Tiến Sĩ Nghiên cứu lựa chọn một số thông số công nghệ thấm nitơ plasma cho thép 40CrMo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT
    Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá nông nghiệp và nông thôn
    NĂM – 2012
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU i
    1 Tính cấp thiết của đề tài xvi
    2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xix
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án xix
    4 Những đóng góp mới xx
    5 Cấu trúc nội dung luận án xx
    Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THẤM NITƠ PLASMA xxi
    1.1 Lựa chọn công nghệ xxi
    1.2 Các công nghệ thấm nitơ xxiii
    1.2.1 Thấm nitơ thể khí xxv
    1.2.2 Thấm nitơ thể lỏng xxx
    1.2.3 Thấm nitơ plasma xxxii
    1.2.4 Các ứng dụng của thấm nitơ xxxiv
    1.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước xxxvii
    1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước xlii
    1.5 Kết luận chương 1 xliv

    Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẤM NITƠ PLASMA xlv
    2.1 Quá trình hình thành và phát triển của thấm nitơ plasma xlv
    2.1.1 Plasma xlv
    2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của thấm nitơ plasma xlvi
    2.2 Tác động của ion hóa đến bề mặt chi tiết li
    2.3 Cơ chế hình thành lớp thấm liii
    2.4 Cấu trúc lớp thấm lvi
    2.5 Xác định chiều dày lớp thấm lx
    2.5.1 Xác định chiều dày nitrit pha  lxiii
    2.5.2 Xác định chiều dày nitrit pha γ’ lxv
    2.6 Các thông số công nghệ ảnh hưởng đến quá trình thấm lxviii
    2.6.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ thấm lxix
    2.6.2 Ảnh hưởng của thời gian thấm lxx
    2.6.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ khí nitơ/hydro lxxi
    2.6.4 Ảnh hưởng của điện áp, mật độ dòng lxxiii
    2.6.5 Ảnh hưởng của áp suất lxxv
    2.7 Kết luận chương 2 lxxvii

    Chương 3 VẬT LIỆU, THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM lxxviii
    3.1 Vật liệu nghiên cứu lxxviii
    3.2 Chuẩn bị mẫu và phương pháp kiểm tra lxxix
    3.2.1 Chuẩn bị mẫu lxxix
    3.2.2 Phương pháp kiểm tra lxxxi
    3.3 Thiết bị thấm nitơ plasma lxxxv
    3.3.1 Cấu tạo buồng làm việc lò thấm H45x080 lxxxvi
    3.3.2 Các thông số chính của lò thấm lxxxvii
    3.3.3 Lập trình quy trình công nghệ thấm nitơ plasma trên thiết bị Eltropuls H045x80 lxxxviii
    3.4 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm lxxxix
    3.4.1 Xây dựng bài toán quy hoạch thực nghiệm xc
    3.4.2 Phương pháp nghiên cứu tối ưu tổng quát xcvii
    3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu c
    3.5 Kết luận chương 3 c

    Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ci
    4.1 Kết quả nghiên cứu đơn yếu tố ci
    4.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ thấm T (0C) ci
    4.1.2 Ảnh hưởng của thời gian thấm t (h) cii
    4.1.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) ciii
    4.2 Kết quả thực nghiệm đa yếu tố civ
