Tiến Sĩ Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Những thập kỷ gần đây, trong cơ cấu nền kinh tế của các nước phát triển thể
    hiện rất rõ nét: Tỷ trọng khu vực dịch vụ lớn hơn tỷ trọng khu vực nông nghiệp và
    khu vực công nghiệp cộng lại. Trong khi đó, các nghiên cứu có tính khám phá, xây
    dựng mô hình và kiểm định lý thuyết đặt cơ sở cho việc triển khai các nghiên cứu
    ứng dụng còn rất hạn chế. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã có khá nhiều
    nghiên cứu liên quan đến mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp độ vĩ mô, cấp
    độ vi mô và cấp độ ngành trong lĩnh vực du lịch, song nhìn chung, các nghiên cứu
    này đều tiếp cận từ phía doanh nghiệp một hướng tiếp cận thiếu chuyên sâu vào
    năng lực cạnh tranh hoặc chưa đi vào khám phá, xây dựng và kiểm định mô hình
    các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, nên độ tin cậy là chưa thể xác định được.
    Vì thế, nhu cầu nghiên cứu để hoàn thiện cũng như chọn lọc và ứng dụng các
    lý thuyết lợi thế cạnh tranh vào những hoàn cảnh cụ thể vẫn là chủ đề có tính cấp
    thiết ngay ở cả bình diện quốc tế. Bởi vậy, việc tiếp nhận, nghiên cứu và đặc biệt là
    việc ứng dụng các lý thuyết cạnh tranh từ vi mô đến vĩ mô diễn ra chậm và chủ yếu
    mới dừng lại ở góc độ tổng kết các lý thuyết, các nghiên cứu của nước ngoài và
    kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du
    lịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, kinh tế, quản trị,
    kinh doanh, hoạch định chính sách và tạo ra những tranh luận sôi nổi, hào hứng, gay
    gắt và quyết liệt giữa các trường phái cạnh tranh về mặt lý thuyết và thực tiễn. Tuy
    nhiên, cho đến nay, các lý thuyết và các nghiên cứu về cạnh tranh nói chung và lợi
    thế cạnh tranh nói riêng dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
    Trong các công trình nghiên cứu nói chung, để đi đến những kết luận từ
    những phát hiện đòi hỏi phải xác lập những luận cứ khoa học, đây cũng là thách
    thức và thể hiện giá trị khoa học của các nhà nghiên cứu nhưng thực tiễn ở Việt
    Nam cho thấy một số công trình nghiên cứu mặc dù có sự nỗ lực rất lớn nhưng vẫn
    cảm thấy bối rối và gặp nhiều khó khăn khi vận dụng các phương pháp nghiên cứu
    khoa học, nhất là việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng. Vì vậy, đôi lúc các nhà nghiên cứu thường ngộ nhận, tiếp cận định lượng là
    phải dùng các mô hình kinh tế lượng, điều này đúng nhưng chưa đủ . Mô hình định
    lượng được hình thành trên những nền tảng lý thuyết kinh tế học nào? Nghiên cứu
    khoa học không thể bắt nguồn từ chân không, không có sự kế thừa của các nghiên
    cứu đã có từ trước, nếu thiếu kiến thức này sẽ không thể có mô hình định lượng
    ngược lại có lý thuyết nhưng nếu thiếu kỹ năng sử dụng các phương pháp định
    lượng thì các nhà nghiên cứu cũng khó có thể tiếp cận được mục tiêu nghiên cứu
    theo đúng bản chất của nó. Xuất phát điểm dựa trên quan điểm xuyên suốt này từ
    những dữ liệu và kết quả phân tích chưa được kiểm định theo đúng chuẩn mực khoa
    học cũng như chưa vận dụng và tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên
    cứu trước đó.
    Chính vì thế, nghiên cứu này qua nhiều năm tích lũy, cũng như qua việc



    tham khảo các tài liệu trong nước, ngoài nước và kết quả nghiên cứu thực nghiệm
    gần đây cho thấy thực tiễn giờ đây các quốc gia nói chung và các địa phương nói
    riêng trước khi tham gia vào thị trường cạnh tranh du lịch có hiệu quả thì trước hết
    phải đánh giá được năng lực cạnh tranh và tạo dựng được nền tảng năng lực cạnh
    tranh mạnh và bền vững đã đúc kết vấn đề để hình thành đề tài nghiên cứu ở cấp độ
    tỉnh đó là: “ Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực
    du lịch”.
    2. Mục đích của luận án
    Mục tiêu nghiên cứu cần đạt được là xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh
    cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch với mục đích đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    trong lĩnh vực du lịch.
    3. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a) Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng hợp cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình, Kiểm
    định mô hình, Kết luận và khuyến nghị; b) Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh
    tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch; c) Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là cấp
    tỉnh và về thời gian trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2014, tầm nhìn giới hạn đến
    năm 2030.
     
Đang tải...