Luận Văn Nghiên cứu mạng NGN của VNPT và các dịch vụ trên NGN

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 18/3/15
    LỜI NÓI ĐẦU
    Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, các ngành hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng không ngừng lớn mạnh và Bưu Chính Viễn Thông là một trong những ngành đó. Tổng kết trong thời gian vừa qua cho thấy Bưu Chính Viễn Thông đã góp phần quan trọng vào sự vươn mình đi lên của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Trong đóng góp đó không thể không kể tới vai trò quan trọng của bộ phận viễn thông.
    Không ngừng lớn mạnh theo thời gian, ngành viễn thông Việt Nam đã và đang cung cấp ngày càng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tới người dân với cả chất lượng và số lượng không ngừng được cải thiện. Người dân Việt Nam giờ đây đã được hưởng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tương đương như tại các nước phát triển trên thế giới. Trong đà phát triển đó, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin, khi mà một loạt các hạ tầng viễn thông cũ tỏ ra không phù hợp hay quá tải, VNPT đã xây dựng đề án triển khai xây dựng mạng thế hệ mới NGN tại Việt Nam.
    NGN là mạng thế hệ sau không phải là mạng hoàn toàn mới, nó được phát triển từ tất cả các mạng cũ, NGN có khả năng làm nền tảng cho việc triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới trong tương lai một các nhanh chóng, không phân biệt ranh giới các nhà cung cấp dịch vụ (dịch vụ độc lập với hạ tầng mạng) nhờ các đặc điểm: băng thông lớn, tương thích đa nhà cung cấp thiết bị, tương thích với các mạng cũ Đồng hành với xây dựng mạng NGN, một loạt các dịch vụ với các kiến trúc khác nhau cũng dần được triển khai nhằm cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho người dùng.
    Với sự ham muốn nắm bắt công nghệ về NGN tôi đã quyết định lựa chọn đề tài đồ án tốt nghiệp là “Nghiên cứu mạng NGN của VNPT và các dịch vụ trên NGN”. Đồ án được trình bày trong 5 chương với nội dung cụ thể:
     Chương 1: Tổng quan về mạng viễn thông: giới thiệu sơ lược về mạng viễn thông nói chung và mạng viễn thông Việt Nam hiện tại, các ưu nhược điểm của mạng viễn thông hiện tại. Đồng thời trình bày xu hướng đổi mới và yêu cầu phát triển NGN.
     Chương 2: Cấu trúc NGN: trình bày các mô hình NGN của các tổ chức trên thế giới, các giải pháp của các hãng lớn và các vấn đề cần quan tâm khi triển khai NGN.
     Chương 3: Dịch vụ trong NGN: trình bày về nhu cầu dịch vụ của khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ, các mô hình dịch vụ trong NGN và các dịch vụ cơ bản trong NGN.
     Chương4: NGN của VNPT: trình bày về tổ chức thực hiện xây dựng và triển khai NGN tại Việt Nam, cấu hình cụ thể đã triển khai tới nay cũng như những dự định phát triển NGN trong tương lai của Việt Nam.
     Chương 5: Dịch vụ trên NGN của VNPT: trình bày về các dịch vụ mà VNPT đang thai thác trên nền NGN.
    Do giới hạn trong một đồ án tốt nghiệp đại học nên tôi không có nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế cũng như còn thiếu kinh nghiệm khi bước vào nghiên cứu một vần đề công nghệ mới, nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được nhiều sự góp ý từ các thày cô và các bạn cũng như từ những người nghiên cứu về NGN.