    4.3 Kết quả nghiên cứu tối ưu tổng quát cxviii
    4.4 Phân tích, lựa chọn sơ đồ và quy trình thực nghiệm cxxi
    4.4.1 Sơ đồ công nghệ thấm nitơ plasma cxxi
    4.4.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ cxxi
    4.4.3 Chương trình điều khiển và quy trình công nghệ quá trình thấm nitơ plasma cxxiii
    4.5 Kết quả thực nghiệm theo thông số tối ưu cxxv
    4.5.1 Tổ chức tế vi lớp thấm cxxv
    4.5.2 Độ cứng tế vi cxxviii
    4.5.3 Sự phân bố nitơ trong lớp thấm cxxviii
    4.6 Sản phẩm ứng dụng cxxxiv
    4.6.1 Căp bánh răng bơm thủy lực cxxxv
    4.6.2 Bánh răng trung tâm và bánh răng hành tinh của hộp giảm tốc xe trộn – vận chuyển bê tổng tươi cxxxvi
    4.6.3 Dao băm tĩnh, động và trục xoắn vít cxxxviii
    4.6.4 Bánh răng hộp số máy kéo cầm tay cxxxix
    4.6.5 Bánh răng trong máy in Offset 4 màu Daiya cxli
    4.7 Kết luận chương 4 cxlii
    KẾT LUẬN cxliv
    Danh mục các công trình đã công bố cxlv
    Tài liệu tham khảo cxlvi

    DANH MỤC BẢNG

    1.1 Đặc trưng cải thiện tích năng bề mặt [31] xxi
    1.2 Một số loại vật liệu sử dụng trong chế tạo chi tiết máy ứng dụng công nghệ thấm nitơ plasma xxxiv
    2.1 Các pha và cấu trúc mạng tinh thể các nitrit của lớp thấm nitơ lvii
    2.2 Hệ số khuếch tán của nitơ trong pha , γ 'và  lxvii
    2.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ khí H2 và N2 đến sự hình thành các pha lxxii
    3.1 Thành phần hóa học thép 40CrMo lxxviii
    3.2 Ký hiệu tương đương theo tiêu chuẩn một số nước trên thế giới lxxix
    3.3 Các thông số quá trình thấm lxxxix
    4.1 Kết quả thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ thấm ci
    4.2 Kết quả thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian thấm cii
    4.3 Kết quả thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ khí N2 ciii
    4.4 Mức biến thiên và giá trị mã hoá của các yếu tố xi cv
    4.5 Ma trận thí nghiệm và kết quả thí nghiệm dạng thực cv
    4.6 Ma trận thí nghiệm và kết quả thí nghiệm dạng mã hóa cvi
    4.7 Các hệ số hồi qui có nghĩa của các hàm Yj cvii
    4.8 Kiểm tra tính thích ứng của mô hình toán cviii
    4.9 Giá trị tối ưu của các yếu tố vào xi và các hàm thành phần Yj cviii
    4.10 Các hệ số hồi qui dạng thực cix
    4.11 Kết quả tính toán giá trị hàm tối ưu tổng quát D cxix
    4.12 Chương trình điều khiển quá trình thấm cxxiv
    4.13 Kết quả đo độ cứng tế vi theo chiều sâu lớp thấm cxxviii
    4.14 Kết quả phân tích EDX hàm lượng %N theo chiều sâu lớp thấm cxxix

    DANH MỤC HÌNH

    1.1 Ứng dụng công nghệ bề mặt trong ngành cơ khí ôtô xxii
    1.2 Các giải pháp bề mặt trong ngành sản xuất ôtô xxii
    1.3 Quá trình thấm nitơ thông thường xxiv
    1.4 Giản đồ pha Fe-N xxv
    1.5 Sơ đồ thấm nitơ thể khí xxvi
    1.6 Cấu trúc mạng lớp thấm và vùng khuếch tán xxvii
    1.7 Giản đồ pha quan hệ giữa thế thấm nitơ, nhiệt độ với tổ chức lớp thấm nitơ xxix
    1.8 Quá trình thấm nitơ plasma xxxii
