Luận Văn Nghiên cứu mô hình rủi ro tín dụng của takashi shibata và tetsuya yamada, lượng hóa và gia tăng vùng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt đề tài
    Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu
    Các doanh nghiệp hiện nay luôn hoạt động với guồng quay không ngừng và đôi lúc họ
    gặp phải những khó khăn của riêng mình tuy nhiên họ lại không xác định được đây là khó
    khăn tạm thời hay là khó khăn sẽ dẫn đến phá sản. Và thực sự họ không biết họ đang hoạt
    động ở đâu tiệm cận hay là đã rơi vào tình trạng sẵn sàng phá sản rồi. Đôi khi chúng ta
    không thể lượng hóa sự phá sản đó một cách cụ thể mà chỉ đi vào cảm tính dựa vào trực
    giác của nhà quản lý. Chính vì lý do đó nên đề này này muốn tập trung vào việc lượng
    hóa ngưỡng phá sản của một doanh nghiệp và từ đó tìm cách gia tăng những “vùng đệm”
    để làm cho doanh nghiệp an toàn hơn với ngưỡng phá sản của chính mình.
    Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu này dựa trên mô hình của Takashi Shibata và Tetsuya Yamada về vấn
    đề rủi ro tín dụng của ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ cho vay các doanh
    nghiệp có nguy cơ phá sản. Mô hình này dựa vào lý thuyết trò chơi lựa chọn thực ( game-
    theoretic real options ) để tìm ra thời điểm, chiến lược tốt nhất cho mỗi ngân hàng khi
    phải đối mặt với tình trạng phá sản của một doanh nghiệp và xa hơn nữa là ngưỡng thanh
    lý của chính doanh nghiệp đó. Từ mô hình này chúng ta có thể xác định được thời điểm
    phá sản - thanh lý của một doanh nghiệp dựa trên sự lựa chọn tốt nhất của cổ đông hay
    của ngân hàng khi đứng trước nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.
    Nội dung nghiên cứu
    1. Nghiên cứu mô hình rủi ro tín dụng của Takashi Shibata và Tetsuya Yamada.
    2. Kiểm định tính đúng đắn của mô hình trong trường hợp của Việt Nam.
    3. Xác định và làm gia tăng những vùng đệm để tránh cho sự phá sản của doanh nghiệp
    xẩy ra.




    2
    Đóng góp của để tài
    Đề tài này sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được ngưỡng phá sản của chính mình từ đó
    đưa ra các giải pháp dựa trên vùng đệm của chính mình để nhằm tránh xa ngưỡng phá sản
    hay giúp các doanh nghiệp đang khó khăn tìm ra những giải pháp cho chính mình.
    Hướng phát triển của đề tài
    Nếu dựa trên mô hình của Takashi Shibata và Tetsuya Yamada thì đề tài này chỉ khai
    thác được một phần nhỏ trong một cấu trúc rộng lớn của bài nghiên cứu của hai ông. Còn
    một mảng chúng ta có thể tìm kiếm và khai thác thêm đó chính là giá trị nợ và giá trị vốn
    cổ phần sẽ như thế nào và việc định lượng của nó ra sao khi doanh nghiệp dần dần lâm
    vào suy thoái hay khó khăn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...