Luận Văn Nghiên cứu luật thuế bảo vệ môi trường

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: NGHIÊN CỨU LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

    Lời mở đầu 1


    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


    1.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay 5


    1.1.1 Môi trường đất 6


    1.1.2 Môi trường nước 8


    1.1.3 Môi trường không khí 9


    1.2 Một số chính sách tài chính liên quan đến bảo vệ môi trường .11


    1.2.1 Chính sách thuế 12


    1.2.1.1 Thuế tiêu thụ đặc biệt 12


    1.2.1.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp .13


    1.2.1.3 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu .13


    1.2.2 về các chính sách phí .14


    1.2.2.1 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải .14


    ỉ.2.2.2 Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn 15


    1.2.2.3 Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 16


    1.2.2.4 Phí xăng dầu 16


    1.2.2.5 Kết quả đạt được và những tồn tại khi thực hiện 17


    1.2.3 Sự cần thiết ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường .19


    1.3 Những vấn đề cơ bản khỉ xây dựng Luật thuế bảo vệ môi trường 22


    1.3.1 Mục tiêu, yêu cầu khi xây dựng Luật thuế bảo vệ môi trường 22


    1.3.2 Nguyên tắc tiếp cận khi xây dựng Luật thuế bảo vệ môi trường .26


    1.3.3 Khái niệm thuế bảo vệ môi trường 28


    1.3.4 Đặc điểm thuế bảo vệ môi trường .29


    1.3.5 Khái quát nội dung Luật thuế bảo vệ môi trường .33


    Chương 2: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


    2.1 Người nộp thuế .37


    2.1.1 Khái niệm .37


    2.1.2 Nội dung quy định cụ thể về người nộp thuế bảo vệ môi trường 37


    2.1.2.1 Trường hợp nhập khẩu ủy thác hàng hóa .39

    2.1.2.2 Trường hợp làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ lẻ .40


    2.2 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế 41


    2.2.1 Đối tượng chịu thuế 41


    2.2.1.1 Khái niệm 41


    2.2.1.2 Cơ sở quy định đối tượng chịu thuế 42


    2.2.1.3 Nội dung quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường 43


    a. Xăng dầu các loại 44


    b. Than đá .46


    c. Dung dịch hyđro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) 47


    d. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế .48


    e. Thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng .49


    2.2.2 Đối tượng không chịu thuế 52


    2.2.2.1 Khái niệm .52


    2.2.22 Nội dung quy định về đối tượng không chịu thuế .52


    2.3 Căn cứ tính thuế .53


    2.3.1 Số lượng hàng hóa tính thuế .54


    2.3.2 Mức thuế tuyệt đối .55


    2.3.2.1 Khái niệm .55


    2.3.2.2 Mức thuế suất tuyệt đối của một số mặt hàng cụ thể 56


    a. Mức thuế suất đối với xăng, dầu các loại .56


    b. Mức thuế suất đối với than .57


    e. Mức thuế suất đối với dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) 57


    c. Mức thuế suất đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế 58


    d. Mức thuế suất đối với thuốc bảo vệ thực vật thuộc loại hạn chế sử dụng 58


    2.3.2.3 Biểu khung thuế bảo vệ môi trường .58


    2.3.2.4 Thẩm quyền và nguyên tắc quy định mức thuế dựa vào biểu khung thuế 60


    2.3.3 Phương pháp tính thuế .60


    2.4 Thời điểm tính thuế .60


    2.5 Khai thuế, tính thuế, nộp thuế 61


    2.5.1 Đãng ký và kê khai thuế .61


    2.5.1.1 Kê khai thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước .62


    2.5.1.1 Kê khai thuế đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế 63


    2.5.2 Tính thuế, nộp thuế .64

    2.6 Hoàn thuế 66


    Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


    3.1 Nhận xét chung về Luật thuế bảo vệ môi trường 67


    3.1.1 Ưu điểm 67


    3.1.2 Những hạn chế của Luật thuế bảo vệ môi trường 70


    3.2 Một sổ giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trường 72


    3.2.1 về quy định đối tượng chịu thuế .72


    a. Thuốc lá 74


    b. Chất tẩy rửa 75


    c. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế .76


    3.2.2 về quy định mức thuế 78


    3.2.3 Việc phân chia nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường 79


    3.2.4 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đoàn thể ngành trong việc thực thi Luật thuế bảo vệ môi trường .80


