Luận Văn Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sin

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ở nước ta, Taekwondo là môn võ được hình thành muộn hơn so với các môn thể thao khác, song lại nhanh chóng thu hút được đông đảo lực lượng thanh thiếu niên trong cả nước tham gia tập luyện, thi đấu. Phong trào tập luyện và thi đấu Taekwondo đã và đang được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.
    Du nhập vào việt Nam từ năm 1962, Taekwondo được người Việt Nam biết đến qua các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên và mở lớp chính thức tại Sài Gòn – nay là Thành phố Hồ Chí Minh, do thầy Kim Boang Sai đảm nhiệm. Giải vô địch Taekwondo Nam Kỳ đầu tiên được tổ chức vào năm 1965. Phải tới năm 1988, Taekwondo mới bắt đầu được truyền bá ở Hà Nội. Chỉ sau đó 1 năm, cả nước đã có hơn 20 đơn vị tỉnh thành, ngành bắt đầu có phong trào tập luyện Taekwondo. Từ năm 1993, giải vô địch Taekwondo toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Taekwondo được chính thức đưa vào hệ thống các giải đấu đỉnh cao hàng năm do ủy ban Thể duc thể thao (TDTT) tổ chức (lúc đó là Tổng cục TDTT). Mỗi năm, Taekwondo Việt Nam có 3 giải đấu chính thức là giải vô địch Taekwondo toàn quốc, giải vô địch Taekwondo trẻ toàn quốc và giải Cúp Taekwondo toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ thống thi đấu này, còn có thêm 2 giải quốc tế lớn là giải Taekwondo Hà Nội và TPHCM mở rộng. Khi uy tín trên trường quốc tế được nâng lên, thì Taekwondo Việt Nam bắt đầu được Liên đoàn Taekwondo thế giới giao tổ chức các giải đấu lớn như giải vô địch Taekwondo Đông Nam á, Châu á, Cúp Thế giới
    Taekwondo là môn thể thao có sử dụng cả chân lẫn tay. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay trên thế giới, khi thi đấu, các Vận động viên (VĐV) sử dụng đòn chân nhiều nhất. Nó chiếm tới 95% trong khi đòn tay chỉ chiếm 5% số đòn đánh trong trận đấu. Đôi chân được sử dụng nhiều hơn cả vì đôi chân mạnh, dài, lợi hại và đạt hiệu quả cao trong thi đấu hơn so với đôi tay.
    Cùng với sự phát triển của ngành TDTT, môn võ Taekwondo đã có những bước tiến vượt bậc và có những đóng góp đáng kể vào thành tích của thể thao Việt Nam. Trên đấu truờng quốc tế, từ khu vực, châu lục và thế giới, đều có dấu ấn đáng tự hào của Taekwondo Việt Nam. Tên tuổi nhiều võ sỹ Taekwondo đã gắn liền với vinh quang như Trần Quang Hạ (HCV ASIAD 12, HCV SEA Games 16, 18), Hồ Nhất Thống (HCV ASIAD 13, HCV SEA Games 19, 20), Nguyễn Văn Hùng (HCV SEA Games 20). Đặc biệt, tấm HCB Olympic Sydney 2000 của Trần Hiếu Ngân, đã đánh một mốc son trong bước tiến của TTVN, bởi đây là lần đầu tiên, thể thao Việt Nam mới có được huy chương tại Đại hội lớn nhất hành tinh này.
    Là một trong những cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp TDTT trên toàn quốc mà chủ yếu là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng đã ngày càng chú trọng và từng bước cải tiến, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy để nâng cao hiệu quả đào tạo. Để đảm bảo được đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, giáo viên có trình độ, chất lượng chuyên nghiệp cao, có năng lực phát triển toàn diện. Sinh viên (SV) khi ra trường phải có đủ các kiến thức về mọi mặt: Chính trị, xã hội, lý luận trong TDTT, các kỹ năng cần thiết về nhiều môn thể thao phổ biến và đặc biệt phải nắm vững kỹ năng - kỹ xảo, phương pháp tổ chức, giảng dạy, huấn luyện, trọng tài đối với môn thể thao chuyên sâu.
