Nghiên cứu mô hình giáo dục người lớn của Hàn Quốc

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012-10 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Thanh Xuân
    Các thành viên tham gia: ThS. Đặng Thị Thu Huệ; ThS. Đỗ Ngọc Miên
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 7 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Với tư cách là một thành tố quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục thường xuyên (bao gồm GDNL) ngày càng chứng tỏ vị trí quan trọng của mình, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời kỳ mới với sự cạnh tranh thị trường và chất lượng lao động ngày càng tăng trên phạm vi khu vực và toàn cầu. GDNL được xem như một công cụ quan trọng thúc đẩy việc học tập thường xuyên, liên tục của mỗi công dân, giúp cho người lao động có môi trường thuận lợi để tự làm mới, cập nhật những kỹ năng, kiến thức đã có của mình để phục vụ cho công việc và cuộc sống.

    Trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình, phương thức GDNL khác nhau để tìm kiếm một mô hình phù hợp cho điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, không thể không tham khảo những kinh nghiệm phong phú và điển hình hiệu quả trong thực tế của các nước trên thế giới. Đặc biệt, với một quốc gia đã có nhiều thành tựu cũng như bề dày kinh nghiệm về phát triển GDNL như Hàn Quốc, việc nghiên cứu mô hình GDNL của nước bạn có thể giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách của Việt Nam có điều kiện so sánh với thực tiễn nước mình, rút ra những bài học phù hợp.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu mô hình giáo dục người lớn của Hàn Quốc nhằm đề xuất những khuyến nghị phù hợp cho việc phát triển GDNL của Việt Nam.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài đã làm rõ các khái niệm có liên quan như: mô hình GDNL, GD thường xuyên, GD không chính qui, GD người lớn, học tập suốt đời, xã hội học tập

    Đề tài nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội của Hàn Quốc, tìm hiểu mô hình GDNL Hàn Quốc, một số thành tựu chính của GDNL Hàn Quốc, và những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực GDNL hiện nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị trong việc phát triển GDNL ở Việt Nam.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nhóm đề tài tập trung tìm hiểu các tài liệu tiếng Anh liên quan đến giáo dục Hàn Quốc nói chung và lĩnh vực giáo dục người lớn của Hàn Quốc nói riêng.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: nghiên cứu lí luận và chuyên gia

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Một số vấn đề chung
    1.1. Các khái niệm có liên quan
    1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội và một số vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực GDNL hiện nay của Hàn Quốc

    Chương 2: Mô hình giáo dục người lớn của Hàn Quốc
    2.1. Khái quát lịch sử phát triển mô hình GDNL của Hàn Quốc
    2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, tầm nhìn của GDNL Hàn Quốc
    2.3. Các thành tố cơ bản của mô hình GDNL Hàn Quốc
    2.4. Định hướng, kế hoạch phát triển GDNL của Hàn Quốc trong tương lai

    Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị


    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đây là một trong số rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề GDNL và HTSĐ. Đề tài đã hoàn thành các mục tiêu và nội dung đề ra. Cụ thể, đề tài đã làm rõ một số khái niệm có liên quan đến nội dung nghiên cứu: GDNL và mô hình GDNL, giáo dục thường xuyên, giáo dục không chính qui, học tập suốt đời, và xã hội học tập. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục và những nét khái quát về lĩnh vực GDNL của Hàn Quốc cũng đã được giới thiệu, để người đọc có thể hình dung rõ hơn bối cảnh xã hội của đất nước Hàn Quốc.
    Trong phần trọng tâm, đề tài đã mô tả và phân tích những thành tố cơ bản của mô hình GDNL của Hàn Quốc- quốc gia này đã sử dụng một cách tiếp cận có hệ thống và tương đối toàn diện về vấn đề GDNL và HTSĐ, từ đó huy động được sự tham gia và phối hợp của nhiều nhân tố, lực lượng trong xã hội vào sự phát triển của GDNL nhằm mục tiêu xây dựng một nguồn nhân lực quốc gia có chất lượng và khả năng cạnh tranh ngày một cao hơn trong khu vực và quốc tế.

