Luận Văn Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại Bệnh viện Đ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh Basedow (còn gọi là bệnh Graves) được Calr Von Basedow mô tả năm 1840, là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp. Ở nước ta, bệnh Basedow chiếm 45,8% trong các bệnh nội tiết [7], [15], bệnh gặp ở nữ
    80 – 90 % các trường hợp [4], [7]. Hormon giáp tăng cao và kéo dài dẫn đến mất xương. Bệnh xương nhiễm độc giáp, lần đầu tiên biết bởi Von Reckllinghausen vào năm 1891 [45]. Nhờ vào những nghiên cứu đầu tiên về hình thái học, phân tích tổ chức xương, năm 1940 William RH, Morgan HJ đã chứng minh có sự tăng đổi mới xương, đặc biệt là ở vỏ xương, do tác động trực tiếp của hormon tuyến giáp trên mô xương và làm giảm độ dày của vỏ xương [55]. Ryckewaert A (1968) cho rằng biểu hiện xương ở cường giáp trên X quang có thể thấy sau 5 năm bị bệnh [49], tuy nhiên sự thay đổi này có thể xuất hiện ít nhất một năm, đó là xẹp đốt sống, gãy xương tự nhiên và viêm màng xương như tạo xương mới ở màng xương đốt bàn tay, bàn chân, gọi là bệnh xương ngón dùi trống giáp.
    Vào những năm cuối thế kỷ XX, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mật độ xương ở bệnh nhân cường giáp [43], [46], bằng các phương pháp đo hấp thụ photon đơn, kép ở cột sống và cổ xương đùi, chụp X quang bàn tay, siêu âm ở xương gót, đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA), trong đó phương pháp DEXA được coi là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán loãng xương. Trước đây loãng xương đuợc đánh giá trên sự thay đổi tổ chức của mô xương (Biopsie) hoặc dựa vào hình ảnh X quang quy ước: Thưa các bè xương, xẹp đốt sống, gãy xương tự nhiên, tuy nhiên các biểu hiện trên xương X quang thường muộn, lúc đó khối lượng xương đã mất khoảng
    30 – 50%. Ngày nay chẩn đoán loãng xương là dựa vào phương pháp đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép [36] đo ở cột sống và cổ xương đùi, được thế giới sử dụng nhiều nhất. Loãng xương do cường giáp là một bệnh rối loạn chuyển hóa xương hay gặp. Vì vậy, cần phát hiện sớm loãng xương ở những bệnh nhân nhiễm độc giáp để có biện pháp điều trị dự phòng mất xương, cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu về loãng xương thứ phát, song có rất ít những nghiên cứu đề cập đến tình trạng loãng xương ở bệnh nhân Basedow.
    Ở Việt Nam, hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về loãng xương và có một số công trình nghiên cứu về mật độ xương trên bệnh nhân Basedow.
    Tại tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập tới vấn đề loãng xương trên bệnh nhân Basedow. Cho nên chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

    Mục tiêu nghiên cứu:

    1. Đánh giá mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép.
    2. Xác định các yếu tố liên quan đến mật độ xương ở bệnh nhân
    Basedow.