    3.2.5 Một số giải pháp khác 81


    Kết luận 85


    Danh mục tài liệu tham khảo

    1. Lý do chọn đề tài:


    Nhiệm vụ của tất cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là tăng trưởng kinh tế, làm sao để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, tuy nhiên quá trình này đã làm môi trường biến đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tiêu cực. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề “nóng”, là chủ đề quan trọng có tính thời sự tại các diễn đàn trong nước hiện nay vì để kinh tế - xã hội có điều kiện phát triển ổn định, vững chắc thì các yếu tố môi trường sống và nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng. Do đó, việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa thương mại và môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bền vững đang là vấn đề lớn của quốc gia, đặt ra cho hệ thống pháp luật nước ta những thách thức lớn trong chính sách quản lý. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có những hướng đi, những biện pháp cụ thể. Việc sử dụng đơn thuần những công cụ pháp lý truyền thống và biện pháp mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về môi trường đã không đáp ứng được các yêu cầu trong nền kinh tế hiện đại. Hiện nay trên thế giới đã có những biện pháp mạnh hơn bằng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, trong đó thuế bảo vệ môi trường được sử dụng rộng rãi. Nhưng ở nước ta, việc sử dụng công cụ kinh tế như thuế, phí hiện hành để bảo vệ môi trường được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật có liên quan như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, .chúng ta chưa có riêng một loại thuế bảo vệ môi trường cụ thể.


    Chính vì vậy, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, chiến lược Quốc gia về Bảo vệ môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2004 về phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, với mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hóa công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, việc nghiên cứu và ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường với mục tiêu nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội từ đó góp phần làm thay đổi hành vi của tổ chức, cá nhân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái về môi trường và tạo thêm nguồn thu cho hoạt động khôi phục môi trường là rất cần thiết và phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội hiện tại của Việt Nam và xu hướng phát triển kinh tế của thế giới. Vì sự cần thiết đó, Luật thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 15 tháng 11 năm 2010 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2012. Tuy nhiên, do đây là chính sách thuế mới, phạm vi điều chỉnh của Luật sẽ tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời có nhiều quy định mới khác với các sắc thuế hiện hành, nên khi xây dựng, ban hành và chưa có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện trên thực tế sẽ không tránh khỏi những tồn tại, khó khăn cần được khắc phục kịp thời. Vì vậy, nghiên cứu quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, bên cạnh đó đưa ra những nhận xét, đánh giá chung, nêu quan điểm, đề xuất một số giải pháp góp phàn áp dụng có hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trường khi thực hiện trên thực tế, là hết sức cần thiết. Đó cũng là lý do mà người viết chọn đề tài “Nghiên cứu Luật thuế bảo vệ môi trường” để thực hiện đề tài luận văn hoàn thành khóa học của mình.


    2. Mục tiêu - Đối tượng nghiên cứu:


    Đề tài hướng đến nghiên cứu những nội dung nền tảng trong cơ chế và các quy định về chính sách thuế bảo vệ môi trường của nước ta. Qua đó góp phần tìm hiểu những chính sách, quy định pháp luật thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác xem xét kỹ các bên tham gia trong chính sách, điều mà họ mong muốn cũng như điều mà một chính sách thuế cần quản lý để có thể đảm bảo tính tương đối khả thi của một chính sách thuế, không quá cứng nhắc nhưng vẫn đảm bảo quản lý nguồn thu cho ngân sách.


