Nghiên cứu mô hình dự báo nhu cầu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: B2008-37-55 (Đề tài cấp Bộ)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thị Phương Nam
    Các thành viên tham gia: ThS. Đinh Thị Bích Loan
    PGS. TS. Nguyễn Tiến Đạt
    TS. Phạm Quang Sáng
    ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 04 năm 2008/ tháng 04 năm 2010

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Quan điểm chỉ đạo phát triển GD của Nhà nước ta đã chỉ rõ: phát triển GD phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, tiến bộ KH-CN, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu, trình độ, cơ cấu ngành nghề, . thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Đào tạo nhân lực, một mặt phải đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước, mặt khác phải nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập KT quốc tế. Trong bối cảnh chung đó, GD TCCN cũng chịu nhiều tác động về các mặt: KT, hội nhập quốc tế, tiến bộ KHKT, quan niệm thay đổi của XH, . Nhu cầu có bằng cấp, có trình độ đào tạo để tham gia vào lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi cũng tạo ra những sức ép nhất định. Chính vì thế, để dự báo được nhu cầu đào tạo TCCN, chúng ta cần phải phân tích kỹ sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến nhu cầu đào tạo TCCN như: vốn đầu tư cho đào tạo, sản xuất; sự phát triển của khoa học và công nghệ, tâm lý xã hội, tâm lý người sử dụng, yếu tố xã hội nhân văn . Đây thực sự là những tác động quan trọng ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu đào tạo nhân lực có trình độ TCCN đáp ứng nhu cầu xã hội. Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn này, nhóm nghiên cứu của Viện KHGD Việt Nam đề xuất việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mô hình dự báo nhu cầu đào tạo TCCN”.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xác định nhu cầu đào tạo TCCN, trên cơ sở đó xây dựng mô hình dự báo nhu cầu đào tạo TCCN.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Cơ sở lý luận về dự báo nhu cầu đào tạo TCCN.

    - Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến việc xác định nhu cầu đào tạo TCCN và thực trạng việc xác định nhu cầu đào tạo TCCN ở nước ta hiện nay.

    - Một số phương pháp và công cụ dự báo nhu cầu đào tạo TCCN.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Tập trung nghiên cứu nhu cầu đào tạo lao động có trình độ TCCN hiện nay - đi sâu vào hệ đào tạo TCCN từ HS đã tốt nghiệp THPT (không đi sâu vào nhu cầu người học và các yếu tố về khả năng đào tạo); tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận về dự báo nhu cầu đào tạo TCCN, mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến việc xác định nhu cầu đào tạo TCCN (tập trung vào các nhân tố: dân số, GDP, .); nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa quy mô nhập học TCCN với các nhân tố KT-XH trên phạm vi toàn quốc, không đi sâu vào các vùng, với các số liệu thống kê thu thập được trong khoảng 10 năm trở lại đây.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Hồi cứu tư liệu; 2/ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn; 3/ Phương pháp chuyên gia; 4/ Phương pháp mô hình hóa; 5/ Phương pháp thử nghiệm; 6/ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần

    Phần 1. Cơ sở lí luận về dự báo nhu cầu đào tạo TCCN
    1.1. Một số khái niệm/thuật ngữ
    1.2. Các nhân tố tác động đến nhu cầu đào tạo TCCN
    1.3. Các mô hình dự báo nhu cầu đào tạo hiện đang được sử dụng

    Phần 2. Đề xuất phương pháp, công cụ dự báo nhu cầu đào tạo TCCN
    2.1. Tìm kiếm các mô hình dự báo nhu cầu đào tạo TCCN
    2.2. Đề xuất công cụ - phương pháp dự báo nhu cầu đào tạo TCCN

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Phần cơ sở lý luận của đề tài đã làm rõ những khái niệm cơ bản về lĩnh vực nghiên cứu như định nghĩa về dự báo và dự báo giáo dục, định nghĩa về mô hình và mô hình dự báo, làm rõ các khái niệm về nhu cầu và nhu cầu đào tạo, dự báo nhu cầu đào tạo.

    Đề tài đã nhóm các yếu tố tác động đến nhu cầu đào tạo TCCN thành 3 nhóm chính: 1/ các yếu tố xã hội; 2/ các yếu tố về chính sách và quản lý; 3/ các yếu tố về kinh tế, thị trường và khoa học công nghệ. Trong nhóm các yếu tố xã hội, đề tài đã phân tích kỹ sự tác động của các yếu tố như: điều kiện kinh tế xã hội, cấu trúc dân số, nhận thức xã hội, thông tin thị trường lao động, nhu cầu người học, . Trong nhóm các yếu tố về chính sách và quản lý, đề tài tập trung phân tích sự tác động của các yếu tố như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách về tuyển sinh, việc làm, đầu tư và hỗ trợ tài chính của nhà nước . Nhóm các yếu tố về kinh tế, thị trường và khoa học công nghệ, đề tài phân tích các nhân tố về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu nhân lực, tài chính hộ gia đình, dịch vụ giáo dục . Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng ở phân tích định tính do các nhân tố này không lượng hóa được.