    MỤC LỤC

    Đặt vấn đề
    Chương 1. TỔNG QUAN . 3
    1.1. Mô xương và cấu trúc xương 3
    1.1.1. Mô xương . 3
    1.1.2. Cấu trúc xương 5
    1.1.3. Sự mất xương sinh lý 5
    1.1.4. Chuyển hóa calci – phospho . 6
    1.1.5. Hormon tham gia chuyển hóa xương . 7
    1.2. Loãng xương, các phương pháp chẩn đoán loãng xương . 8
    1.2.1. Định nghĩa 9
    1.2.2. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương . 9
    1.3. Tuyến giáp và bệnh loãng xương 13
    1.3.1. Đặc điểm cấu tạo tuyến giáp 13
    1.3.2. Vai trò của hormon giáp trong quá trình chuyển hóa xương 13
    1.3.3. Bệnh loãng do nhiễm độc giáp và suy giáp 17
    1.4. Tình hình nghiên cứu loãng xương ở Việt Nam 19
    Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
    2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu . 21
    2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu của nhóm bệnh . 21
    2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu của nhóm chứng 22
    2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 22
    2.5.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhóm bệnh 22
    2.5.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhóm chứng . 23
    2.5.3. Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu 23
    2.5.4. Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng 23
    2.5.5 Các phương pháp cận lâm sàng . 25
    2.6. Xử lý số liệu 26
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
    3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu . 27
    3.1.1. Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu 27
    3.1.2. Một số đặc điểm của nhóm Basedow 29
    3.2. Kết quả đo mật độ xương 31
    3.3 Các yếu tố liên quan đến MĐX . 35
    3.3.1. Liên quan tuổi với MĐX 35
    3.3.2. Liên quan hormon với MĐX 36
    3.3.3. Liên quan thời gian bệnh với MĐX . 38
    3.3.4. Liên quan độ bướu với MĐX . 39
    3.3.5 Liên quan BMI với MĐX 39
    Chương 4. BÀN LUẬN . 40
    4.1. Giảm khối lượng xương do Basedow 40
    4.2. Tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân Basedow 41
    4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến mđx do Basedow . 42
    4.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ hormon . 42
    4.3.2. Loãng xương ở bệnh nhân sử dụng hormon tuyến giáp thay thế . 43
    4.3.4. Ảnh hưởng của thời gian bệnh . 44
    4.3.5. Ảnh hưởng của độ bướu giáp . 44
    4.3.6. Ảnh hưởng của tuổi 45
    4.4. đặc điểm loãng xương của cường giáp 45
    4.5. Nồng độ calci máu . 46
    4.6. vai trò của đo mật độ xương bằng phương pháp dexa . 46

    KẾT LUẬN 48
    KIẾN NGHỊ 49
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
    DANH MỤC BẢNG

    3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu . 27
    Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi, cân nặng, chiều cao 27
    Bảng 3.2. Đặc điểm mạch giữa hai nhóm bệnh chứng . 28
    Bảng 3.3. Đặc điểm về BMI của hai nhóm bệnh chứng 28
    Bảng 3.4. Phân bố thời gian bệnh 29
    Bảng 3.5. Tỷ lệ độ bướu giáp 30
    Bảng 3.6. Giá trị trung bình của các chỉ số sinh hóa máu 30
    3.2. Kết quả đo mật độ xương 31
    Bảng 3.7. Giá trị trung bình MĐX cột sống thắt lưng (g/cm2) 31
    Bảng 3.8. Kết quả mật độ xương ở nhóm bệnh . 32
    Bảng 3.9. Kết quả mật độ xương ở nhóm chứng 33
    Bảng 3.10. So sánh mức độ LX giữa hai nhóm bệnh, chứng . 34
    Bảng 3.11. So sánh mức độ GMĐX giữa hai nhóm bệnh, chứng 34
    3.3 Các yếu tố liên quan đến MĐX . 35
    Bảng 3.12. Phân bố MĐX theo nhóm tuổi . 35
    Bảng 3.13. Nồng độ FT4 với MĐX 36
    Bảng 3.14. Nồng độ TSH với MĐX 37
    Bảng 3.15. Thời gian bệnh với MĐX . 38
    Bảng 3.16. Độ bướu với MĐX . 39
    Bảng 3.17. Phân bố MĐX theo BMI 39
    DANH MỤC BIỂU

    3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu . 27
    Biểu đồ 3.1. Phân bố cân nặng giữa hai nhóm bệnh, chứng . 28

    Biểu đồ 3.2. Phân bố thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh . 29
    3.2. Kết quả đo mật độ xương 31
    Biểu đồ 3.3. Giá trị trung bình mật độ xương cột sống thắt lưng . 31
    Biểu đồ 3.4. Phân bố kết quả đo mật độ xương ở nhóm bệnh . 32
    Biểu đồ 3.5. Phân bố kết quả đo mật độ xương ở nhóm chứng . 33
    3.3 Các yếu tố liên quan đến MĐX . 35
    Biểu đồ 3.6. Phân bố MĐX theo nhóm tuổi . 35
    Biểu đồ 3.7. Phân bố mật độ xương theo nồng độ FT4 36
    Biểu đồ 3.8. Phân bố mật độ xương theo nồng độ TSH . 37
    Biểu đồ 3.9. Phân bố mật độ xương theo thời gian mắc bệnh 38
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...