Luận Văn Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đòn đá tống trước (maegeri) trong mô

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​
    1. Đặt vấn đề
    Thể dục thể thao (TDTT) là một hiện tượng xã hội, gắn liền với hoạt động giáo dục của con người, TDTT có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao sức khoẻ phát triển toàn diện thể chất cho con người, như nhà triết học Arixtor đã nói “không có gì huỷ hoại sức khoẻ bằng sự thiếu vận động” vì vậy, con người muốn có được một sức khoẻ tốt thì cần phải tập luyện TDTT, ngoài ra TDTT còn là phương tiện giao lưu văn hoá, góp phần mở rộng quan hệ quốc tế tăng cường tình đoàn kết hửu nghị giữa các nước.


    Nhận thức được vai trò to lớn của TDTT đối với dân tộc Việt Nam, vào tháng 3 năm 1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác viết:
    “Hởi đồng bào toàn quốc
    giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công.
    dân cường nước thịnh, tôi mong đồng bào ai cũng gắn tập thể dục.
    Tự tôi ngày nào cũng tập”.


    Bác nhấn mạnh “Tập thể dục bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Đây chình là cội nguồn to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành TDTT nước ta.


    Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước TDTT chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm phát huy nhân tố con người, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước nhanh chóng đạt được mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh”.


    Chình vì lẽ đó, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nươc ta đặc biệt chú trọng đến việc phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà, đầu tư vào việc đào tạo cán bộ, bồi dưỡng nhân tài trong tất cả các môn thể thao, trong đó có võ thuật.


    Võ thuật là một di sản văn hoá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong bốn ngàn năm qua, võ thuật không ngừng được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó không chỉ là phương tiện để tự vệ và chiến đấu chống lại các thế lực xâm lược bên ngoài mà còn là thành phần cấu trúc nên phẩm chất cần thiết của con người chân chính, đức tin lòng dũng cảm, trí tuệ tinh tường, ý chí sắc đá, tính công băng và tâm hồn cao thượng.


    Một trong số môn võ thuật đang được rất được coi trọng là môn thể thao thế mạnh của nước nhà là Karate-do. Karate-do được xem là môn thể thao mang tính tranh đua trên đấu trường quốc tế, qua đó các võ sinh thể hiện tinh xảo bằng các đòn thế sử dụng tay, chân và các kỹ thuật cận chiến khác.


    Nói đến môn Karate-do nhiều người vẫn lầm tưởng đó là môn võ Nhật Bản vì nó được phất triển và trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản rồi từ đó mới được truyền bà ra khắp năm châu. Nhưng trên thực tế thì nó được xuất phát từ Okinawa- thuộc Nhật Bản trước đây.


    Hiện nay Karate-do đang được phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới và nhanh chóng được đưa vào trong chương trình thi đấu quốc tế, các đại hội TDTT khu vực và châu lục.


    Đặc điểm của Karate-do là đòi hỏi cả 5 tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Trong sức mạnh thì đòi hỏi chủ yếu là sức mạnh tốc độ (sức mạnh bộc phát). Song để có thể giành thắng lợi trong thi đấu thì đòi hỏi người vận động viên phải có khả năng phối hợp vận động rất cao về cả kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lý. Còn đối với các vận động viên trẻ lứa tuổi từ 14-16 mới tham gia tập luyện và thi đấu Karate-do đặc biệt là nữ ở lứa tuổi này, về mặt sinh lý, giải phẫu cũng như cở thể đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ, nếu được đầu tự đúng mức về mọi mặt như chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện phù hợp và khoa học thì đây sẽ là những trụ cột của nền thể thao nước nhà trong tương lai.


    Một vận dộng viên Karate-do đỉnh cao phải có một thể lực sung mãn, tâm lý thi đấu tốt và kỹ chiến thuật điêu luyện, được tuyển chọn và đào tạo khoa học. Đặc biệt là gia đoạn ở lứa tuổi 13-14, đây là nền tảng phát triển của vận động viên đỉnh cao.


