Tiến Sĩ Nghiên cứu mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại quận Hoàng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2013


    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ
    Danh mục các sơ đồ
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1 Thực trạng tàn tật, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng của người tàn tật
    1.1.1 Tình hình người tàn tật
    1.1.2 Tình hình phục hồi chức năng của người tàn tật
    1.1.3 Tình hình chăm sóc sức khỏe người tàn tật
    1.1.4 Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng của người tàn tật
    1.1.5 Các hình thức cung cấp dịch vụ cho người tàn tật
    1.2 Một số mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người tàn tật
    1.2.1 Cơ sở lý luận của mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe và PHCN cho người tàn tật
    1.2.2 Một số mô hình quản lý, CSSK và PHCN cho người tàn tật.

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
    2.1.2 Chất liệu nghiên cứu
    2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
    2.1.4 Thời gian nghiên cứu
    2.2 Phương pháp nghiên cứu
    2.2.1 Nghiên cứu mô tả cắt ngang
    2.2.2 Nghiên cứu can thiệp cộng đồng
    2.2.3 Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin
    2.2.4 Công cụ thu thập thông tin
    2.2.5 Nội dung các bước tiến hành nghiên cứu
    2.2.6 Các hoạt động của mô hình can thiệp
    2.2.7 Công tác đảm bảo cho hoạt động của mô hình
    2.2.8 Triển khai mô hình can thiệp
    2.2.9 Đánh giá hiệu quả can thiệp của mô hình
    2.2.10 Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
    2.3 Xử lý số liệu
    2.4 Biện pháp khống chế sai số
    2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
    2.6 Tổ chức nghiên cứu

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    3.1 Thực trạng tàn tật, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng của người tàn tật tại quận Hoàng Mai, Hà Nội (2009-2010)
    3.1.1 Một số đặc điểm về người tàn tật
    3.1.2 Tình trạng sức khỏe và tàn tật
    3.2 Xây dựng và thử nghiệm mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại quận Hoàng Mai, Hà Nội (2010-2011)
    3.2.1 Xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
    3.2.2 Kết quả hoạt động của mô hình sau thời gian can thiệp
    3.2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình sau thời gian can thiệp

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

    4.1 Thực trạng tàn tật, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng của người tàn tật tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
    4.1.1 Một số đặc điểm về người tàn tật
    4.1.2 Tình trạng sức khỏe và tàn tật
    4.2 Xây dựng và thử nghiệm mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
    4.2.1 Xây dựng mô hình can thiệp
    4.2.2 Các hoạt động của mô hình
    4.2.3 Hiệu quả của mô hình quản lý, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại quận.
    4.2.4 Một số ưu điểm, hạn chế và khả năng duy trì của mô hình
    KẾT LUẬN
    KIẾN NGHỊ
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Theo ước tính tỷ lệ người tàn tật trên thế giới chiếm khoảng 10% dân số, trong đó trên 340 triệu người ở các nước đang phát triển và hơn 98% người tàn tật không được quan tâm [33], [148]. Con số này ngày càng gia tăng, dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2025 số người tàn tật vừa và nặng ở những nước kém phát triển sẽ lên tới 573 triệu người (năm 1992 là 290 triệu người, trung bình mỗi năm tăng 8,5 triệu người) [146]. Tàn tật và ảnh hưởng của tàn tật đến sự phát triển của xã hội, cộng đồng đang là vấn đề nan giải và là vấn đề mang tính toàn cầu.
    Ở Việt Nam, ước tính khoảng 80% người tàn tật sống tại cộng đồng không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế phục hồi chức năng [33], [82]. Hiện nay, theo số liệu của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ước tính cả nước có khoảng 6,7 triệu người tàn tật chiếm khoảng 6,3% dân số với các dạng tàn tật và nhiều nguyên nhân gây tàn tật khác nhau [10].
    Tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, nghiên cứu thực trạng (2005) cho thấy tỷ lệ mắc tàn tật tại quận là 9,5%; tỷ lệ người tàn tật có nhu cầu phục hồi chức năng là 17,0% [58]. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã được triển khai tại quận, nhưng các hoạt động triển khai chủ yếu là tuyên truyền, phục hồi chức năng lồng ghép với hoạt động của một số chương trình y tế nên kết quả còn hạn chế, chỉ mới đáp ứng phục hồi chức năng cho khoảng 20% người tàn tật có nhu cầu. Việc chăm sóc sức khỏe người tàn tật có được quan tâm nhưng chỉ thực hiện lồng ghép vào một số các hoạt động như khám, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho đối tượng đặc biệt, hoặc khám trong chương trình từ thiện nhân đạo .
    Cũng như mọi người bình thường khác, người tàn tật luôn có nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ, thậm chí còn có nhu cầu cao hơn và còn có thêm nhu cầu phục hồi chức năng. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống của người tàn tật đang gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe (ngay cả với các dịch vụ y tế thiết yếu nhất). Các khó khăn này bao gồm: tuyến y tế cơ sở (từ tuyến huyện trở xuống) chưa có mô hình chăm sóc sức khỏe người tàn tật một cách cụ thể và thống nhất, chưa có đầy đủ và sẵn sàng các dịch vụ thích hợp; nhân viên y tế và cán bộ chuyên trách phục hồi chức năng chưa được đào tạo đầy đủ về chăm sóc sức khỏe người tàn tật; đối với các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương, khả năng chi trả của người tàn tật cho các dịch vụ y tế luôn vượt quá khả năng của họ, điều kiện đi lại khó khăn
    Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tuy đã có nhiều nghiên cứu về người tàn tật và chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nhưng hầu hết mới chỉ tập trung vào lĩnh vực phục hồi chức năng như chiến lược phát triển [14], [54], [60], [125], [138]; kinh nghiệm thực hiện chương trình [7], [57], [59], [128]; nguồn kinh phí để thực hiện [64], [80], [81], [111]; phương pháp và kết quả phục hồi chức năng cho một số dạng tàn tật tại cộng đồng [5], [24], [26], [39], [66]; năng lực của thành viên gia đình trong chương trình [62]. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm kiếm một mô hình khoa học, phù hợp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để người tàn tật có điều kiện tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gắn với phục hồi chức năng một cách thuận lợi và hiệu quả nhất nhằm cải thiện chất lượng sống cho người tàn tật là một vấn đề hết sức cần thiết.
    Để góp phần nâng cao chất lượng sống cho người tàn tật tại quận Hoàng Mai nói riêng và người tàn tật nói chung, nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mô hình quản lý, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội’’ là thực sự cần thiết.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Mô tả thực trạng tàn tật, xác định nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng của người tàn tật tại quận Hoàng Mai, Hà Nội (2009 - 2010).
    2. Xây dựng và thử nghiệm mô hình quản lý, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại một số phường của quận Hoàng Mai, Hà Nội (2010 - 2011).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...