Đồ Án Nghiên cứu mạng ATM

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: ISDN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA MẠNG ATM

    1.1. SỰ XUẤT HIỆN CỦA N.ISDN:

    ISDN (Integrated Services Digital NetWork): Là mạng số liên kết dịch vụ. ISDN cung cấp khả năng kết nối hoàn toàn số hoá giữa các đấu cuối.

    N.ISDN (Narrow Integrated Services Digital NetWork): Là mạng tổ hợp dịch vụ số băng hẹp.

    1.1.1. Các Đặc Điểm Của Mạng Viễn Thông Ngày Nay:

    Hiện nay, các mạng viễn thông hiện tại có đặc điểm chung là tồn tại một cách riêng rẽ, ứng với mỗi loại hình dịch vụ thông tin lại có ít nhất một loại mạng viễn thông riêng biệt để phục vụ dịch vụ đó như:

    Mạng Telex: Có thể thu phát tín tức trong phạm vi toàn cầu. Dùng để gửi các bức điện dưới dạng các ký tự đã được mã hóa bằng mã 5 bit. Tốc độ truyền rất thấp (từ 75bit/s đến 300 bit/s). Mặt dù tốc độ truyền thấp, chậm chỉ có các chữ cái, ký hiệu được truyền đi nhưng mạng vẫn được sử dụng để truyền các tin tức thuê bao doanh nghiệp nhằm mục đích truyền các bản tin ngắn.

    Mạng điện thoại công cộng: Còn gọi là mạng POTS ( Plain Old Telephone Service), là mạng được xây dựng sớm nhất. Nó phát triển từ các tổng đài tương tự và phương thức truyền dẫn tương tự và đặc biệt là chuyển mạch kênh theo thời gian thực. Ơ mạng này tiếng nói được số hóa và chuyển mạch ở hệ thống chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN (Public Switched Telephone Network). Yêu cầu độ trễ rất nhỏ.

    Mạng truyền số liệu: Phần lớn các mạng truyền số liệu trên thế giới là mạng số liệu chuyển mạch gói, tức là thông tin được cắt thành các gói có kích thước phù hợp và được phát lên những đường thông đang rỗi ở thời điểm đó. Khe hở giữa các gói có thể được các loại thông tin khác sử dụng. Các mạng chuyển mạch gói để trao đổi số liệu giữa các máy tính dựa trên giao thức của X.25 và hệ thống truyền số liệu chuyển mạch kênh dựa trên các giao thức X.21.

    Các tín hiệu truyền hình: Có thể được truyền theo 3 cách: truyền bằng sóng vô tuyến, truyền qua hệ thống mạng truyền hình CATV (Community Antena TV) bằng cáp đồng trục hoặc truyền qua hệ thống vệ tinh còn gọi là hệ thống truyền hình trực tiếp DBS (Direct Broadcast System).

    Trong phạm vi cơ quan, số liệu giữa các máy tính được trao đổi thông qua mạng cục bộ LAN thường là mạng: Ethernet, Token Bus, và Token Ring.

    Hậu quả là hiện nay có rất nhiều loại mạng khác nhau cùng song song tồn tại. Mỗi mạng lại yêu cầu phương pháp thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng khác nhau. Như vậy hệ thống mạng viễn thông hiện tại có rất nhiều nhược điểm mà quan trọng là:

     Chỉ truyền được các dịch vụ độc lập tương ứng với từng mạng.

     Thiếu mềm dẻo: Sự ra đời của các thuật toán nén tiếng nói, nén ảnh, và tiếng bộ trong công nghệ VLSI ảnh hưởng mạng mẽ tới tốc độ truyền tín hiệu.

     Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng, vận hành cũng như việc sử dụng tài nguyên. Tài nguyên có trong một mạng không thể chia sẻ cho các mạng khác cùng sử dụng.

    1.1.2. Điều Kiện Thuận Lợi Về Công Nghệ Cho Sự Xuất Hiện Mạng N.ISDN:

    Có 2 công nghệ là máy tính và truyền thông đã và đang phát triển rất nhanh và là mũi nhọn của công nghệ ở cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên hai lĩnh vực này đang dần dần phát triển hợp nhất với nhau do:

     Sự phát triển của kỹ thuật tính toán, chuyển mạch và các thiết bị truyền dẫn số.

     Kỹ thuật số đã được sử dụng rộng rãi cho truyền dẫn thoại, dữ liệu và hình ảnh.

    Từ 2 vấn đề trên, đồi hỏi cần có một mạng có thể liên kết toàn bộ các loại mạng đang tồn tại và có khả năng tích hợp có khả năng truyền dẫn và xử lý tất cả các loại dữ liệu.

    Từ đó N.ISDN ra đời. N.ISDN sẽ là mạng viễn thông công cộng trên phạm vi toàn thế giới. Nó được định nghĩa bởi các chuẩn hoá của giao tiếp người sử dụng và sẽ được thực hiện bởi một tập của các chuyển mạch số và kết nối giữa chúng, cung cấp phạm vi rộng các loại lưu lượng. ITU – T (CCITT) định nghĩa N.ISDN là mạng được phát triển từ mạng điện thoại số cung cấp khả năng kết nối hoàn toàn số hoá giữa các đầu cuối, phục vụ cho nhiều loại dịch vụ (thoại và phi thoại) từ đó người sử dụng có thể truy xuất bởi một tập hữu hạn các giao diện đa mục đích đã được chuẩn hoá. N.ISDN thể hiện:

     Cung cấp các ứng dụng thoại và phi thoại sử dụng một tập có giới hạn các tiện ích

     Cung cấp các ứng dụng cho chuyển mạch và không chuyển mạch. N.ISDN cung cấp cả kỹ thuật chuyển mạch mạch và chuyển mạch gói.

     Độ tin cậy cao trên các kết nối 64Kbps

     Cung cấp các dịch vụ đặc trưng, bảo hành mạng và các chức năng quản lý mạng.

     Có cấu trúc phân lớp của các nghi thức: Các nghi thức được phát triển cho người sử dụng truy xuất vào mạng N.ISDN theo cấu trúc phân lớp và có thể ánh xạ vào mô hình cho kết nối với hệ thống mở OSI.

     Cấu hình đa dạng: cho phép phát triển mạng N.ISDN không phụ thuộc vào chính sách của quốc gia, vào kỹ thuật đang sử dụng cũng như các thiết bị đang sử dụng của khách hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...