Thạc Sĩ Nghiên cứu mật độ, khoảng cách và chế độ bón phân cho cây ngô lai trồng trên đất đen ( Chromic Luvis

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục bảng
    Danh mục biểu đồ
    MỞ ĐẦU I
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1 Vai trò cây ngô 4
    1.2 Yêu cầu sinh thái của cây ngô 5
    1.3 Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của cây ngô 7
    1.4 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 9
    1.4.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 9
    1.4.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 11 ix
    1.5 Kết quả nghiên cứu về phân bón và mật độ, khoảng cách trồng ngô
    trên thế giới và ở Việt Nam 13
    1.5.1 Kết quả nghiên cứu trên thế giới 13
    1.5.2 Kết quả nghiên cứu ở Việt nam 23
    CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1 Vật liệu nghiên cứu 30
    2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
    2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 31
    2.3.1 Điều tra 31
    2.3.2 Bố trí các thí nghiệm đồng ruộng 32
    2.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 36
    2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 38
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
    3.1 Kết quả điều tra 39
    3.1.1Tình hình sản xuất Ngô ở Tỉnh Dak Lak 39
    3.1.2Tình hình sản xuất ngô tại huyện Krông Păc 41
    3.1.3Các biện pháp kỳ thuật được áp dụng cho ngô lai vụ Hè Thu theo nhóm
    năng suất 50
    3.2 Kết quả Thí nghiệm 58
    3.2.1Điều kiện đất đai của vùng nghiên cứu 58
    3.2.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố N,P,K và mật độ đến năng
    suất ngô (Thí nghiệm 1) 59
    3.2.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng và
    năng suất ngô (Thí nghiệm 2) 69
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
    1. Kết luận 76 x
    2. Đề nghị 77
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục 1
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Ngô là loại cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa. Ngô còn là
    nguồn thức ăn chính đối với các loại gia cầm, vật nuôi công nghiệp và là nguồn
    thu nhập quan trọng của nhiều nông dân. Trong những năm gần đây diện tích,
    năng suất và sản lượng của cây ngô trên cả nước nói chung và tại các tỉnh Tây
    Nguyên nói riêng đã không ngừng gia tăng bởi vì cây ngô có lợi thế là cây ngắn
    ngày, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, đầu tư ít, thị trường tiêu thụ mạnh và
    cho hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất ngô đang được đánh giá là một ngành sản
    xuất có nhiều triển vọng bởi vì nhu cầu ngô đang tăng nhanh ở quy mô toàn cầu,
    do ngô không chỉ được dùng làm thức ăn chăn nuôi và lương thực cho người mà
    hiện nay lượng ngô để chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang ngày một tăng
    nhanh. Mậu dịch ngô thế giới tăng liên tục những năm gần đây. Giá ngô thế giới
    cũng tăng nhanh so với những năm trước. So sánh về năng suất và giá thành sản
    phẩm của Việt nam và một số nước vẫn còn một khoảng cách chênh lệch đáng
    kể. Vấn đề đặt ra là bằng biện pháp nào để tăng năng suất ngô và hiệu quả kinh
    tế của việc sản xuất ngô cho người nông dân.
    Đối với nước ta, đã từ lâu cây ngô được xem là loại cây trồng xóa đói
    giảm nghèo cho nông dân vì tính hiệu quả và khả năng thích ứng cao của nó.
    Diện tích, năng suất và sản lượng ngô không ngừng tăng lên. Tuy nhiên sản
    lượng ngô trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn
    phải nhập khẩu một lượng lớn ngô nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi.
    Trong những năm tới, ngô vẫn là cây có vai trò quan trọng trong hệ thống canh
    tác ở nước ta. Vì vậy, để cây ngô Việt nam phát triển một cách bền vững, mang
    lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản
    xuất, đưa ra các giải pháp cụ thể đồng thời nghiên cứu các biện pháp, kỹ thuật 2
    canh tác phù hợp cho từng vùng sản xuất ngô là điều hết sức cần thiết trong giai
    đoạn hiện nay.
    Tình hình sản xuất ngô lai của nước ta hiện nay ở các địa phương thay
    đổi theo điều kiện sinh thái nông nghiệp và kinh tế - xã hội của địa phương. Nhìn
    chung thì hiện nay năng suất bình quân đạt được của ngô so với tiềm năng năng
    suất của các giống lai còn khoảng cách khá xa. Những yếu tố kỹ thuật quan trọng
    tạo nên khoảng cách này là phân bón, mật độ và phòng trừ sâu bệnh hại.
    Ở Việt Nam, việc khuyến cáo bón phân cho các loại cây trồng và cho ngô
    trước đây thường dựa vào các thí nghiệm phân bón, hoặc dựa vào phân tích đất
    để khuyến cáo phân bón cho những vùng rộng lớn; đặc tính độ phì nhiêu khác
    nhau của từng cánh đồng do chế độ bón phân và phương pháp canh tác khác
    nhau đã không được chú ý đến. Mật độ trồng và lượng phân bón có tác dụng hỗ
    trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp. Xác định được một mật độ thích hợp để
    giúp cây trồng tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp, sinh trưởng
    và phát triển một cách tốt nhất. Với lượng phân bón thích hợp sẽ giúp cho cây
    trồng tận dụng tối đa dinh dưỡng để cho năng suất tối ưu, tránh những lãng phí
    trong sản xuất. Nhằm xây dựng chiến lược về bón phân đạm, lân và kali hiệu quả
    cho từng loại đất trên địa bàn tỉnh Dak Lak trên cơ sở bố trí mật độ, khoảng cách
    trồng ngô phù hợp, chúng tôi tiến hành xây dựng đề tài: “Nghiên cứu mật độ,
    khoảng cách và chế độ bón phân cho cây ngô lai trồng trên đất đen ( Chromic
    Luvisols) ở huyện KrôngPăc- tỉnh Dak Lak ”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    - Đánh giá thực trạng sản xuất ngô lai của nông dân tại huyện KrôngPăc và
    các vấn đề của thâm canh tăng năng suất ngô lai để xác định các hạn chế trong
    sản xuất cần ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển, đồng thời đề xuất các giải
    pháp cần quan tâm trong công tác khuyến nông đối với cây ngô lai. 3
    - Xác định mật độ, khoảng cách thích hợp và ảnh hưởng các nguyên tố
    khoáng N, P, K đến năng suất cây ngô lai trồng trên đất đen tại Huyện Krông
    Păc. Từ đó đề xuất giải pháp về mật độ, khoảng cách và chế độ bón phân cho cây
    ngô lai nhằm gia tăng năng suất.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    - Kết quả điều tra cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nghiên
    cứu trong thâm canh ngô ở Krông Păc, đồng thời là cơ sở cho các nhà quản lý
    và khuyến nông của Huyện xác định các giải pháp cần thiết để hình thành các
    vùng chuyên canh ngô, đồng thời khai thác tốt tiềm năng năng suất sản lượng
    ngô lai.
    - Đề tài đóng góp thêm cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đạm, lân, kali
    và mật độ, khoảng cách gieo trồng đối với ngô lai trồng trên vùng đất đen ở
    Krông Păc.
    - Đề tài làm cơ sở để hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh ngô trên
    vùng đất đen ở Huyện Krông Păc.
    4. Giới hạn của đề tài
    - Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 6 năm
    2010.
    - Thời gian bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí vào vụ Thu Đông
    năm 2009 từ tháng 8 đến tháng 11/2009.
    - Nghiên cứu được tiến hành trên loại đất đen (Chromic Luvisols) tại xã
    Vụ Bổn, huyện Krông Pak, Tỉnh Dak Lak.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...