Tiến Sĩ Nghiên cứu mô hình đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong điều k

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 12/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN ii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . ix
    DANH MỤC CÁC BẢNG . xi
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ . xiii
    MỞ ĐẦU. . xiv
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI xiv
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU xv
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .xvi
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xvi
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN xvii
    6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN xviii
    CHƯƠNG 1 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    . 1
    1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 1
    1.1.1. Mô hình tăng trưởng của Solow [81] 1
    1.1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Romer [77][78][79] 3
    1.1.3. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Bencivenga và Smith [30] . 5
    1.1.4. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Jones [56][57], Ivo De Loo và Luc Soete [54] 8
    1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC . 10
    1.2.1. Giáo sư Trần Thọ Đạt - Vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam [18][19][20] . 10
    1.2.2. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam [21][22] 14 iii
    1.2.3. Nguyễn Đức Kiên – Mô hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở giai đoạn thu nhập trung bình thấp (2012-2020) [9] . 16
    1.3. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 18
    1.3.1. Một số tồn tại từ các mô hình nghiên cứu trước . 18
    1.3.2. Định hướng nghiên cứu 21
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 24
    CHƯƠNG 2 25
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
    25
    2.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . 25
    2.1.1. Khái niệm và vai trò của tăng trưởng kinh tế . 25
    2.1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế . 27
    2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế 29
    2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế . 30
    2.2. TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 31
    2.2.1. Tổng quan về tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển 31
    2.2.2. Việc tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong điều kiện thông tin bất cân xứng . 42
    2.2.3. Mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong điều kiện thông tin bất cân xứng và tăng trưởng kinh tế 47
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 55
    CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 56
    3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH . 56 iv
    3.1.1. Thị trường tín dụng và vấn đề thông tin bất cân xứng ở thị trường tín dụng 56
    3.1.2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (hệ thống bằng phát minh sáng chế) và tăng trưởng kinh tế . 58
    3.2. XÂY DỰNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CHO MÔ HÌNH 61
    3.2.1. Mô tả môi trường kinh tế của mô hình 61
    3.2.2. Việc sản xuất hàng hóa cuối cùng và hàng hóa trung gian 65
    3.3. THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG GIỮA NGƯỜI ĐI VAY VÀ NGƯỜI CHO VAY . 72
    3.3.1. Thị trường tín dụng . 72
    3.3.2. Hợp đồng tín dụng ở điều kiện cân bằng 76
    3.4. SỰ CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG 79
    3.4.1. Các trạng thái cân bằng của thị trường tín dụng ở điều kiện thông tin bất cân xứng . 79
    3.4.2. Mô tả trạng thái cân bằng của thị trường tín dụng 80
    3.4.3. Tác động của xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức độ rủi ro thấp đến tăng trưởng kinh tế 89
    3.5. KIỂM ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA MÔ HÌNH . 95
    3.5.1. Kiểm định điều kiện tham gia thị trường của các chủ thể trong mô hình 95
    3.5.2. Kiểm định sự tồn tại của trạng thái cân bằng ở thị trường tín dụng 98
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 102
    CHƯƠNG 4 .104
    VẬN DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
    104
    4.1. QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 104
    4.1.1. Quy trình xác định các tham số của mô hình 104
    4.1.2. Phạm vi ứng dụng mô hình . 110 v
    4.2. THUẬT TOÁN VẬN DỤNG MÔ HÌNH . 111
    4.3. KẾT QUẢ VẬN DỤNG MÔ HÌNH VÀO MỘT SỐ NƯỚC 111
    4.3.1. Phân nhóm và lựa chọn các nước vận dụng mô hình 111
    4.3.2. Tổng quan về việc tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển và một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của các nước vận dụng mô hình 113
    4.3.3. Kết quả vận dụng mô hình tại Việt Nam . 118
    4.3.4. Kết quả vận dụng mô hình tại Mỹ . 132
    TÓM TẮT CHƯƠNG 4 144
    CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 145
    5.1. KẾT QUẢ 145
    5.1.1. Kết quả về mặt lý luận 145
    5.1.2. Kết quả về mặt thực tiễn . 147
    5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ . 149
    5.2.1. Kiến nghị về việc tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong điều kiện thông tin bất cân xứng 150
    5.2.2. Một số kiến nghị về việc giảm sự bất cân xứng về thông tin ở thị trường tài chính . 151
    5.3. BÀN LUẬN 153
    KẾT LUẬN .1555
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN . 1577
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1588
    PHỤ LỤC 163


