Tiểu Luận Nghiên cứu Marketing Mix Honda Việt Nam 9d

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    LỜI GIỚI THIỆU 1
    PHẦN A: CƠ SỞ LÍ LUẬN: 2
    I. Khái niệm và các thành phần của Marketing Mix: 2
    II. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix: 2
    III. Các nguyên tắc của Markeing Mix: 3
    PHẦN B: THỰC TRẠNG MARKETING MIX CỦA HONDA VIỆT NAM . 3
    I. Giới thiệu về Tập đoàn HONDA và Công ty HONDA Việt Nam: 3
    1. Tập đoàn HONDA: 3
    2. Công ty Honda Việt Nam: 4
    II. Thực trạng Marketing Mix của Honda Việt Nam: 5
    1. Sản phẩm: 5
    2. Giá cả: 10
    3. Phân phối: 12
    4. Xúc tiến: 12
    PHẦN C: GIẢI PHÁP: 14
    I. Định hướng phát triên của Honda Việt Nam: 14
    1. Mở rộng hơn nữa thị trường trong và ngoài nước: 14
    2. Nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với chất lượng dịch vụ sau bán hàng: 14
    3. Quan tâm đến các hoạt động xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống: 15
    II. Một số đối thủ cạnh tranh của Honda Việt Nam: 16
    1. Công ty Yamaha Motor Việt Nam: 16
    2. Công ty Suzuki Motor Việt Nam: 17
    III. Phấn tích ma trận SWOT: 17
    1. Điểm mạnh của công ty: 17
    2. Điểm yếu của công ty: 21
    3. Cơ hội: 22
    4. Thách thức đối với công ty: 24
    IV. Phân tích phiếu khảo sát về các sản phẩm của Honda Việt Nam: 25
    V. Giải pháp đề xuất: 27
    PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÁC SẢN PHẨM CỦA HONDA VIỆT NAM 28


    LỜI GIỚI THIỆU
    Trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng không ngừng và đời sống của người dân vì thế cũng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng xe máy cũng tăng lên theo đó. Thế nhưng chiếc xe máy bây giờ không chỉ là một phương tiện đi lại thông thường mà hơn thế nữa nó còn xem như là một vật có tác dụng làm đẹp, nâng cao giá trị của người sử dùng đi kèm đó là nhiều tính năng hiện đại và phải tiết kiệm nhiên liệu – một trong những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn một chiếc xe máy trong thời buổi giá xăng tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Honda Việt Nam đã liên tục cải tiến, sáng tạo ra những dòng sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của từng loại đối tượng sử dụng.
    Hiện nay trên thị trường Việt Nam có không ít các hãng sản xuất xe máy đang cạnh tranh nhau một cách khốc liệt như: Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, Piaggio, Tuy nhiên, trong số đó thì Honda là chiếm ưu thế hơn cả với hơn 50% thị phần (năm 2009), hình ảnh chiếc xe máy đã gắn liền với thương hiệu Honda, bằng chứng là khi nói đến xe máy, người dân Việt Nam hay gọi đó là Honda chứ không gọi đó là xe máy. Thương hiệu Honda đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Có được sự thành công như ngày hôm nay đó là nhờ vào bàn tay tài hoa cùng với tâm huyết, sự nỗ lực hết mình của toàn thể nhân viên Honda mà trước hết là Soichiro Honda, cha đẻ của Tập đoàn Honda Motor. Ước mơ đem lại sự tiện lợi, thoải mái và tiết kiệm chi phí đã thôi thúc Soichiro Honda sáng tạo ra những sản phẩm với chất lượng có thể nói là đạt đến sự hoàn hảo. Tuy nhiên, bên cạnh chất lượng thì với chiến lược marketing phù hợp cũng có vai trò không kém phần quan trọng.
    Vì thế chúng em đã nghiên cứu và tìm hiểu về Marketing Mix của Honda Việt Nam để có một cái nhìn sâu sắc hơn về sự thành công của Honda Việt Nam nói riêng trên thị trường Việt Nam và của Tập đoàn Honda trên toàn thế giới. Tuy nhiên đây là đề tài đầu tiên của nhóm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong nhận được sự giúp đỡ của thầy để nhóm hoàn thiện hơn bài nghiên cứu.

    PHẦN A: CƠ SỞ LÍ LUẬN:

    I.Khái niệm và các thành phần của Marketing Mix:
    Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
    4P là một khái niệm trong marketing, đó là:
    · Product (Sản phẩm): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.
    · Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán, .
    · Place (Phân phối): đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.
    · Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng .[SUP][1][/SUP]
    II.Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix:
    Marketing mix không có khuôn mẫu chung nào cho mọi trường hợp mà nó thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng như:
    · Vị trí uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường: nếu doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần phải tốn nhiều chi phí cho hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng.

    Tài liệu tham khảo:
    - Giáo trình Marketing căn bản – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
    - www.honda.com.vn
    - www.yamaha-motor.com.vn
    - www.suzuki.com.vn
    - www.vi.wikipedia.org
    - www.bookjob.vn
    - www.dantri.com.vn
    - www.autonet.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...