Luận Văn Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    BỘ MÔN DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM
    NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GIÁO DỤC DINH DƯỠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ
    Ở TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ


    BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ
    Hà nội , 2009

    ( Đề tài cấp Bộ dài 90 trang)
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thừa cân và béo phì (TCBP) đa tăng lên đến mức báo động trong những năm gần đây và hiện nay đa trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ bệnh này không những tăng cao ở các nước đa phát triển mà còn gia tăng ở các nước đang phát triển, kể cả những nước mà tình trạng SDD vẫn còn phổ biến. Người ta quan tâm đến BP trẻ em vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khoẻ, tuổi thọ và kéo dài tình trạng BP đến tuổi trưởng thành. Hiện nay số người mắc BP trên toàn cầu đa vượt quá 250 triệu, chiếm 7% dân số người trưởng thành trên thế giới. Đặc biệt ở các nước Âu Mỹ, tỷ lệ mắc BP lên tới 30 - 40% ở người lớn và trên 10% ở trẻ em.
    Tại Trung Quốc, điều tra năm 1977 thấy tỷ lệ TC ở trẻ em trai từ 7 - 9 tuổi là 3,9%, ở trẻ gái là 2,1%. Nhưng đến năm 1993 thì tỷ lệ này đa tăng lên 14% ở trẻ trai và 12% ở trẻ gái. Năm 1979, cuộc điều tra ở Nhật Bản trên 8000 trẻ em từ 6 -14 tuổi thấy tỷ lệ BP ở trẻ trai là 6,4% và trẻ gái là 7,7%. Đến năm 1998, tỷ lệ này đa là 9,8% ở trẻ trai và 8,8% ở trẻ gái. Tỷ lệ trẻ BP ở học sinh tiểu học Thái Lan năm 1993 cũng khá cao, tới15,6%. Hiện nay, béo phì ở trẻ em đa trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu á và được xem như là một trong những thách thức đối với ngành dinh dưỡng và y tế.
    Điều tra hàng năm của Viện Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ TC trước năm 1995 hầu như không có, nhưng từ năm 1996 thì tỷ lệ này bắt đầu tăng lên. Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2000 cho thấy ở nhóm tuổi 6-14 tuổi tỷ lệ thừa cân 2,2%(thành phố 6,6%, nông thôn 1,2%). Năm 2000 theo Nguyễn Thị Hiền, điều tra ở Hải Phòng cho thấy tỷ lệ TC 9% trong đó BP là 6 % ở trẻ tiểu học thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ TC trẻ em dưới 5 tuổi tăng từ 2,0% năm 1996 lên 3,3%(2001). Tại nội thành Hà Nội, nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt năm 2002 ở trẻ em từ 4 - 6 tuổi thấy tỷ lệ TCBP là
    10,0%, trong đó trẻ trai là 6,1% và trẻ gái là 3,8%. Nghiên cứu của Lê Thị Hải năm 2004 tại 7 quận nội thành Hà Nội thấy tỷ lệ TC ở trẻ em 7 - 12 tuổi là 7,9%. Như vậy TCBP ở Việt Nam đa là một hiện tượng dịch tễ đáng báo động tăng nhanh theo thời gian và đa trở nên vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng

    Béo phì đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm xương khớp, sỏi mật, bệnh đái tháo đường týp II không phụ thuộc Insulin vv. Béo phì thường kết hợp với tăng tỷ lệ bệnh tật, tử vong và BP ở tuổi nào cũng không tốt cho sức khoẻ.
    Một số biện pháp can thiệp đa được nhiều tác giả nghiên cứu nhằm hạ thấp tỷ lệ thừa cân và béo phì ở cộng đồng như chương trình dựa vào gia đình dựa vào nhà trường để truyền thông, tư vấn dinh dưỡng và đa cho hiệu quả rõ rệt. ở nước ta cũng có một vài tác giả nghiên cứu và đưa ra các biện pháp can thiệp tuy nhiên còn nặng về các biện pháp đơn lẻ. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị " nhằm các mục tiêu sau :
    Mục tiêu chung:
    Phòng chống thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường từ 6-14 tuổi tại khu vực đô thị với biện pháp can thiệp bằng mô hình giáo dục truyền thông .
    Mục tiêu cụ thể:
    1. Xác định tỷ lệ béo phì ở trẻ em 6 - 14 tuổi (cấp I, cấp II) tại khu vực đô thị.
    2. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em từ 6 - 14 tuổi.
    3. Xây dựng mô hình giáo dục truyền thông dinh dưỡng phối hợp Y tế, nhà trường, gia
    đình thông qua hoạt động nhóm“ Sao đỏ hình thể đẹp”, nhóm “ Sức khỏe hình thể đẹp”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...