Thạc Sĩ Nghiên Cứu Lựa Chọn, Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Thiết Bị Đồng Bộ Sản Xuất Mạ Khay Và Xây Dựng Mô H

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên Cứu Lựa Chọn, Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Thiết Bị Đồng Bộ Sản Xuất Mạ Khay Và Xây Dựng Mô Hình Trong Sản Xuất
    Mở đầu


    Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất mạ thảm trên khay
    1.1. Trên thế giới
    1.1.1. Cơ giới hóa trồng lúa nói chung và sản xuất mạ thảm nói riêng
    1.1.2. Khái quát về qui trình công nghệ và tính ưu việt của sản xuất mạ thảm trên khay
    1.1.3. Hệ thống thiết bị sản xuất mạ thảm trên khay
    1.2. Ở Việt Nam

    Chương II: Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    2.2. Nội dung nghiên cứu
    2.2.1. Lựa chọn, thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị đồng bộ sản xuất mạ khay, trong đó tập trung vào nghiên cứu tính toán thiết kế dây chuyền gieo mộng trên khay đồng bộ và hệ thống bể xử lý giống và buồng ủ ấm mạ khay đáp ứng diện tích lúa cấy 20ha/vụ
    2.2.2. Xây dựng mô hình trong sản xuất
    2.3. Phương pháp nghiên cứu
    2.3.1. Phương pháp lựa chọn nguyên lý làm việc của mẫu máy
    2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
    2.3.3. Dụng cụ thử
    2.3.4. Phương pháp, phương tiện nghiên cứu lý thuyết, thiết kế

    Chương III: Tính toán thiết kế dây chuyền mạ khay
    3.1. Nghiên cứu thiết kế dây chuyền sản xuất mạ khay
    3.1.1. Khung của dây chuyền
    3.1.2. Băng tải
    3.1.3. Thiết bị rải đất bột
    3.1.4. Thiết bị gieo mộng
    3.1.5. Thiết bị phủ đất bột
    3.1.6. Thiết bị tưới phun sương
    3.2. Tính toán thiết kế mô hình sản xuất mạ khay quy mô 20 ha/vụ
    3.2.1. Những dữ liệu qui mô gieo trồng của đề tài yêu cầu
    3.2.2. Qui trình kỹ thuật sản xuất mạ khay
    3.2.4. Tính toán trang bị sản xuất mạ khay với quy mô lúa cấy 20 ha
    3.2.5. Xác định công suất nhiệt cần thiết để nâng nhiệt độ môi trường nhà thúc mầm, bể ngâm, bể ủ với quy mô 20 ha lúa cấy
    3.3. Kết quả khảo nghiệm máy

    Chương IV. Xây dựng mô hình, kết quả thử nghiệm trong sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế
    4.1. Xây dựng mô hình và kết quả thử nghiệm trong sản xuất
    4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất mạ khay kiểu công nghiệp

    Kết luận và kiến nghị

    Lời nói đầu
    Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn (CNH, HĐH NN&NT) là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc CNH, HĐH ở nước ta. CNH, HĐH NN&NT đòi hỏi phải có sự đóng góp tích cực của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp (CGHSXNN) là một lĩnh vực không thể thiếu.
    Trong những năm qua, sản xuất lúa ở nước ta đã đạt được những thành tích đáng kể. Với tổng diện tích lúa lên đến 7,7 triệu ha, tổng sản lượng thóc hàng năm luôn đạt khoảng 30-34,5 triệu tấn, không những cung cấp đủ lương thực cho trong nước, mà còn xuất khẩu được 3,5-4,5 triệu tấn gạo. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung nền sản xuất lúa gạo ở nước ta vẫn còn rất lạc hậu, ruộng đất manh mún, năng suất lao động chưa cao, chi phí sản xuất lớn và đặc biệt chất lượng gạo còn thấp. Cơ giới hóa (CGH) mới chỉ được giải quyết chủ yếu ở hai khâu là làm đất và tuốt lúa. Khâu gieo cấy là một trong những khâu nặng nhọc nhất trong toàn bộ quá trình sản xuất lúa gạo (từ làm đất, chăm sóc đến thu hoạch) lại hầu như chưa được thực hiện cơ giới hóa. ở miền Bắc, nơi có tập quán trồng lúa theo phương thức làm mạ và cấy, hiện nay tất cả các công việc từ làm mạ đến cấy còn hoàn toàn làm bằng tay. Công việc vừa nặng nhọc vừa tốn nhiều công sức (riêng nhổ mạ và cấy đã chiếm khoảng 30-35 công/ha) lại chịu ảnh hưởng rất lớn vào tình hình thời tiết khí hậu. Thời vụ cấy ở cả 2 vụ đều rơi vào lúc thời tiết khắc nghiệt, vụ mùa lúa được cấy vào lúc trời oi nóng nhất, vụ xuân lúa được cấy vào lúc trời rét và mưa phùn, khiến nhiều năm nông dân phải gieo cấy lại nhiều lần trong một vụ do bị rét đậm hoặc bão lụt.
    Để thực hiện cơ giới hóa khâu gieo cấy, từ những năm 80 của thế kỷ trước Viện Công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp (nay là Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) đã nghiên cứu thử nghiệm một số mẫu máy cấy mạ dược (mạ được gieo và nuôi dưỡng ngoài đồng). Nhưng những nghiên cứu CGH cấy lúa theo cách làm mạ dược đều thất bại, vì dùng máy để làm mạ trực tiếp trên đồng cho hiệu quả thấp, nhất là không thể có được máy nhổ mạ đạt chất lượng, đồng thời máy cấy mạ dược cũng rất khó đảm bảo chất lượng cấy và cho năng suất cao.
    Qua thực tế nghiên cứu về máy cấy và theo kinh nghiệm của các nước sản xuất lúa tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc cho thấy, máy cấy chỉ phát triển được khi sản xuất được mạ non dạng thảm. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới đã khẳng định cấy lúa bằng mạ non có nhiều ưu điểm hơn mạ già (mạ dược) do tiết kiệm giống, lúa phát triển nhanh, năng suất cao. Làm mạ thảm trên khay (dưới đây, gọi tắt là mạ khay) là một công nghệ thâm canh, tiên tiến, thuận lợi để CGH đồng bộ sản xuất mạ, giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết bất lợi và tạo ra mạ có chất lượng đồng đều, rất phù hợp với việc cơ giới hóa khâu cấy. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị đồng bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam để sảnxuất mạ thảm trên khay, tạo tiền đề cho việc cơ giới hóa khâu cấy.
    Chính vì những lý do trên, trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước KC-07-19, đề mục: “Nghiên cứu lựa chọn, thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị đồng bộ sản xuất mạ khay và xây dựng mô hình trong sản xuất” đã được đặt ra và thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...