    MỤC LỤC
    THUẬT NGỮ VIẾT TẮT i
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG 3
    1.1 Mạng viễn thông hiện tại 3
    1.1.1 Khái niệm về mạng viễn thông 3
    1.1.2 Đặc điểm mạng viễn thông hiện nay 5
    1.1.3 Mạng viễn thông Việt Nam 6
    1.1.3.1 Hệ thống chuyển mạch 6
    1.1.3.2 Hệ thống truyền dẫn 6
    1.1.3.3 Hệ thống báo hiệu 7
    1.1.3.4 Hệ thống truy nhập 7
    1.1.3.5 Hệ thống quản lý 7
    1.1.3.6 Hệ thống đồng bộ 7
    1.1.4 Những hạn chế của mạng viễn thông hiện tại 8
    1.2 Mạng NGN 8
    1.2.1 Định nghĩa 8
    1.2.2 Đặc điểm NGN 9
    1.2.3 Các yếu tố thúc đẩy tiến tới NGN 10
    1.2.3.1 Cải thiện chi phí đầu tư 10
    1.2.3.2 Xu thế đổi mới viễn thông 10
    1.2.3.3 Các doanh thu mới 11
    1.2.4 Yêu cầu để phát triển NGN 11
    CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC MẠNG NGN 13
    2.1 Mô hình NGN của các tổ chức trên thế giới 13
    2.1.1 Mô hình của ITU 13
    2.1.2 Một số hướng nghiên cứu của IETF 14
    2.1.3 Mô hình của MSF 14
    2.1.4 Mô hình của TINA 15
    2.1.5 Mô hình của ETSI 16
    2.2 Cấu trúc NGN 18
    2.2.1 Cấu trúc chức năng 18
    2.2.2 Các thành phần của NGN 21
    2.2.2.1 Cấu trúc vật lý của NGN 22
    2.2.2.2 Các thành phần của NGN 22
    2.2.3 Các giao thức trong NGN 26
    2.2.3.1 H323 và SIP 26
    2.2.3.2 BICC, SIP-T và SIP-I 28
    2.2.3.3 MGCP, H248/MEGACO 29
    2.2.3.4 SIGTRAN 31
    2.2.3.5 APIs và INAP 32
    2.2.3.6 RTP và RCTP 32
    2.2.4 Các công nghệ nền tảng cho NGN 33
    2.2.4.1 IP 33
    2.2.4.2 ATM 33
    2.2.4.3 IP Over ATM 34
    2.2.4.4 MPLS 34
    CHƯƠNG 3: DỊCH VỤ TRONG NGN 35
    3.1 Giới thiệu chung về dịch vụ 35
    3.2 Nhu cầu NGN của các nhà cung cấp dịch vụ 37
    3.3 Yêu cầu của khách hàng 38
    3.4 Kiến trúc dịch vụ NGN 39
    3.5.1 Kiến trúc phân lớp 42
    3.5.2 Giao diện các dịch vụ mở API 42
    3.5.3 Mạng thông minh phân tán 43
    3.5 Các vấn đề về dịch vụ 44
    3.6.1 Bảo mật 44
    3.6.2 Chất lượng dịch vụ QoS 47
    CHƯƠNG 4: NGN CỦA VNPT 53
    4.1 Nguyên tắc tổ chức thực hiện triển khai NGN 53
    4.1.1 Yêu cầu chung 53
    4.1.2 Mục tiêu xây dựng 53
    4.1.3 Quy trình chuyển đổi 54
    4.2 Giải pháp đề xuất cho phát triển NGN của VNPT 54
    4.2.1 Giải pháp xây dựng NGN trên cơ sở mạng hiện tại 54
    4.2.1.1 Nội dung của giải pháp 54
    4.3.1.1 Ưu điểm 55
    4.3.1.2 Nhược điểm 55
    4.3.1 Giải pháp xây dựng NGN hoàn toàn mới 56
    4.3.2.1 Nội dung giải pháp 56
    4.3.2.2 Ưu điểm 56
    4.3.2.3 Nhược điểm 56
    4.4.1 Tổ chức lớp ứng dụng và dịch vụ 57
    4.4.2 Tổ chức lớp điều khiển 57
    4.4.3 Tổ chức lớp truyền tải 58
    4.4.4 Tổ chức lớp truy nhập 60
    4.4.5 Lộ trình chuyển đổi 61
    4.3 Mạng NGN thực tế đang triển khai của VNPT 63
    CHƯƠNG 5: CÁC DỊCH VỤ TRÊN NGN CỦA VNPT 68
    5.1 Giới thiệu 68
    5.2 Dịch vụ cho người sử dụng 68
    5.2.1 Dịch vụ 1719 68
    5.2.2 Dịch vụ báo cuộc gọi từ Internet CWI 69
    5.2.3 Dịch vụ thoại qua trang Web WDP 71
    5.3 Dịch vụ cho doanh nghiệp 71
    5.3.1 Dịch vụ 1800 và 1900 72
    5.3.1.1 Dịch vụ 1800 76
    5.3.1.2 Dịch vụ 1900 78
    5.3.2 Dịch vụ mạng riêng ảo VPN 80
    5.3.3 Dịch vụ thoại miễn phí từ trang Web FCB 81
    5.3.4 Dịch vụ cuộc gọi thương mại miễn phí CFCS 82
    KẾT LUẬN 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...