    Việc nghiên cứu mô hình GDNL của Hàn Quốc đã cho thấy những bài học kinh nghiệm có thể được xem xét vận dụng trong việc phát triển lĩnh vực GDNL của Việt Nam, liên quan đến các vấn đề như: quan điểm chỉ đạo và sự cam kết của chính phủ, cách tiếp cận trong phát triển GDNL, việc xây dựng CSGD, chương trình, đội ngũ cán bộ cho GDNL, tìm kiếm những cách thức tổ chức, thực hiện GDNL phù hợp, hiệu quả, đổi mới quản lý hệ thống, xây dựng luật và chính sách, huy động các nguồn tài chính cho GDNL, và cải tiến cách thức kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả học tập .

    Đề tài cung cấp cho các cá nhân, tổ chức làm việc trong lĩnh vực GDNL trong nước một số kinh nghiệm quốc tế về thực tiễn GDNL ở một quốc gia có những điểm tương đồng với Việt Nam, góp phần vào việc củng cố những căn cứ khoa học nhằm tăng cường hiệu quả GDNL tại Việt Nam.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Từ việc nghiên cứu mô hình GDNL của Hàn Quốc, nhóm nghiên cứu đã rút ra 10 bài học kinh nghiệm có thể được xem xét vận dụng trong việc phát triển lĩnh vực GDNL của Việt Nam, liên quan đến các vấn đề như: 1/Quan điểm chỉ đạo và sự cam kết của chính phủ; 2/Cách tiếp cận đối với GDNL và HTSĐ; 3/Xây dựng cơ sở GDNL; 4/Chương trình GDNL; 5/Xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho GDNL; 6/Cách thức tổ chức, thực hiện GDNL phù hợp và hiệu quả; 7/Công tác quản lý, điều hành; 8/Xây dựng khung pháp lý và các chính sách đối với GDNL; 9/Phân bổ và huy động các nguồn tài chính cho GDNL; 10/ Hệ thống kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả học tập.

    Nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị trong việc phát triển GDNL phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam như sau:

    Đối với cấp Trung Ương: 1/Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động, truyền thông để nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp trung ương và địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của HTSĐ và GDNL; 2/ Luật hóa các cơ chế, điều khoản liên quan đến GDNL và HTSĐ; 2/Xây dựng các chính sách cụ thể và sát thực tiễn hơn về GDNL phù hợp với những nhóm đối tượng khác nhau; 3/Thành lập một cơ quan cấp trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm về lĩnh vực HTSĐ nói chung, trong đó có GDNL; 4/Đề xuất và luật hóa một cơ chế cụ thể, rõ ràng hơn trong việc phối hợp và hỗ trợ giữa Bộ GD-ĐT với các Bộ/ngành có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực GDNL; 5/Từng bước xây dựng hệ thống đánh giá, công nhận và xác nhận kết quả học tập của người lớn linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam; 6/Thực hiện chế độ bồi dưỡng chuyên môn về GDNL thường xuyên và cập nhật hơn cho đội ngũ các cán bộ quản lý, GV/HDV người lớn, cán bộ chính quyền tại địa phương, đại diện cơ quan/ doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, và các đối tượng khác có liên quan đến công tác GDNL; 7/Xây dựng và chuẩn bị tiềm lực để tiến tới thành lập Khoa GDNL/ GDSĐ trong các trường cao đẳng/đại học; 8/Đầu tư và thúc đẩy các nghiên cứu chuyên sâu về GDNL, HTSĐ để cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho việc triển khai trong thực tiễn.

    Đối với cấp địa phương: 1/Tăng cường sự chỉ đạo, tham gia vào lĩnh vực GDNL và HTSĐ của các cấp chính quyền địa phương; 2/Tăng cường khảo sát nhu cầu học tập đa dạng, luôn biến động của người lớn trong cộng đồng, thuộc các độ tuổi khác nhau, các nhóm đối tượng khác nhau; 3/Căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu học tập, chủ động thiết kế các chương trình nhằm đáp ứng những nhu cầu đó cho các đối tượng người lớn khác nhau; 4/Mở rộng mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ học tập, đào tạo cho người lớn, trong đó chú trọng đến từng nhóm đối tượng đặc thù của mỗi địa phương; 5/Xây dựng cơ chế và hạ tầng phù hợp để hỗ trợ việc học của người lớn; 6/Tận dụng tối đa tiềm năng của địa phương về nhân lực, cơ sở vật chất, điều kiện địa lý . để huy động được mọi ý kiến sáng tạo, sự tham gia và hỗ trợ hiệu quả cho các chương trình, sáng kiến liên quan đến GDNL.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...