    Qua nhiều năm tham gia tập luyện, thi đấu và quan sát các trận đấu Karate-do đỉnh cao, tôi nhận thấy hầu hết các vận động viên đạt được thành tích cao là những người có tốc độ ra đòn rất nhanh, mạnh với các kỹ chiến thuật, tiêu biểu như đấm thẳng, đà vòng cầu, đá tống trước


    Nói đến kỹ thuật Karate-do nhiều người vẫn nghĩ rằng Karate-do chỉ sử dụng chủ yếu hệ thống các kỹ thuật đòn tay, nhưng trên thực tế thì ngoài hệ thống các kỹ thuật đòn tay còn cả hệ thống kỹ thuật đòn chân, trong quá trình huấn luyện, hai hệ thống kỹ thuật này luôn được tiến hành đồng thời nhau và đây cũng chính là nét đặc sắc nhất của môn võ này. Đặc biệt trong Karate-do có kỹ thuật sử dụng để ghi điểm và thắng đối phương chính là các đòn chân, vì đòn chân thể hiện được sức mạnh, độ dẻo và sức công phá rất lớn, nhất là đòn đá tống trước, qua tập luyện, thi đấu và quan sát cho thấy trong mỗi trận đấu Karate-do có rất nhiều kỹ thuật đá hay tổ hợp các kỹ thuật đá được tung ra nhưng có tới 60% kỹ thuật là đòn đá tống trước nó được sử dụng để tấn công, phòng thủ hay phản công. Kỹ thuật đá tống trước có ưu thế như một cánh tay đòn dài, giữ khoảng cách để khống chế, tránh đòn, tạo sức công phá lớn. Vì vậy muốn sử dụng tốt kỹ thuật này đòi hỏi vận động viên phải biết kết hợp hài hoà giữa các kỹ thuật, thể lực, chiến thuật và tâm lý tấn công phản công một cách hợp lý, nên trong Karate-do kỹ thuật đá tống trước có thể coi là quan trọng nhất nếu vận động viên thực hiện chuẩnt xác kỹ thuật đá tống sẽ ghi được 2 điểm trên 1 lần thực hiện.


    Do vậy trong qua trình tập luyện và thi đấu, nếu vận động viên cố gắn kiên trì tập luyện và được huấn luyện đúng cách thì đòn đá sẽ mang lại hiệu quả thi đấu rất cao.


    Nhận thấy được tầm quan trọng của tố chất sức mạnh tốc độ để giành được thành tích cao trong thi đấu. Ở Kon Tum mức độ thi đấu của vận động viên Karate-do vẫn còn thấp, tố chất sức mạnh tốc độ không được thể hiện hết trong các kỹ thuật cho nên hiệu quả khi sử dụng trong thi đấu chưa cao, đặc biệt là ở đòn đá tống trước (Maegeri). Vì vậy, chúng tôi mạnh dạng nghiên cứu đề tài:


    “NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ ĐÒN ĐÁ TỐNG TRƯỚC (MAEGERI) TRONG MÔN KARATE-DO CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN LỨA TUỔI 14-16 TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH KON TUM”.


    2. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu đề tài này nhằm là tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện Karate-do trên cơ sở lý luận khoa học lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh của đòn đá tống trước cho nữ vận động viên Karate-do, lứa tuổi 14-16 Trung tâm huấn huyện TDTT Kon Tum nhằm nâng cao hiệu quả của đòn đá tống trước, đồng thời nâng cao thành tích cho vận động viên trong thi đấu Karate-do.


    3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi tiến hành giải quyết 2 nhiệm vụ cơ bản sau:
    3.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sử dụng và lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ vận động viên năng khiếu Karate-do lứa tuổi 14-16 Trung tâm Huấn luyện TDTT tỉnh Kon Tum.
    3.2. Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ của đòn đá tống trước trong thi đấu Karate-do cho lứa tuổi 14-16 Trung tâm Huấn luyện tỉnh TDTT Kon Tum.


    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
    4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
    Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã tiến hành đọc - phân tích - tổng hợp các tài liệu, các văn kiện, sách giáo khoa có liên quan đến đề tài như:
    - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT.
    - Các chỉ thị công tác của ngành.
    - Các sách giáo khoa về khoa học TDTT gồm:
    + Sách y học TDTT.
    + Sách lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.
    + Sách học thuyết huấn luyện TDTT.
    + Sách sinh lý học TDTT.
    + Các sách giáo khoa chuyên đề về Karate-do của nước ngoài dịch sang tiếng Việt.
    + Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT Đại học TDTT Đà nẵng.
    + Sách đặt điểm sinh lý về các môn thể thao.
    + Các sổ tay võ thuật, báo chí có mục viết chuyên đề về Karate-do.
    + Các đề tài nghiên cứu khoa học.


