Luận Văn Nghiên cứu Marketing về thức ăn nhanh, điện thoại di động và game online tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : THỨC ĂN NHANH
    I. Tổng quan về KFC.
    KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán
    Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn
    nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Hiện
    Restaurant đã có tới 34 nghìn nhà hàng trên toàn cầu. Thị trường châu Á, đang là thị
    trường tiềm năng, phát đạt nhất của Restaurant.
    Trong hai năm 2005-2006, khi dịch Sars và đại dịch cúm gia cầm hoành hành ở
    nhiều nước khiến thị phần của KFC giảm sút nghiêm trọng, nhiều thị trường gà rán KFC
    có chứa một số phẩm mầu, hàm lượng gây Cholesterol và béo phì cho người sử
    dụng .gây tổn thất không nhỏ đến doanh thu, kế hoạch phát triển thị trường KFC.
    Nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, sản phẩm đã trở nên quen thuộc với
    nhiều thị trường, Restaurant đã nhanh chóng lấy lại hình ảnh, thương hiệu của mình, đặc
    biệt là thị trường châu Á. Có thể nói năm 2006 là năm châu Á của gà rán KFC. Chỉ tính
    riêng tại thị trường Trung Quốc, hiện số cửa hàng của KFC đã lên đến cón số hơn 5000.
    Doanh thu năm qua của Restaurant tại Trung Quốc lên hơn 200 triệu USD, vượt xa đối
    thủ cùng thị trường là L'etoile (Pháp), có mặt ở đây nhiều năm nay. Sau thành công ở
    Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở rộng phát triển ra thị trường nhiều
    nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
    Không phải đến bây giờ tập đoàn Restaurant mới "nhòm" đến Việt Nam trong
    "chiến lược châu Á" của mình, mà từ những năm 90 của thế kỷ trước, chính xác là năm
    1998, KFC đã vào Việt Nam, hàng loạt cửa hàng gà rán mang thương hiệu KFC đã được
    hình thành ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng do điều kiện kinh doanh ở Việt Nam lúc ấy
    còn hạn chế, người dân lại chưa quen với loại thức ăn nhanh . nên hàng loạt cửa hàng gà
    rán KFC "bán như khuyến mãi" vẫn vắng khách. Thực trạng "đìu hiu" này kéo dài ròng rã
    trong bảy năm trời. Bảy năm phát triển không hiệu quả, bảy năm thương hiệu gà rán KFC
    Việt Nam phải bù lỗ . Nhưng Restaurant vẫn không bỏ cuộc, vẫn kiên trì bám trụ ở Việt
    Nam, như đợi một phép mầu kỳ diệu nào đó sẽ diễn ra.
    Có thể nói, năm 2006 và vừa qua, là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị
    trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, người dân "đua" nhau tìm
    đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ.
    Sự tăng đột biến của lượng khách hàng, khiến KFC phải mở thêm nhiều cửa hàng mới tại
    thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số tỉnh khác, trong đó phải kể đến sự kiện gà rán
    KFC thành lập cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự kiện KFC tiến chân ra Bắc.
    "Cuộc chơi" của KFC tại Việt Nam thực sự bắt đầu.
    Bảy năm cho một thị trường, bảy năm cho một thương hiệu, trong kinh doanh thật
    không phải là ngắn, cũng không phải là dài cho một thương hiệu chợt làm quen và lớn.
    "Đắt sắt nên miếng" câu thành ngữ đó luôn đúng trong kinh doanh, với một thị trường
    tiềm năng, rộng lớn, hơn 80 triệu dân, lại vừa ra nhập WTO, đủ để thương hiệu gà rán
    KFC làm nên mọi chuyện ở đây.
    Với hơn 20 cửa hàng hiện có tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một mới
    mở ở Hà Nội, kế hoạch sắp tới của Restanrant sẽ tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng gà rán
    KFC ở nhiều tỉnh thành khác.
    Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất
    lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam.
    .

    PHẦN II: ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
    I. Giới trẻ nói gì về điện thoại di động và tại sao giới trẻ sử
    dụng điện thoại di động.
    Để hiểu được giới trẻ sử dụng điện thoại theo phong cách nào, nhóm trích một số
    ý kiến của người tiêu dùng từ VNEXPRESS.NET như sau:
    Trần Đức Hạnh chỉ là một cậu học sinh học lớp 9 tại một trường phổ thông cơ sở
    trên địa bàn phường Đội Cấn (Hà Nội) nhưng cậu đã sử dụng liền một lúc 2 máy di động.
    Hạnh cho biết về sở thích “hai tay hai súng” của mình: “Trước em dùng một sim Viettel
    nhưng giờ khi HT Mobile ra đời, giá rẻ, có nhiều tiện ích lại được gọi nội mạng miễn phí
    nhiều tháng nên em dùng thêm một cái nữa. Với chương trình khuyến mại miễn phí gọi
    và nhắn tin nội mạng đến 6 tháng của HT Mobile khách hàng có thể tiết kiệm một khoản
    tiền rất lớn chưa kể đến việc có thể liên kết với bạn bè người thân mọi nơi, mọi lúc mà
    không phải e ngại về bất cứ điều gì. “Hai tay hai súng” không phải để sành điệu mà là để
    tiết kiệm tiền”. Khoảng hơn 1 năm nay, số lượng học sinh, sinh viên nói riêng và lớp
    thanh niên nói chung sử dụng “hai tay hai súng” như Hạnh ngày càng nhiều.