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Luật thuế bảo vệ môi trường”, mà cụ thể là những đối tượng tham gia và chịu tác động của chính sách thuế bảo vệ môi trường; xem xét cách mà thuế bảo vệ môi trường điều chỉnh, cũng như tính toán số thuế phải nộp thông qua các quy tắc. Từ đó đưa ra ý kiến cá nhân và một số giải pháp nhằm góp phần áp dụng thành công Luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

    3. Phạm vi nghiên cứu:


    Đề tài không tập trung nghiên cứu các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như các công cụ kinh tế trong lĩnh vực này, mà đó chỉ là cơ sở tiền đề cho việc nghiên cứu làm rõ hơn nội dung chi tiết quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Qua việc định khung rõ nội dung trọng tâm này, giúp ích cho người viết rất nhiều trong khâu bố cục, nghiên cứu và bảo vệ luận văn trước hội đồng, tránh việc nghiên cứu lạc đề những nội dung ngoại biên không cần thiết.


    4. Phương pháp nghiên cứu:


    Trong quá tình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn về chính sách thuế bảo vệ môi trường, người viết đã lựa chọn, sử dùng nhiều phương pháp, thao tác để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề trong luận văn như phương pháp sưu tầm, thống kê thông tin thu thập được trong việc hệ thống các yếu tố, nội dung của văn bản luật và đưa ra phương án phù họp và phương pháp nghiên cứu lý luận dựa trên quy định của luật, nghị định, thông tư, giáo trình, sách, cập nhật các thông tin trên sách, báo, internet liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.


    Ngoài ra đề tài còn dùng phương pháp pháp phân tích, so sánh, bình luận về các quy định của luật thuế bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn đề tài và tài liệu, đồng thời đưa ra ý kiến cá nhân về một số quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần áp dụng hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trường khi triển khai trên thực tế ở Việt Nam.


    5. Nội dung nghiên cứu:


    Đề tài sẽ cung cấp những nội dung nền tảng cho việc nghiên cứu chi tiết, cung cấp một cái nhìn tổng quát về những đối tượng quan hệ trong chính sách thuế bảo vệ môi trường. Từ đó nêu ra bản chất, mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường, phân tích những ưu điểm và hạn chế của chính sách thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam và đề xuất những giải pháp phù hợp.


    Kết cấu luận văn được chia thảnh ba chương:


    Chương 1: Tổng quan về thuế bảo vệ môi trường. Với nội dung trình bày về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay và một số chính sách tài chính liên quan đến bảo vệ môi trường như chính sách thuế và phí. Từ đó, cho thấy sự cần thiết ban hành Luật thuế môi trường ở Việt Nam và tìm hiểu về những vấn đề cơ bản khi xây dựng Luật thuế bảo vệ môi trường như mục tiêu yêu càu, nguyên tắc tiếp cận khi xây dựng luật thuế bảo vệ môi trường, khái niệm, đặc điếm của thuế bảo vệ môi trường, đồng thời tìm hiếu khái quát nội dung Luật thuế bảo vệ môi trường.


    Chương 2: Nội dung cụ thể của Luật thuế bảo vệ môi trường. Xuất phát trên cơ sở lý luận của chương 1, người viết đi sâu nghiên cứu nội dung cụ thể của luật thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, nội dung ở chương 2 gồm người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, căn cứ tính thuế, việc kê khai, tính, nộp thuế, thời điểm tính thuế. Qua đó, người viết tìm hiểu, phân tích những vấn đề vừa nêu của Luật thuế bảo vệ môi trường và chỉ ra những điểm hợp lý hoặc chưa hợp lý của từng vấn đề.


    Chương 3: Nhận xét chung và một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trường. Với việc tìm hiểu tổng quan ở chương 1 và chi tiết nội dung ở chương 2 của chính sách thuế bảo vệ môi trường, vì vậy ở chương 3 người viết nhận xét chung lại về Luật thuế bảo vệ môi trường và đưa ra ý kiến cá nhân về một số giải pháp nhằm góp phần thực thi có hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

    • 46-.pdf
      Kích thước:
      30.9 MB
      Xem:
      0
Đang tải...