    1.9 Một số sản phẩm ứng dụng công nghệ thấm nitơ plasma xxxvi
    2.1 Plasma xlv
    2.2 Đường cong Paschen thể hiện quan hệ điện áp và cường độ dòng điện với các vùng khác nhau xlvi
    2.3 Biểu đồ xung trong quá trình thấm nitơ plasma xlviii
    2.4 Phân bố các năng lượng trong một phóng điện phát sáng bất thường xlix
    2.5 Mô hình tổng quát của lò thấm xung plasma l
    2.6 Tác động của vụ va chạm của các ion trong các bề mặt chi tiết lii
    2.7 FeN hình thành trên bề mặt thép trong thấm nitơ plasma theo giả thuyết Koelbel liii
    2.8 Cơ chế thấm nitơ plasma (mô hình Koelbel) lv
    2.9 Cấu trúc điển hình lớp thấm nitơ plasma lvi
    2.10 Cấu trúc mạng tinh thể của các pha hình thành lớp thấm nitơ plasma lviii
    2.11 Giản đồ hóa cấu trúc bề mặt lớp thấm nitơ plasma lviii
    2.12 Dự báo lớp thấm của nitơ trong thép lix
    2.13 Cấu trúc mạng của pha pha ’ (Fe4N) lx
    2.14 Điện áp cần thiết để hình thành plasma lxxiv
    2.15 Xung và xung đánh lửa lxxv
    2.16 Ảnh hưởng của các biến số đến mật độ dòng lxxv
    2.17 Sự ảnh hưởng của áp suất đến chiều dày plasma lxxvi
    3.1 Máy quang phổ phát xạ PMI Master Plus (Đức) lxxviii
    3.2 Máy cắt mẫu Delta-AbrasiMet lxxx
    3.3 Máy mài mẫu Lobotom-25 lxxx
    3.4 Mẫu thí nghiệm lxxx
    3.5 Hình ảnh một số mẫu nghiên cứu tổ chức tế vi, chiều sâu lớp thấm, độ cứng bề mặt và %N lxxx
    3.6 Hình ảnh một số mẫu nghiên cứu xác định cường độ mài mòn lxxx
    3.7 Kính hiển vi điện tử quét JSM 6490-JED2300 lxxxi
    3.8 Máy đo độ cứng Hardness Testing Machine Moden AR-10 lxxxii
    3.9 Máy đo độ cứng tế vi và đo chiều dày lớp thấm Wilson Wolpert Micro-Vickers Model 402MVD lxxxii
    3.10 Thiết bị nghiên cứu tổ chức tế vi Nikon Eclipse Model L150 lxxxiii
    3.11 Kính hiển vi quang học Axiovert 40MAT lxxxiii
    3.12 Máy TE97 Friction & Wear Demonstrator (a) và phương pháp thử (b)lxxxiii
    3.13 Thiết bị Nhiễu xạ Siemens X-Ray D500 lxxxv
    3.14 Thiết bị thấm nitơ plasma Eltropuls H045x080 lxxxvi
    3.15 Sơ đồ cấu tạo buồng lò lxxxvii
    3.16 Các thông số đầu vào và đầu ra xcii
    3.17 Đồ thị hàm mong muốn thành phần dj khi Yj bị chặn một phía xcix
    4.1 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ thấm T (0C ) cii
    4.2 Đồ thị ảnh hưởng của thời gian thấm t (h) ciii
    4.3 Đồ thị ảnh hưởng của tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) civ
    4.4 Ảnh hưởng của cặp yếu tố nhiệt độ thấm T (0C) và thời gian thấm t (h) cx
    4.5 Ảnh hưởng của cặp yếu tố nhiệt độ thấm T (0C) và tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) cxi
    4.6 Ảnh hưởng của cặp yếu tố thời gian thấm t (h) và tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) cxi
    4.7 Ảnh hưởng của cặp yếu tố nhiệt độ thấm T (0C) và thời gian thấm t (h) cxiii
    4.8 Ảnh hưởng của cặp yếu tố nhiệt độ thấm T (0C) và tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) cxiii
    4.9 Ảnh hưởng của cặp yếu tố thời gian thấm t (h) và tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) cxiv