    Nguyễn Anh Tú, sinh viên năm thứ 3 một trường đại học khối kinh tế tại TP Hồ
    Chí Minh cho biết: “Em muốn dùng một chiếc điện thoại di động với chi phí thấp nhưng
    phải có nhiều tiện ích đặc biệt. Đây là lý do em cũng thử qua một số mạng di động
    CDMA để tìm hiểu sức mạnh công nghệ của từng mạng”. Vào thời điểm hiện này, Tú đã
    sử dụng thêm một máy của HT Mobile. Do phải vừa làm vừa đi học, một trong những vật
    “bất ly thân” của Tú là chiếc laptop và máy di động HT Mobile. Tú cho biết thêm: “Vào
    quán cafe Wifi thì cũng hay nhưng giá rất đắt. Ngồi cà phê vỉa hè mà vẫn truy cập được
    Internet tốc độ cao như ở cà phê Wifi mới thú. Cũng vì thế mà em thích dùng mạng
    CDMA”. Những người thường xuyên sử dụng máy tính xách tay như Tú đặc biệt là giới
    doanh nhân hiện nay đã có thêm nhiều sự lựa chọn cho việc sử dụng các sản phẩm thông
    tin di động phong phú với công nghệ tiên tiến và dịch vụ sáng tạo. Chỉ với một thiết bị
    Data Card nhỏ gọn, họ có thể truy cập Internet ở nhà, trong quán café, trên phố thậm chí
    trong cả ô tô và đặc biệt có thể tải file dữ liệu dung lượng lớn, sử dụng internet ngay cả
    khi đang di chuyển .
    N.T.H, sinh viên đại học Quốc gia (Hà Nội) đã cực kỳ ngạc nhiên và cảm động
    đến suýt khóc khi nhận được một tin nhắn đặc biệt nhân ngày 14.2. Một người bạn của H
    đã gửi cho H một tin nhắn nghe được bằng lời nói với nội dung khá lãng mạn. Chỉ có
    điều giọng nói của cậu bạn trong tin nhắn này khá ấp úng và . lắp bắp khi nói: “Tớ thích
    cậu lắm”. H cho biết ý định cũng sẽ sử dụng một điện thoại của mạng di động có nhắn tin
    bằng giọng nói để H có thể gửi lời yêu thương không chỉ tới bạn bè mà tới cả những
    người thân của mình. Sau ngày lễ tình yêu 14.2 khoảng 10 ngày, H đã chính thức tậu cho
    mình một chiếc điện thoại CDMA hoà mạng di động có dịch vụ tin nhắn biết nói để cho
    bằng bạn bằng bè. H nói: “Điều làm em ngạc nhiên nhất là ngoài các chức năng đặc biệt
    của dịch vụ, em còn được gọi và nhắn tin nội mạng miễn phí trong gần 3 tháng và bây
    giờ lại được miễn phí thêm 6 tháng nữa. Thật khó mà có thể tin được. đây cũng là lý do
    em đã rủ thêm nhiều người bạn và cả những người thân trong gia đình sử dụng mạng
    CDMA này để em có thể gọi điện và nhắn tin thoải mái mà không phải mất tiền”.
    Tập đoàn viễn thông Telenor (Na Uy) vừa công bố một kết quả điều tra theo
    chiều sâu về thói quen sử dụng điện thoại di động và internet trong giới trẻ Việt
    Nam. Tập đoàn này lựa chọn các thanh niên tuổi từ 18 - 24 tại TP.HCM làm đối
    tượng nghiên cứu.
    Kết quả của cuộc điều tra cho thấy, số tiền sử dụng cho cước điện thoại di động
    hằng tháng của nhóm thanh niên tại TP.HCM vào khoảng 300.000 đồng/tháng. Các bạn
    trẻ thường sử dụng nhiều sim điện thoại trả trước để tận dụng các chương trình giảm giá,
    khuyến mãi của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động và để kiểm soát cước phí
    hằng tháng. Giới trẻ tại TP.HCM thường gửi 5 - 6 tin nhắn/ngày và thực hiện số cuộc gọi
    cũng tương đương trong ngày đó.
    .
    .
    PHẦN III: GAME ONLINE
    I. Tổng quan về game online và thị trường Game online.
    Khi dịch vụ Internet ADSL và đường truyền băng thông phát triển ở Việt
    Nam.Game online đã bắt đầu xâm nhập và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
    sống của các thanh thiếu niên, đặc biệt là tại các thành phố lớn, nơi dân cư được tiếp xúc
    nhiều với Internet và cở sở hạ tầng về Internet phát triển. Từ những trò chơi đơn thuần
    như ca-rô, bắn bi Phần lớn các thanh thiếu niên đô thị đã chuyển dần sang những trò
    game trên máy tính. Đi cùng với sự phát triển về công nghệ phần cứng và đồ hoạ các
    game từ đơn giản đòi hỏi cấu hình máy thấp đã phát triển sang các loại game thực hình
    ảnh đẹp mắt rồi game online kết nối toàn cầu.
