Tiến Sĩ Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (FULL TEXT)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Danh mục các biểu đồ
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    3
    1.1. Sơ lược cấu trúc giải phẫu tuyến tiền liệt 3
    1.1.1. Cấu trúc giải phẫu tuyến tiền liệt . 3
    1.1.2. Vỏ tuyến tiền liệt 5
    1.2. Dịch tễ học ung thư tuyến tiền liệt 5
    1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh . 5
    1.2.2. Các yếu tố nguy cơ . 7
    1.3. Bệnh sinh của ung thư tuyến tiền liệt 8
    1.3.1. Ảnh hưởng của nội tiết tố . 8
    1.3.2. Vai trò của thụ cảm thể tín hiệu và yếu tố tăng trưởng 10
    1.3.3. Vai trò của 5a - reductase và mối quan hệ với DHT 11
    1.4. Mô bệnh học ung thư tuyến tiền liệt . 13
    1.4.1. Đại thể 13
    1.4.2. Vi thể . 13
    1.4.3. Một số thương tổn tiền ung thư 15
    1.4.4. Ung thư biểu mô tuyến . 16
    1.4.5. Ung thư tế bào chuyển tiếp 19
    1.4.6. Ung thư tế bào đáy . 19
    1.4.7. U nguyên phát không ở biểu mô 20
    1.4.8. Các loại u thứ phát . 21
    1.5. Một số phương pháp chẩn đoán, xếp loại giai đoạn . 21
    1.5.1. Thăm khám trực tràng bằng ngón tay 21
    1.5.2. Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt 22
    1.5.3. Siêu âm 28
    1.5.4. Sinh thiết tuyến tiền liệt . 29
    1.5.5. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh 31
    1.5.6. Đánh giá tổn thương và xếp loại giai đoạn . 32
    1.6. Chọn lựa phương pháp điều trị 34
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 37
    2.1.1. Nhóm bệnh nhân 37
    2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 37
    2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ . 37
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
    2.2.1. Nội dung nghiên cứu 37
    2.2.2. Một số đặc điểm về Lâm sàng 38
    2.2.3. Cận lâm sàng 41
    2.2.4. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh . 43
    2.2.5. Một số kỹ thuật về chẩn đoán 46
    2.2.6. Nghiên cứu bệnh phẩm . 49
    2.2.7. Đánh giá thương tổn và xếp loại lâm sàng . 51
    2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu . 51
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
    3.1. Một số đặc điểm lâm sàng 53
    3.1.1. Tuổi mắc bệnh 53
    3.1.2. Lý do vào viện . 53
    3.1.3. Thời gian mắc bệnh 54
    3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian vào viện . 55
    3.1.5. Các bệnh lý kết hợp . 55
    3.2. Đặc điểm mô bệnh học . 56
    3.2.1. Đặc điểm mô bệnh học . 56
    3.2.2. Độ mô học ung thư biểu mô tuyến . 57
    3.3. Một số phương pháp chẩn đoán . 61
    3.3.1. Thăm trực tràng . 61
    3.3.2. Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiến liệt 62
    3.3.3. Siêu âm 66
    3.3.4. Kết quả sinh thiết . 68
    3.3.5. Chụp cắt lớp vi tính . 70
    3.3.6. Xạ hình xương 73
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN . 77
    4.1. Đặc điểm lâm sàng 77
    4.1.1. Tuổi 77
    4.1.2. Một số yếu tố dịch tễ - lâm sàng 77
    4.1.3. Lý do vào viện . 79
    4.1.4. Thời gian mắc bệnh 81
    4.1.5. Các bệnh lí kèm theo 82
    4.2. Đặc điểm mô bệnh học . 83
    4.2.1. Đặc điểm mô bệnh học . 83
    4.2.2. Mô bệnh học và xâm lấn của khối u . 86
    4.3. Một số phương pháp chẩn đoán . 91
    4.3.1. Thăm trực tràng . 91
    4.3.2. Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt 92
    4.3.3. Siêu âm 98
    4.3.4. Sinh thiết tuyến tiền liệt . 100
    4.3.5. Nhận xét về các trường hợp phát hiện ra bệnh . 103
    4.3.6. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh 104
    KẾT LUẬN . 110
    KIẾN NGHỊ 112
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
    NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 113
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi ở các nước Châu Âu và Mỹ [122], [165]. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong vào những năm 70 và 80 là 0,7% đối với đàn ông da trắng, 1,6% đối với đàn ông Mỹ gốc Phi, tỷ lệ này tăng hàng năm khoảng 3,1% tính đến năm 1995. Tại Châu Âu, con số tử vong năm 1994 tại Hà Lan: 33/100.000 người, tại Thuỵ Điển: 28/100.000 người [82], [122], [165].