    Với đặc thù là trường chuyên nghiệp, đào tạo cán bộ có năng khiếu TDTT, SV học tại trường được phân thành từng môn thể thao chuyên sâu (Điền kinh, bơi lội, cầu lông, Karate, Taekwondo ) Môn thể thao chuyên sâu là môn học quan trọng và chiếm khối lượng lớn nhất trong chương trình học của SV với 405 tiết tương đương với 27 đơn vị học trình. Chương trình giảng dạy môn chuyên sâu Taekwondo ở trường bao gồm nhiều nội dung, cả lý thuyết lẫn thực hành như: Kỹ thuật (KT) căn bản, đối luyện, quyền, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài Tuy nhiên, quan trọng nhất và là yếu tố mang tính nền tảng đối với một cán bộ làm công tác chuyên môn, là phải nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật động tác và có đủ năng lực sư phạm trong quá trình truyền đạt các kỹ thuật căn bản, mà đặc biệt trong môn võ Taekwondo hệ thống kỹ thuật đòn chân rất phong phú và đa dạng. Muốn đạt được điều này, người giáo viên, huấn luyện viên phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về phương pháp, phương tiện, các bài tập bổ trợ (BTBT) chuyên môn nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ vận động phù hợp với đối tượng, lứa tuổi , trình độ tập luyện của người tập. Các BTBT chuyên môn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình giảng dạy KT động tác.
    Đối với môn Võ Taekwondo, đặc biệt về kỹ thuật đòn chân đã có một số tác giả đề cập tới như:
    Nguyễn Tuấn Cường (2000) “Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đòn đá trước cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường đại học TDTT I”.
    Nguyễn Anh Tú (1999) “Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các đòn đá cho nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học TDTT I”.
    Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ nghiên cứu nâng cao các tố chất thể lực cho đòn chân, còn việc đi sâu nghiên cứu xây dựng hệ thống BTBT chuyên môn trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên Taekwondo thì chưa có tác giả nào nghiên cứu.
    Qua thực tế quá trình quan sát, tìm hiểu, giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo của Trường Đại học TDTT Đà nẵng cho thấy, việc học tập và thực hiện các kỹ thuật đòn chân của SV còn nhiều hạn chế, chất lượng không đồng đều. Mà nguyên nhân chính là các BTBT chuyên môn chưa được sử dụng một cách đầy đủ, hệ thống và việc sử dụng chúng chưa được hợp lý.
    Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung và của môn Taekwondo nói riêng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
    NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG.

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1. 5
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1. KHÁI LƯỢC NGUỒN GỐC, TINH THẦN MÔN VÕ TAEKWONDO. 5
    1.2. ĐẶC ĐIỂM MÔN VÕ TAEKWONDO. 6
    1.2.1. Đặc điểm các kỹ thuật đòn chân căn bản trong môn võ Taewondo. 6
    1.2.2. Đặc điểm thể lực trong môn võ Taekwondo. 9
    1.3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 17
    1.3.1. Khái niệm kỹ thuật thể thao. 17
    1.3.2. Khái niệm bài tập thể chất. 18
    1.3.3. Khái niệm về hệ thống (bài tập). 19
    1.3.4. Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn (BTBT chuyên môn). 20
    1.4. NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỘNG TÁC KỸ THUẬT THỂ THAO. 22
    1.5. QUI LUẬT HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TRONG HỌC ĐÒN CHÂN TAEKWONDO. 22
    1.6. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ BTBT TRONG DẠY HỌC ĐÒN CHÂN TAEKWONDO. 25
    1.6.1. Tính khoa học, hợp lý của nội dung các bài tập. 25
    1.6.2. Năng lực tổ chức điều hành thực hiện các BTBT của người thầy. 28
    1.6.3. Sự sắp xếp trình tự các bài tập hợp lý. 29
    1.6.4. Phương tiện, dụng cụ sử dụng trong BTBT dạy kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo. 30
    CHƯƠNG 2. 32
    PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Phương pháp nghiên cứu. 32
    2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: 32
    2.1.2. Phương pháp phỏng vấn: 32
    2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm: 32
    2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: 33
    2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 35
    2.1.6. Phương pháp toán học thống kê : 36
    2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU: 36
    2.2.1. Kế hoạch nghiên cứu: 36
    2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân. 37
    2.2.3. Phạm vi nghiên cứu: 37
    CHƯƠNG 3. 39
    THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TDTT ĐÀ NẴNG. 39
    3.1. Thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. 39
    3.2. So sánh thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng và một số trung tâm khác. 42
    3.4. Thực trạng trình độ thực hiện KT đòn chân của Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. 45
    CHƯƠNG 4. 47
    LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG. 47
    4.1. Xác định các căn cứ để lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. 47
    4.2. Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. 49
    4.3.1. Lựa chọn các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo. 54
    Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 55
    Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 55
    4.3.2. Xác định độ tin cậy của các Test đã lựa chọn. 56
    4.3.3. Xác định tính thông báo của các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo. 57
    4.4. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. 59
    4.4.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm. 59
    4.4.2. Tổ chức thực nghiệm. 60
    4.4.3. Hiệu quả thực nghiệm sư phạm. 61
    4.4.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. 61
    4.4.3.2. Kết quả kiểm tra sau 8 tuần thực nghiệm. 62
    4.4.3.3. Kết quả kiểm tra sau 4 tháng thực nghiệm. 64
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
    * Kết luận. 65
    * Kiến nghị 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...