    Hiện nay, game online hầu như đã thống trị thị trường game và đánh bật các loại
    game offline khác với hơn 2 triệu người chơi so với dân số hơn 80 triệu người của Việt
    Nam. Trong con số 2 triệu đó thì trên 97 % là những thanh thiếu niên độ tuổi từ 14-24
    thật đáng nể . Phần lớn thị phần game online lọt vào tay 3 game thu hút nhất là Võ Lâm
    Truyền Kỳ, Audition và Con đường tơ lụa. Còn hơn 10 game còn lại chia nhau hơn
    500.000 game thủ.
    Biểu đồ sự tăng trưởng về DT và số game thủ 2000-2010
    0
    19.8 16.6
    50
    83
    0
    10
    20
    30
    40
    50
    60
    70
    80
    90
    2000 2007 2010
    Số người chơi Tổng doanh thu
    Với tốc độ tăng trưởng của thị trường game online như hiện nay, đến năm 2010, mỗi
    game thủ ở Việt Nam sẽ chi tiêu 50 USD/năm/trò chơi. Như vậy, với mục tiêu phát triển
    thị trường game online nội địa đạt 83 công ty vào năm 2010, mỗi công ty kinh doanh ít
    nhất một trò chơi và mỗi trò chơi thu hút được 20 ngàn người chơi thì doanh thu của mỗi
    công ty này sẽ đạt 1 triệu USD/năm/trò chơi. Theo đó, doanh thu từ game online nội địa
    đến năm 2010 sẽ đạt ít nhất 83 triệu USD.
    Các doanh nghiệp kinh doanh game online chính : Hiện có hơn 10 doanh nghiệp
    kinh doanh game online, đa phần là đóng vai trò đại lý phát hành theo hợp đồng với các
    đối tác cung cấp trò chơi nước ngoài. Các doanh nghiệp kinh doanh game online nổi bật
    nhất là FPT, VinaGame, VTC AsiaSoft và Hanoi Telecom. Trong đó VinaGame là doanh
    nghiệp chiếm thị phần nhiều nhất với hai game Võ Lâm Truyền kỳ và Rapnarok.
    Game online
    Nhà phát hành
    Thể loại Tình trạng
    Mu
    FPT
    MMORPG
    Thương mại
    Priston Tale
    FPT
    MMORPG
    Thương mại
    Risk Your Life II
    VASC
    MMORPG
    Thương mại
    Vo Lam Truyen Ky
    VinaGame
    MMORPG
    Thương mại
    Ragnarok online
    VinaGame
    MMORPG
    Thương mại
    Gunbound
    Asiasoft
    Casual, FTP
    Thương mại
    TS online / Yulgang
    online
    Asiasoft
    MMORPG, FTP
    Thương mại / Open
    Beta
    Space Cowboy /
    Audition online
    VTC
    Casual, FTP
    Open Beta
    Khan online
    Hanoi Telecom
    MMORPG
    Thương mại
    Silkroad FPT MMORPG Thương mại
    ***. Đặc điểm của game online.
    Đòi hỏi ít tư duy, sáng tạo. Khi tham gia vào game online, bạn sẽ được tham gia
    vào các trận đánh, chiến thuật chủ yếu dùng kỹ năng nhân vật có.( Rapnarok online, MU,
    Võ Lâm Truyền Kỳ, Silkroad ) hay những động tác bằng tay của nhân vật ( Audition,
    Gunbound ) Đòi hỏi sự hiểu biết về game chứ không cần nhiều tư duy về chiến thuật,
    tìm tòi như các game chiến thuật offline khác.
    Đa số được chơi dưới dạng nhập vai nhân vật, gặp cùng và tham gia cùng với
    những nhân vật khác là người thật đang online trong một bối cảnh. Đặc biệt, mỗi người
    chơi trong game online cũng có bang hội, giai cấp, địa vị hay thậm chí là sự giàu có khác
    nhau. Điều này sẽ tạo nên một thế giới ảo đối với người chơi.
    Người chơi sẽ lưu giữ được nhân vật của mình sau mỗi lần chơi và nhân vật sẽ
    được tiến triển theo cấp độ, chơi càng lâu và hiệu quả, thì cấp độ nhân vật tăng lên, đồ vật
    thu được càng nhiều nhân vật sẽ trở nên mạnh hơn, “siêu” hơn và giàu có hơn.
    Có thể chơi ở mọi nơi với cùng loại game và nhân vật của mình . Bạn thể tham
    gia chiến trường Tống Kim ( Võ Lâm Truyền Kỳ ) với nhân vật Ngũ Độc của bạn tại các
    quán game ở Hà Nội,Tp HCM, Cần Thơ
    Quá trình phát triển của game online
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...