    Ung thư tuyến tiền liệt được coi là căn bệnh của người cao tuổi, tần suất mắc bệnh tăng tỷ lệ so với lứa tuổi, phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh sau 50 tuổi, tuổi trung bình được chẩn đoán: 72 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh của người Mỹ gốc Châu Âu trước 65 tuổi - 21/100.000 người, sau 65 tuổi tỷ lệ này - 819/100.000 người. Ở Pháp, năm 1987 có 8/100.000 người mắc bệnh từ 50 đến 54 tuổi so với 240/100.000 người từ 70 đến 74 tuổi [165]. Có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ mắc bệnh ở các dân tộc: cao nhất ở người Mỹ gốc Phi: 250/100.000 người, sau đó là người Mỹ gốc Châu Âu, thấp nhất tại các nước Châu Á: 93,8/100.000 người tại Trung Quốc, ở Châu Âu các nước Scandinavian có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất [29], [82], [122], [165].
    Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một nghiên cứu thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh này [1], [5], [11]. Trong một số nghiên cứu đơn lẻ người ta thấy tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt tình cờ phát hiện được qua xét nghiệm giải phẫu bệnh lý sau mổ mở tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là 7,2% [5]. Theo số liệu của Nguyễn Anh Tuấn [15] tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt từ năm 1991-1995 tại Hà Nội: 1,3/100.000 người và tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1995-1996: 2,3/100.000 người.
    Trên thế giới, những nghiên cứu về ung thư tuyến tiền liệt đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về sinh bệnh học, nhất là sự liên quan của một số gen trong quá trình phát sinh và phát triển của bệnh và các yếu tố nguy cơ như môi trường, chế độ ăn v.v . Từ khi ứng dụng xét nghiệm định lượng PSA trong huyết thanh, hiệu quả sàng lọc, chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh đã tăng lên đáng kể. Ngày nay, với sự hoàn thành việc sắp chuỗi bộ gen của người đã dần dần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề quan trọng của căn bệnh này.
    Về điều trị, Y học đã tìm nhiều biện pháp để nâng cao thời gian sống và chất lượng sống cho người bệnh như: phẫu thuật triệt căn, cắt toàn bộ tuyến tiền liệt qua mổ mở hoặc mổ nội soi, xạ trị 3D, hóa trị, điều trị nội tiết .
    Ở Việt Nam, điều ngạc nhiên là số người đến khám vì bệnh lí tuyến tiền liệt tăng lên đáng kể hàng năm nhưng đối với ung thư tuyến tiền liệt lại chưa được quan tâm thoả đáng, trang thiết bị chẩn đoán tại các cơ sở y tế còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt là các phương tiện chẩn đoán hiện đại như sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng, MRI nội trực tràng
    Người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn, điều này có lẽ được giải thích bởi hai lý do:
    - Hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên không đi khám bệnh kịp thời.
    - Sự hiểu biết của người bệnh và sự quan tâm của y tế, cộng đồng còn có nhiều hạn chế nên việc phát hiện bệnh chưa có hệ thống.
    Từ năm 1998, đã có một số báo cáo về ung thư tuyến tiền liệt nhưng chủ yếu là về cận lâm sàng, chưa có nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về lâm sàng, chẩn đoán và đường hướng điều trị. Mặt khác tình trạng bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đến điều trị muộn là phổ biến, nên chất lượng sống và thời gian sống chưa được cải thiện đáng kể. Tất cả những lý do trên đây đã phản ánh thực trạng ung thư tuyến tiền liệt ở Việt Nam còn những vấn đề cần được khắc phục, vì vậy trong hoàn cảnh đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ”, với các mục tiêu:
    1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học ung thư tuyến tiền liệt tại bệnh viện trung ương quân đội 108.
    2. Đánh giá kết quả của một số biện pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
     
Đang tải...