    4.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
    Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi quan sát 20 buổi thi đấu tập của nữ vận động viên Karate-do, qua quan sát chúng tôi ghi lại khối lượng bài tập mà vận động viên đã thực hiện và hiệu quả của đòn đá tống trước, từ đó đánh giá thực trạng về trình độ sử dụng đòn đá tống trước của nữ vận động viên Karate-do của Trung tâm Huấn luyện TDTT tỉnh Kon Tum.


    4.3. Phương pháp phỏng vấn:
    Trong quá trình nghiên cứu để đảm bảo tính khách quan, tính khoa học, chúng tôi gửi 20 phiếu phỏng vấn và toạ đàm trực tiếp với huấn luyện viên của các trung tâm, các sở TDTT cụ thể là: Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Ngải, Quản Nam, Đà Nẵng, Giảng viên giảng dạy võ thuật của trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Nội dung câu hỏi tập trung vào các phương pháp và công tác huấn luyện và thi đấu Karate-do.


    4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
    Để đánh giá hiệu quả của các bài tập lựa chọn nhằm phát triển sức mạnh tốc độ của đòn đá tống trước nâng cao thành tích thi đấu Karate-do nữ vận động viên lứa tuổi 14-16 của Trung tâm Huấn luyện TDTT tỉnh Kon Tum. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm, đối tượng là 12 vận động viên nữ lứa tuổi 14-16 được phân thành 2 nhóm: nhóm đối chứng 6 vận động viên tập luyện bình thường theo kế hoạch của trung tâm, nhóm thực nghiệm 6 vận động viên tổ chức thực nghiệm theo kế hoạch huấn luyện sức mạnh tốc độ với các bài tập đã được lựa chọn trong thời gian 4 tháng (16 tuần) theo kế hoạch huấn luyện của từng tuần cụ thể.


    4.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
    Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của bài tập đã lựa chọn, đề tài sử dụng phương pháp này để kiểm tra sự phát triển sức mạnh tốc độ trước và sau thực nghiệm theo các test để làm cơ sở phân tích, so sánh và rút ra kết quả của quá trình nghiên cứu.


    1. Test: bật xa tại chỗ (tính bằng m)
    Tư thế chuẩn bị: hai chân đứng rộng bằng vai, đưa 2 tay lên cao.
    Cách thức hiện: chùng 2 gối đưa tay từ trên xuống dưới, ra sau, rồi đạp nhanh, mạnh hai chân, duỗi hết khớp gối và hông đồng thời xốc hai tay lên cao, khi rơi xuống đất, 2 gối chùng xuống để hoản xung, hai tay cũng hạ xuống.
    Cách đánh giá: kết quả được tính từ vạch quy định đến gót chân gần nhất của VĐV, thực hiện 3 lần lấy thành tích lần bật cao nhất.


    2. Test tại chỗ đá tống trước liên tục (tính số lần thực hiện trong 10 giây)
    Tư thế chuẩn bị: hai chân đứng rộng bằng vai, 2 tay nắm hờ đưa về trước ngực.
    Cách thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" VĐV thực hiện nâng cao gối (rút chân) đá tống về phía trước, kết thúc thu chân về tư thế rút chân và hạ chân xuống đất, một chu kỳ như vậy được tính là 1 lần.
    Cách đánh giá: VĐV thực hiện trong 10 giây, tính số lần đạt được.


    3. Test: ngồi xuống đứng lên đá tống trước (tính số lần)
    Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng vai, 2 tay nắm hờ đặt trước ngực.
    Cách tiến hành: khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" VĐV thực hiện động tác ngồi xuống mông chạm gót, đứng lên thực hiện rút chân, đá tống về phía trước, kết thúc thu chân về và hạ xuống đất, một chu kỳ như vậy được tính là 1 lần.
    Cách đánh giá: VĐV thực hiện trong 10 giây, tính số lần đạt được.