    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Theo các tài liệu [85][86][87], từ thế kỷ 19 trở lại đây, tăng trưởng kinh tế đã tạo ra những cải thiện đáng kể đối với mức sống của người dân. Thu nhập bình quân đầu người của thế giới năm 2013 là 10.236 USD, năm 2000 là 6.735 USD, năm 1990 là 5.209 USD, năm 1970 là 3.269 USD và năm 1950 là 1.596 USD. Như vậy thu nhập bình quân đầu người của thế giới năm 2013 gấp 1,5 lần so với năm 2000, gấp gần 2 lần năm 1990, gấp 3,1 lần năm 1970 và gấp 6,4 lần năm 1950.
    Để có sự tăng trưởng kinh tế, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (còn gọi là hoạt động nghiên cứu và phát triển - hoạt động R&D) là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tăng năng suất lao động, chế tạo sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy bốn yếu tố chủ yếu tác động tới tăng trưởng kinh tế gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn (bao gồm cả cơ sở hạ tầng), con người (bao gồm cả giáo dục và đào tạo) và việc đầu tư vào khoa học công nghệ (gồm việc đầu tư cho hoạt động R&D và tạo ra những công nghệ mới). Trong bốn yếu tố này, theo Romer (1990) – một trong những nhà kinh tế hàng đầu nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế: “Tiến bộ kỹ thuật là nhân tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế, trong đó hoạt động R&D lại là nhân tố hàng đầu của sự cải tiến về mặt kỹ thuật” [77].
    Hoạt động R&D không thể thành công nếu không có sự tài trợ về vốn. Mặc dù không phải tất cả các hoạt động tài trợ đều mang lại kết quả như mong muốn, song đến nay các quốc gia vẫn không ngừng nâng cao tỷ trọng tài trợ cho hoạt động R&D, đồng thời cũng không ngừng khuyến khích các doanh nghiệp, các trường đại học cũng như các viện nghiên cứu tích cực tham gia đối với hoạt động này. Tổng đầu tư cho hoạt động R&D năm 2011 trên toàn thế giới đạt 1333,4 tỷ USD, năm 2012 đạt 1402,6 tỷ USD và năm 2013 đạt 1473,5 tỷ USD [74].
    Thị trường tài trợ cho hoạt động R&D cũng giống như bất kỳ thị trường nào, tức cũng có bên cung và bên cầu. Quan hệ giữa bên cung và bên cầu xảy ra hai trường hợp:
    - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là một mô hình kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tất cả người bán và người mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo tạo nên cung cầu phù hợp nhất, mức tiêu dùng và mức cung đều được tối đa hoá nên việc sử dụng nguồn lực được hiệu quả nhất. Do vậy, mô hình thị trường cạnh tranh hoàn hảo được xem là một mô hình kinh tế lý tưởng.
    - Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn. Ở thị trường này, lợi ích của người tiêu dùng không được tối đa hóa và các nguồn lực trong xã hội cũng không được sử dụng hiệu quả.

    Thị trường tài trợ cho hoạt động R&D ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Một trong các lý do dẫn đến việc cạnh tranh không hoàn hảo là sự bất cân xứng về thông tin giữa người mua và người bán. Theo F.Mishkin [41], “Sự không công bằng về mặt thông tin mà mỗi bên có được được gọi là hiện tượng thông tin bất cân xứng”.
    Vấn đề thông tin bất cân xứng, mà hệ quả của nó là sự lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức, khiến việc tài trợ cho hoạt động R&D được không đúng người đúng mục đích, từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Để phản ánh hệ quả này, các mô hình của Jones (1995a) [57], Ivo De Loo và Luc Soete (1999) [54], Madsen [65] đã đề cập đến nghịch lý về mối quan hệ giữa việc tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế: “Ở một số quốc gia, lượng tiền đầu tư cho hoạt động R&D liên tục tăng trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại có xu hướng giảm dần trong nhiều năm liên tiếp”. Nghịch lý này đã xảy ra ở Mỹ giai đoạn 1989-1991, ở một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Anh giai đoạn 2000-2003 và gần đây là giai đoạn 2007-2010 [39].
    Các nghiên cứu khác cho đến nay cũng đưa ra nhiều luận giải cho nghịch lý này như bài viết của Jones (1995) [57], Ivo De Loo và Luc Soete (1999) [54], Madsen [65]. Jones (1995) cho rằng những nhân tố đột biến bất thường đã tác động ngược chiều và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế; theo Ivo De Loo và Luc Soete (1999), hoạt động R&D về sau đã tập trung vào sự khác biệt hóa sản phẩm nhiều hơn là sự đổi mới về mặt kỹ thuật công nghệ, điều này góp phần tăng lợi ích của người tiêu dùng nhưng không tác động mạnh đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những giải thích này vẫn chưa nhận được nhiều sự đồng thuận và đang còn gây nhiều tranh luận giữa các nhà kinh tế.
    Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy không phải trong mọi trường hợp việc tăng cường tài trợ cho hoạt động R&D đều góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Vậy trong trường hợp nào thì nên tiếp tục tăng cường tài trợ cho hoạt động R&D, trong trường hợp nào thì không nên tăng cường tài trợ cho hoạt động R&D và nên sử dụng nguồn lực đó cho các lĩnh vực ưu tiên khác?
    Những phân tích trên cho thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu để luận giải cho nghịch lý về mối quan hệ giữa việc tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thông tin bất cân xứng ở thị trường tài chính. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong điều kiện thông tin bất cân xứng đối với tăng trưởng kinh tế” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu khoa học:
    ã Xây dựng mô hình đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động R&D đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thông tin bất cân xứng.
    xv
    ã Đưa ra luận giải đối với nghịch lý về mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế và xem xét trường hợp nào việc tài trợ cho hoạt động R&D còn hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế và ngược lại.
    Mục tiêu thực tiễn:
    ã Ứng dụng kết quả của mô hình vào hai quốc gia là Việt Nam và Mỹ nhằm đánh giá tác động của việc tài trợ cho hoạt động R&D đối với tăng trưởng kinh tế của mỗi nước.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề tăng trưởng kinh tế; vấn đề tài trợ cho hoạt động R&D trong điều kiện thông tin bất cân xứng; mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động R&D trong điều kiện thông tin bất cân xứng và tăng trưởng kinh tế.
    Phạm vi nghiên cứu:
    ã Đề tài đề cập đồng thời một số vấn đề về kinh tế học, thị trường tài chính, quản trị rủi ro và xác suất thống kê.
    ã Phần xây dựng mô hình nghiên cứu trường hợp nguồn tài trợ cho hoạt động R&D được thực hiện qua thị trường tín dụng.
    ã Thời gian độc quyền của bằng phát minh là vĩnh viễn.
    ã Việc vận dụng mô hình được xem xét riêng với giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng của các nhân tố gây ảnh hưởng đột biến tới tăng trưởng kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...