Tiểu Luận Nghiên cứu luật quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MụC LụC
    CHƯƠNG I : Lời mở đầu

    1Sự cần thiêt của luật quốc tế
    2.Mục đích nghiên cứu luật quốc tế
    3.Phạm vi nghiên cứu
    CHƯƠNGII : KHáI NIệM ,LịCH Sử HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA LUậT QUốC Tế
    I.Khái niệm luật quốc tế
    II.Sự hình thành và phát triển của luật quốc tế
    1.Sự hình thành luật quốc tế
    2. Các thời kỳ phát triển của luật quốc tế
    CHƯƠNG III: ĐặC ĐIểM CủA LUậT QUốC Tế
    I. Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
    II Chủ thể của luật quốc tế
    1.Khái niệm chủ thể luật quốc tế
    2 Các loại chủ thể của luật quốc tế
    2.1Quốc gia chủ thể chủ yếu của luật quốc tế
    2.2Chủ thể đặc biệt của luật quốc tế
    2.3 Dân tộc đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết
    2.4 Tổ chức quốc tế
    III. NGUồN CủA LUậT QUốC Tế
    1 Điều ước quốc tế
    2. Tập quán quốc tế
    3. Các nguyên tắc chung
    4. Phán quyết của tòa án công lý quốc tế Liên Hợp Quốc
    5. Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ
    6. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
    7. Các học thuyết về luật quốc tế
    8. Vấn đề pháp điển hóa luật quốc tế
    IV. XÂY DựNG CáC NGUYÊN TắC Và QUY PHạM PHáP LUậT
    V. BảN CHấT CủA LUậT QUốC Tế
    VI.VấN Đề ĐảM BảO THI HàNH LUậT QUốC Tế
    CHƯƠNG IV: KếT LUậN
    I. Nhận xét chung
    II. Đánh giá và đề xuất ý kiến

    Chương I: Lời nói đầu
    1.Sự cần thiết nghiên cứu luật quốc tế

    Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu quốc tế, của quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống, nhiều vấn đề vượt khỏi phạm vi quốc gia, trở thành vấn đề chung của toàn cầu như vấn đề bảo vệ môi trường, chống tội phạm có tính quốc tế Những vấn đề đó không có sự hợp tác quốc tế thì không một quốc gia nào có thể giải quyết được một cách hiệu quả. Do vậy, ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật quốc gia, thì rất cần đến việc xây dựng và thực hiện các quy phạm của luật quốc tế. So với luật quốc gia, luật quốc tế có điều chỉnh rộng hơn. Nó là do sự tự nguyện thỏa hiệp xây dựng của tất cả các quốc gia tham gia vào quan hệ quốc tế.Tìm hiểu luật quốc tế là vấn đề rất hay và cần thiết.
    2.Mục đích nghiên cứu luật quốc tế
    Khác với luật quốc gia luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia thỏa thuận cùng nhau xây dựng lên trên cơ sở bình đẳng tự nguyện giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Khi nghiên cứu luật quốc tế mới làm rõ được vai trò các nguyên tắc cơ bản do các quốc gia thoả thuận xây dưng lên ,vấn đề chủ thể của luật quốc tế,luật quốc tế về quyền con người,luật biển, luật hàng không,luật ngoại giao của luật quốc tế để so sánh với pháp luật quốc gia và tìm ra những điểm chưa phù hợp,chưa tiến bộ,để kế thừa.phát huy và kiến nghị những điểm không phù hợp với mỗi quốc gia từ đó tạo cơ sở hoàn thiện và phát triển luật quốc tế hiện đại



    3. Phạm vi nghiên cứu luật quốc tế
    Tìm hiểu về luật quốc tế có rất nhiều vấn đề hay và quan trọng .Nhưng ở đây phạm vi tìm hiểu chỉ nghiên cứu đến phần đặc điểm của luật quốc tế.Hiểu được đặc điểm của luật quốc tế,nó đặt tiên đề cho người học, người nghiên cứu về luật quốc tế biết rõ hơn về vai trò của luật quốc tế trong thời đại ngày nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...