    4.6. Phương pháp toán học thống kê:
    Để đánh giá các bài tập ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử lý những kết quả kiểm tra được bằng phương pháp toán học thống kê.
    Những công thức được thực hiện trong quá trình sử dụng phương pháp này là:
    - Công thức 1: Tính số trung bình cộng:
    n = 1,2,3 n
    - Công thức 2: Tính độ lệch chuẩn:

    - Công thức 3: So sánh 2 số trung bình quan sát:
    (n )
    Trong đó:

    - Công thức 4: Tính thời gian quan sát và tự đối chiếu:

    5. Tổ chức nghiên cứu:
    5.1. Thời gian nghiên cứu.
    Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 05/2008 đến tháng 06/2009 và được chia thành 3 giai đoạn :
    - Giai đoạn 1: Từ tháng 05/2008 đến tháng 06/2008. Tham khảo tài liệu, xây dựng đề cương nghiên cứu.
    - Giai đoạn 2: Từ tháng 07/2008 đến tháng 12/2008 giải quyết nhiệm vụ 1.
    - Giai đoạn 3: Từ tháng 01/2009 đến tháng 06/2009 giải quyết nhiệm vụ 2, hoàn thành đề tài nghiên cứu, bảo về đề tài trước hội đồng khoa học.
    5.2. Đối tượng nghiên cứu:
    Gồm 12 nữ vận động viên Karate-do lứa tuổi 14-16 Trung tâm Huấn luyện TDTT tỉnh Kon Tum.
    5.3. Địa điểm nghiên cứu:
    - Trung tâm Huấn luyện TDTT tỉnh Kon Tum.
    - Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
    5.4. Dụng cụ nghiên cứu:
    Trong quá trinh nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những dụng cụ sau:
    - Sân võ và thảm thi đấu Karate-do.
    - Đồng hồ bấm giây.
    - Tạ tay.
    - Dây su.
    - Lampi và các dụng cụ hổ trợ khác.


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục đích nghiên cứu: 4
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4
    3.1. Nhiệm vụ 1: 4
    3.2. Nhiệm vụ 2: 5
    4. Phương pháp nghiên cứu: 5
    4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 5
    4.2. Phương pháp quan sát sư phạm: 5
    4.3. Phương pháp phỏng vấn: 6
    4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 6
    4.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 6
    4.6. Phương pháp toán học thống kê: 7
    5. Tổ chức nghiên cứu: 8
    5.1. Thời gian nghiên cứu. 8
    5.2. Đối tượng nghiên cứu: 8
    5.3. Địa điểm nghiên cứu: 8
    5.4. Dụng cụ nghiên cứu: 9
    CHƯƠNG I 10
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
    1.1. Xu thế phát triển của môn võ Karato-do và xu thế huấn luyện thể lực trong TDTT 10
    1.1.1. Xu thế phát triển của môn võ Karate-do 10
    1.1.2. Xu thế huấn luyện thể lực trong thể dục thể thao. 11
    1.2. Sức mạnh và phương pháp huấn luyện sức mạnh: 14
    1.2.1. Khái niệm sức mạnh: 14
    1.2.2. Các hình thức thể hiện tố chất sức mạnh: 14
    1.2.2.1. Sức mạnh tốc độ: 14
    1.2.2.2. Sức mạnh tuyệt đối: 15
    1.2.2.3. Sức mạnh tương đối: 15
    1.2.2.4. Sức mạnh bền: 15
    1.2.2.5. Sức mạnh bột phát: 15
    1.2.3. Phương pháp huấn luyện sức mạnh: 15
    1.2.3.1. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ: 15
    1.2.3.2. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ tuyệt đối: 16
    1.2.3.3. Phương pháp huấn luyện sức mạnh bền: 16
    1.3. Đặc điểm của huấn luyện sức mạnh tốc độ: 18
    1.4. Đặc điểm tâm sinh lý nữ vận động viên lứa tuổi 14-16: 19
    1.4.1. Về sinh lý: 20
    1.4.2. Về mặt tâm lý: 21
    CHƯƠNG II 23
    PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 23
    2.1. Giải quyết nhiệm vụ I: 23
    2.1.1. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn đá tống trước của nữ vận động viên năng khiếu Karate-do lứa tuổi 14-16 trung tâm huấn luyện TDTT KonTum: 23
    2.1.2. Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đòn đá tống trước của nữ VĐV năng khiếu Karate-do lứa tuổi 14 - 16 TTHL TDTT Kon Tum: 31
    2.2. Giải quyết nhiệm vụ II 37
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...