    4.10 Ảnh hưởng của cặp yếu tố nhiệt độ thấm T (0C) và thời gian thấm t (h) cxv
    4.11 Ảnh hưởng của cặp yếu tố nhiệt độ thấm T (0C) và tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) cxv
    4.12 Ảnh hưởng của cặp yếu tố thời gian thấm t (h) và tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) cxvi
    4.13 Ảnh hưởng của cặp yếu tố nhiệt độ thấm T (0C) và thời gian thấm t (h) cxvii
    4.14 Ảnh hưởng của cặp yếu tố nhiệt độ thấm T (0C) và tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) cxvii
    4.15 Ảnh hưởng của cặp yếu tố thời gian thấm t (h) và tỷ lệ khí nitơ/hydro a (%) cxviii
    4.16 Sơ đồ công nghệ thấm nitơ plasma cxxi
    4.17 Quy trình công nghệ thấm nitơ plasma cho thép 40CrMo cxxv
    4.18 Tổ chức tế vi nền thép 40CrMo cxxv
    4.19 Tổ chức tế vi lớp thấm nitơ plasma trên thép 40CrMo cxxvi
    4.20 Ảnh SEM (x8000) cxxvii
    4.21 Các vị trí đo độ cứng tế vi và phân tích EDX theo chiều sâu lớp thấmcxxvii
    4.22 Phân bố độ cứng theo chiều sâu lớp thấm cxxviii
    4.23 Phân bố thành phần nitơ (%N) theo chiều sâu lớp thấm cxxix
    4.24 Hình ảnh phân tích EDX tại các vị trí cxxxiii
    4.25 Nhiễu xạ tia X bề mặt thép 40CrMo cxxxiv
    4.26 Bánh răng bơm thủy lực sau khi thấm cxxxvi
    4.27 Bơm thủy lực (ăn khớp ngoài) cxxxvi
    4.28 Bánh răng trung tâm và bánh răng hành tinh cxxxvii
    4.29 Hộp giảm tốc xe trộn – vận chuyển bê tông tươi cxxxvii
    4.30 Dao băm tĩnh và động cxxxviii
    4.31 Trục vít xoắn cxxxviii
    4.32 Liên hợp máy băm - ép nước dứa BE-500 cxxxix
    4.33 Bánh răng trong hộp số máy kéo cầm tay GN91 cxl
    4.34 Máy kéo cầm tay GN91 cxl

    MỞ ĐẦU
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Nước ta đang đi vào thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế thị trường và đang phát triển với nhịp độ cao. Các ngành công nghiệp như: cơ khí động lực, khai thác mỏ, chế biến, ngành hàng không, đang được chú trọng đầu tư và phát triển nhanh. Nhu cầu bức thiết được đặt ra là phải phát huy nội lực trong nước, tạo nên các sản phẩm cơ khí mang nhãn hiệu Việt Nam.
    Vấn đề cơ bản là phải tập trung nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp công nghệ mới vào thiết kế, chế tạo cơ khí. Cùng với việc ứng dụng các công nghệ chế tạo hiện đại với CAD/CAM/CNC, cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tạo phôi tiên tiến – công nghệ hàn, công nghệ đúc và công nghệ gia công áp lực. Nhưng để bảo đảm chất lượng sản phẩm cơ khí với các yêu cầu cao về độ bền mỏi, độ chống mài mòn và ăn mòn, phải sử dụng các công nghệ xử lý bề mặt. Có nhiều biện pháp công nghệ bề mặt được sử dụng trong kỹ thuật như mạ, lớp phủ composit (composite coatings), phủ bay hơi hóa học (CVD – Chemical Vapour Deposition), phủ bay hơi lý học (PVD – Physical Vapour Deposition), . Nhưng các công nghệ này cũng chỉ có thể giải quyết được một phần yêu cầu (Nguyễn Văn Tư, 1999) [20], (Nguyễn Văn Tư, 2002) [21].
