo ra công ăn việc làm cho người dân, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đồng thời duy trì bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế và mở rộng quy mô sản xuất làng nghề là sự gia tăng về ô nhiễm môi trường. Với loại hình sản xuất chủ yếu là thủ công, thiết bị công nghệ cũ kỹ lạc hậu, việc sản xuất lại tập trung chủ yếu ở các khu dân cư đông đúc nên các chất thải ở các làng nghề đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Có thể nói rằng, vấn đề ô nhiễm môi trường trong các làng nghề hiện nay là rất nghiêm trọng: Các chất thải rắn, lỏng khí từ trong quá trình sản xuất không được thu gom xử lý, thải bừa bãi ra môi trường xung quanh đã làm ô nhiễm môi trường sống và môi trường sản xuất.Việc mở rộng quy mô sản xuất và khai thác đất làm nguyên liệu cho sản xuất dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp một cách nhanh chóng. Hơn nữa ở một số nơi quy mô sản xuất đã vượt quá sức chịu đựng của môi trường .
    Hiện nay vấn đề môi trường ở các làng nghề vẫn chưa được quan tâm đúng mức bởi các cấp có thẩm quyền, các công trình khoa học đang tập trung vào nghiên cứu vấn đề môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị tâp trung và cho rằng vấn đề môi trường ở nông thôn còn chưa quá trầm trọng. Mặt khác vấn đề môi trường hiện nay ở các làng nghề ít được qua tâm bởi vì trình độ dân chí người dân ở các nơi này còn rất hạn chế, họ không hiểu biết nhiều vấn đề môi trường, các phương án bảo vệ môi trường thích hợp, vì họ phải dành phần lớn thời gian cho việc kiếm sống. Chính vì vậy vấn đề môi trường các làng nghề ở nước ta hiện nay vẫn đang tồn tại và ngày càng trầm trọng hơn.
    Nằm cạnh trục đường quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 20 km làng nghề Đa Hội có nhiều thuận lợi để tiếp cận với trung tâm kinh tế văn hoá thủ đô. Tuy vậy nền kinh tế Đa Hội vẫn mang đậm nét của nông thôn Việt Nam đó là nền văn minh lúa nước. Đa Hội là làng có diện tích đất hẹp, đông dân, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ngày càng giảm chính điều này nó đã thúc đẩy sự phát triển của nghề sắt thép. Ngay từ khi xuất hiện, nghề sản xuất sắt thép đã mang lại những nguồn lợi chính, cải thiện đời sống nhân dân. Nhưng cùng với sự phát triển của nghề thì tác động của hoạt động là không nhỏ đến môi trường và điều kiện sống của dân cư. Và chính những tác động này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dần dần trở thành cản trở cho sự phát triển cộng đồng. Vì vậy việc nghiên cứu các mô hình sản xuất, những tác động tích cực và tiêu cực của nghề sắt thép Đa Hội tới môi trường và cuộc sống cộng đồng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện môi trường, hướng sự phát triển Đa Hội tới sự phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Đó là lý do chính để tôi chọn đề tài “nghiên cứu mô hình sản xuất và các giải pháp cải thiện điều kiện môi trường làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.


    MỤC TIÊU.
    Luận văn được thực hiện với mục tiêu khảo sát sơ bộ mô hình sản xuất, các tác động tích cực và tiêu cực của việc sản xuất sắt thép của làng nghề Đa Hội. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện điều kiện môi trường, đồng thời hướng sự phát triển của Đa Hội tới sự phát triển bền vững.
    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh tế và vấn đề môi trường ở làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội – xã Châu Khê - huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
    NHIỆM VỤ CỤ THỂ.
    Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
    § Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Chương này đề cập khái niệm làng nghề; vấn đề môi trường trong các làng nghề; và các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài.
    § Chương 2: Giới thiệu về làng nghề Đa Hội, hiện trạng môi trường trong làng nghề
    § Chương 3: Phân tích chi phí – lợi ích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất sắt thép của làng nghề Đa Hội .
    § Chương 4: Nêu ra các căn cứ từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nhằm hướng sự phát triển của Đa Hội theo hướng bền vững.
     
Đang tải...