    Phần cuối, nhóm nghiên cứu đề tài dùng hàm hồi quy đơn biến và đa biến để tìm mô hình dự báo thích hợp với hệ thống số liệu hiện có. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra được 7 mô hình có đủ điều kiện để thực hiện dự báo, tuy nhiên, với các số liệu dự báo tương ứng thì chỉ có 4 mô hình có phần số liệu dự báo phù hợp, có tính khả thi cao.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Dự báo phát triển GD là một trong những cơ sở cần thiết, quan trọng và có ý nghĩa lớn trong xây dựng chiến lược GD, giúp con người thoát khỏi tư duy kinh nghiệm, trực giác mơ hồ, là một căn cứ quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch/ qui hoạch GD. Quy luật của các quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng: Thay đổi về kinh tế kéo theo làm tăng các khoảng cách về cơ hội GD và chất lượng GD. Tuy nhiên, không phải là khi kinh tế phát triển thì tất cả các bậc học đều phát triển. Nghiên cứu thực tiễn GD của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng: cơ hội GD và chất lượng GD không đồng đều trên toàn quốc, vẫn còn những khoảng cách về cơ hội GD và chất lượng GD và khoảng cách về sự phân biệt bằng cấp trong xã hội.

    GD TCCN phải là một hệ thống con trong GD nghề nghiệp nói riêng và trong hệ thống GD quốc dân nói chung. Sự phát triển của GD TCCN phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế đến thay đổi công nghệ. Nó còn phụ thuộc rất lớn vào định hướng và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước đối với GD nói chung và bậc học TCCN nói riêng. Nhu cầu xã hội đối với bậc học này không chỉ đơn giản là nhu cầu về quy mô mà còn có nhu cầu về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên, để có thể có được chỗ đứng vững chắc trong xã hội, đòi hỏi bậc học TCCN cần phải đẩy lùi những tồn tại về chương trình, về chất lượng đào tạo, về đội ngũ giáo viên . Và quan trọng nhất là ý thức về bằng cấp, về chỗ đứng trong xã hội của người học và gia đình, xã hội cũng cần được thay đổi. Với việc xây dựng kế hoạch GD hiện nay, cần thiết và rất cần thiết là chúng ta phải thực hiện công tác dự báo. Chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất những mô hình dự báo ở trên để các nhà lập kế hoạch có thể lựa chọn phù hợp với định hướng và yêu cầu phát triển của bậc học.

    Khuyến nghị

    Về quan điểm: Cần coi trọng công tác dự báo GD nói chung và dự báo nhu cầu đào tạo TCCN, coi đó như là một tiền đề không thể thiếu để xây dựng kế hoạch GD - đào tạo và các kế hoạch khác có liên quan, chuẩn bị vật lực và tài lực cho sự phát triển của bậc học trong tương lai. Kế hoạch GD của các cấp học có được hoàn thành theo mong muốn, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay không đều phụ thuộc vào việc lập kế hoạch GD mà trong đó, dự báo là một khâu vô cùng quan trọng.

    Về mô hình dự báo: Khi xây dựng mô hình dự báo, chúng tôi phân tích dựa trên các số liệu được công bố từ Bộ GD&ĐT, Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên, số liệu từ những nguồn khác nhau lại có sự khác nhau tương đối. Vì vậy, trong thực tế, để áp dụng các mô hình này, cần lựa chọn số liệu có độ chính xác cao để mô hình có sai số thấp nhất có thể. Trong điều kiện của đề tài, chúng tôi chỉ thu thập được số liệu về dân số độ tuổi từ 15-24, GDP, nên kết quả dự báo thử nghiệm chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, để nâng cao mức độ chính xác của dự báo, cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia. Với những nhân tố định tính chưa đưa được vào mô hình, nhóm nghiên cứu mong muốn được thực hiện những nghiên cứu sâu hơn để có thể có mô hình dự báo phù hợp, thể hiện được đầy đủ những tác động xung quanh đến nhu cầu đào tạo TCCN. Việc dự báo nhu cầu xã hội về chất lượng của GD TCCN cũng chưa được đề cập ở đề tài này, tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đề tài cũng hy vọng có những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này để mô hình dự báo nhu cầu đào tạo TCCN được hoàn thiện nhất.

    Về tổ chức dự báo: Để có thể nắm bắt được những diễn biến quan trọng trong một xã hội rất năng động như hiện nay, để từ đó có những điều chỉnh kịp thời đối với kế hoạch thì nên tiến hành dự báo thường xuyên hàng năm với những số liệu được cập nhật. Các trường TCCN, các trường CĐ, ĐH, học viện có đào tạo TCCN và các địa phương cần xây dựng kế hoạch tuyển sinh dựa trên các kết quả dự báo để tránh lãng phí cho xã hội và cho người học.

    Từ khóa:1/ Kinh tế giáo dục; 2/ Dự báo giáo dục, 3/ Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...