    Tại Hội thảo khoa học toàn quốc về Công nghệ vật liệu và bề mặt tại Thái Nguyên ngày 29/11/2008 nhấn mạnh: Kỹ thuật bề mặt là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật tổng hợp bao gồm những nghiên cứu và hoạt động kỹ thuật nhằm thiết kế, sản xuất, khảo sát và sử dụng các lớp bề mặt trên cả khía cạnh kỹ thuật và kinh tế với các tính chất của vùng bề mặt tốt hơn vùng bên trong, thỏa mãn các yêu cầu về độ cứng, chống ăn mòn, chống mỏi, chống mòn, Kỹ thuật bề mặt là sự tổng hợp của các ngành khoa học như toán, vật lý, hóa học, khoa học vật liệu, đặc biệt là xử lý nhiệt để tăng tính chịu mỏi, chống ma sát, chống mài mòn và ăn mòn. Kỹ thuật bề mặt đang được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật, đặc biệt là trong ngành kỹ thuật cơ khí. Các vấn đề mà kỹ thuật bề mặt quan tâm nghiên cứu hiện nay bao gồm sự hình thành các lớp bề mặt bằng các phương pháp công nghệ và hình thành trong quá trình sử dụng, thiết kế bề mặt, nghiên cứu các lớp bề mặt; khai thác sử dụng các lớp bề mặt (Nguyễn Đăng Bình, 2008) [4].
    Ngày nay, kỹ thuật bề mặt đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nó đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của khoa học và kỹ thuật hiện đại, đó là sử dụng năng lượng và vật liệu một cách có hiệu quả. Kỹ thuật bề mặt có thể biến đổi tính chất bề mặt của vật liệu nhằm nâng cao khả năng làm việc của dụng cụ, chi tiết máy được chế tạo từ những vật liệu có tính chất cơ lý thấp, giá thành hạ do đó làm tăng độ tin cậy của dụng cụ và chi tiết máy. Nếu như thiết kế kém và khai thác không đúng hướng dẫn có thể dẫn đến phải giành 15% thời gian dừng máy để sửa chữa thì xử lý bề mặt kém có thể phải mất đến 85% thời gian dừng máy. Trong các cặp đôi ma sát, năng lượng tiêu hao do ma sát thường chiếm 15  25% và có thể tới 85% như trong một số máy của ngành in, dệt. Sử dụng các biện pháp công nghệ xử lý bề mặt có thể giảm đáng kể phần năng lượng mất mát này. Các dụng cụ được xử lý bề mặt tốt không những giảm năng lượng tiêu hao trong quá trình gia công, nâng cao chất lượng gia công mà còn giảm được thời gian thay thế. Kỹ thuật bề mặt còn có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra các bề mặt có khả năng chống ăn mòn cao, độ cứng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi sử dụng các thiết bị xử lý bề mặt tiên tiến (Nguyễn Đăng Bình, 2008) [4], (Nguyễn Văn Tư, 1999) [20].
    Kỹ thuật bề mặt thuộc nhóm công nghệ dựa trên những phát minh và khám phá mới nhất nên nó thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trong tương lai, kỹ thuật bề mặt sẽ phát triển theo một số hướng chính hoàn thiện công nghệ và kết hợp các biện pháp công nghệ nhằm tạo ra các lớp bề mặt ưu việt hơn; thiết kế bề mặt trên cơ sở khai thác các mô hình toán học, thử nghiệm lớp bề mặt vật liệu trên các thang micro và nano; khai thác và sử dụng các lớp bề mặt một cách rộng rãi hơn trong thực tiễn (Nguyễn Đăng Bình, 2008) [4].
    Một công nghệ mang tính truyền thống gần thế kỷ nay, công nghệ thấm kim loại và phi kim loại trên bề mặt chi tiết vẫn đang được thế giới nghiên cứu cải tiến, đổi mới. Công nghệ thấm cacbon, thấm nitơ, thấm cacbon-nitơ, . được hiện đại hóa và tự động hóa, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Các nước đã và đang tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện công nghệ thấm cacbon, thấm nitơ, đồng thời đưa công nghệ hiện đại thấm nitơ plasma vào sản xuất nhờ đó mở rộng được đối tượng thấm. Không chỉ thấm nitơ plasma cho một số loại thép hợp kim, còn có thể thấm cho thép không gỉ, cho một số loại gang, . Độ cứng của lớp thấm nitơ thường cao hơn độ cứng của lớp thấm cacbon và có thể giữ đến nhiệt độ 6000C, trong khi đó độ cứng cao của lớp thấm cacbon chỉ giữ được đến 200  2500C (Nguyễn Phú Áp, 1994) [2], (Nguyễn Phú Áp, 1995) [3], (Lê Thị Chiểu, 2007) [5], (Hoàng Minh Thuận, 2008) [15], (Lục Vân Thương, 2007) [16].
    Chất lượng và tuổi thọ của máy móc, thiết bị phụ thuộc rất lớn vào chất lượng chi tiết máy. Việc áp dụng công nghệ thấm nitơ plasma góp phần đáng kể vào mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành cơ khí nói riêng và ngành công nông nghiệp nói chung. Với việc đưa phương pháp thấm nitơ plasma vào thay thế một số phương pháp thấm khác sẽ góp phần làm tăng chất lượng và tuổi thọ chi tiết máy, đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường, phục vụ hiệu quả sản xuất công nông nghiệp (Hoàng Vĩnh Giang, 2010) [7], (Lục Vân Thương, 2007) [16].
    Tại các xí nghiệp sửa chữa thiết bị xây dựng và vận tải cần rất nhiều phụ tùng thay thế các chi tiết chịu mài mòn như: vòng găng xi lanh, chốt piston, trục chữ thập, các loại bánh răng, trục xoắn vít, dao phay tinh, dao phay động, . Lượng thay thế hàng năm rất lớn do vậy, khả năng chịu mài mòn trên 10% thì đã đem lại ích lợi kinh tế cho xí nghiệp vận tải rất lớn, do kéo dài thời gian phục vụ của thiết bị, giảm thiểu thời gian sửa chữa, (Hoàng Vĩnh Giang, 2010) [7], (Lục Vân Thương, 2007) [16].
    Cùng với sự hội nhập và phát triển, các thiết bị máy móc đươc đa dạng hóa về chủng loại và không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, do vậy đòi hỏi các thiết bị cơ khí Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng. Công nghệ thấm nitơ plasma đáp ứng được phần nào những yêu cầu về bề mặt của chi tiết, tuy nhiên nước ta mới chỉ có một số thiết bị được nhập khẩu có giá thành cao và chỉ mang tính ứng dụng, chưa có nghiên cứu sâu về công nghệ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lớp thấm (Hoàng Vĩnh Giang, 2010) [7], (Hoàng Minh Thuận, 2008) [15], (Lục Vân Thương, 2007) [16].

    Thấm nitơ plasma là một công nghệ mới của thế giới và mới được nhập vào Việt Nam. Cho đến nay còn rất nhiều vấn đề khoa học đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Do tính ưu việt của lớp thấm, cho tính chống mài mòn tốt và chống ăn mòn tốt, đồng thời cho tính chống mỏi tốt nên chúng được nghiên cứu cả về lý thuyết và ứng dụng cụ thể cho các đối tượng mác thép và chi tiết cơ khí trong sản xuât công – nông nghệp.
    Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án: Nghiên cứu lựa chọn một số thông số công nghệ thấm nitơ plasma cho thép 40CrMo.
    2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu
    + Công nghệ thấm nitơ plasma trên thiết bị Eltropuls H045x080;
    + Mẫu vật liệu nghiên cứu: Thép 40CrMo;
    + Một số chi tiết máy chế tạo từ thép 40CrMo, 40Cr.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Nghiên cứu một số thông số công nghệ thấm nitơ plasma trên thiết bị thấm nitơ plasma nói trên;
    + Nghiên cứu cơ chế thấm nitơ nói chung, cơ chế hình thành lớp thấm nitơ plasma nói riêng;
    + Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ thấm, thời gian thấm và tỷ lệ khí nitơ/hydro đến tổ chức và tính chất của lớp thấm nitơ plasma bao gồm tổ chức tế vi, chiều
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...