Luận Văn Nghiên cứu Logistics thương mại điện tử của Sannamfood

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 30/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    1.1 Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu:
    1.1.1. Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
    Theo kết quả điều tra trong “Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008 “ cho thấy tốc độ phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng cao, số lượng các doanh nghiệp có website riêng cho mình chiếm 45 % điều này báo hiệu cho thấy cơ hội kinh doanh Thương mại Điện tử ngày càng lớn đặc biệt là tại các thành phố lơn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
    Cung với sự phát triển Thương mại Điện tử thì vấn đề Logistics trong TMĐT là một vấn đề khá quan trọng và cần được đề cập giải quyết. Trong TMĐT cũng như tron Thương mại truyền thống thì vấn đề Logistics luôn đóng vai trò quan trọng tời sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mà cụ thể ở đây là Sannamfood vẫn chưa coi trọng Logistics Thương mại Điện tử. Việc tách rời giữa Logistics truyền thống và Logistics TMĐT luôn là vấn đề cần đưa ra giải quyết một cách hợp lý nhất nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển một cách nhanh chóng nhất.
    Khi tiến hành nghiên cứu về Logistics đầu vào và đầu ra trong TMĐT thì việc phát triển dựa trên nền tảng Logistics truyền thống là một phần tất yếu.
    1.1.2. Thuận lợi và khó khăn
    • Thuận lợi: doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điển tử ( tài chính, cở sở vật chất, nguồn lực con người ).
      • Phù hợp tình hình thực tế của doanh nghiệp: tình hình kinh doanh, thị trường, .
      • Có nền tảng Logistics truyền thống vững chắc.
    • Khó khăn: doanh nghiệp chỉ mới tiếp cận với thương mại điện tử trong một thời gian ngắn. Nguồn nhận lực ứng dụng và phát triển thương mại điện tử còn hạn chế
      • Kết nối giữa Logistics đầu vào và hậu vần đầu ra của doanh nghiệp còn chưa thống nhất.
      • Quy mô Logistics đầu ra của doanh nghiệp còn hạn chế
    1.1.3. Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp
    • Doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng cũng như con người để phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp
    • Kinh doanh thêm một số mặt hàng phù hợp với kinh doanh qua mạng
    • Xây dựng được một website bán hành trực tuyến: www.senmart.com.
    • Đầu tư vào một đội ngũ sinh viên thương mại điện tử.
    • Có chiến lược phát triển thương mại điện tử trong dài hạn.
    • E-marketing: tiến hành các trương trình quảng cáo sử dụng các phương tiện điện tử như quảng cáo qua web, email Tuy nhiên hiệu quả từ việc marketing điện tử mang lại chưa lớn doanh nghiệp cần có biện pháp và kế hoạch phát triển cụ thể hơn. Tập trung nhiều hơn cho quảng các trên web để phát triển thị trường, giảm chi phí.
    • Website bán hàng: tuy doanh nghiệp đã xây dựng cho mình website bán hành trực tuyến nhưng hình thức còn đơn giản: giao diện, sản phẩm,đặt hàng cũng như thanh toán .
    1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
    Công ty cổ phẩn thực phẩm Sannam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại mặt hàng bao gồm: Hoa quả sấy, rượu mơ Núi Tản, Rau Xanh – Rau Rừng, Nhà hàng Núi Tản. Mối sản phẩm đều có lợi thế cạnh tranh nhất định và có chỗ đứng trên thị trường
    Đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung vào vấn đề Logistics thương mại điện tử của Sannamfood, bao gồm Logistics đầu vào và Logistics đầu ra. Đây là một vấn đề khá cấp thiết nó giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển TMĐT của Sannamfood
    1.2.1. Các vướng mắc khó khăn trong việc xác lập đề tài nghiên cứu
    • Doanh nghiệp mới đi vào kinh doanh thương mại điện tử: hệ thống Logistics thương mại điện tử hầu như chưa có
    • Chưa có sự tách rời rõ ràng giữa Logistics truyền thống và Logistics thương mại điện tử quy trình xử lý đơn hang trực tuyến còn gặp nhiều vấn đề.
    • Trong quá trình nghiên cứu Logistics đầu vào trong thương mại điện tử: việc doanh nghiệp hiện nay chỉ có một nhà cung cấp duy nhất các mặt hàng dẫn đến khó khăn trong việc so sánh giữa các nhà cung ứng với nhau.
    • Nhà cung cấp còn chưa chuyên nghiệp đặc biệt trong khâu xử lý và nhận đơn hàng của khách hang qua mạng www.senmart.com.
    • Trong khâu xử lý đơn hàng trong Logistics đầu ra do có nhiều hình thức đặt hàng và thời gian giao hàng cố định từng tuần nên khó khăn trong quá trình tổng hợp cũng như xắp sếp giao hàng.
    1.2.2. Hiệu quả từ các nội dung nghiên cứu của đề tài
    • Hiệu quả từ doanh nghiệp: giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của Logistics thương mại điện tử, có thể ứng dụng trực tiếp vào hoạt động kinh doanh
    • Hiệu quả từ phía sinh viên: có thể có thêm kinh nghiệm trong thương mại điện tử, từ thực tế của doanh nghiệp
    • Phối hợp giữa Logistics truyền thống và Logistics thương mại điện tử
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu
    1.3.1. Logistics đầu vào
    Quản trị mua hàng: Lựa chọn nhà cung ứng cho doanh nghiệp ( đáp ứng các yêu cầu về kinh doanh trong thương mại điện tử): so sánh về giá, chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu giữa các nhà cung cấp. Các mặt hàng sản phẩm có thể mua và thuận lợi cũng như khó khăn khi tiến hành kinh doanh sản phẩm đó qua mạng internet. Phần mềm trong quản lý nhà cung ứng cũng khá quan trọng và cần được quan tâm.
    Quản trị dữ trữ hàng hóa: Kho hàng trong thương mại điện tử: quy mô dự trữ, măt hàng dự trữ, quản lý kho hàng , các yếu tố xác định lượng dự trữ trong kho
    Bao bì đóng gói sản phẩm: bao bì riêng cho từng loại sản phẩm, có sự thay đổi linh hoạt trong quá trình bán hàng
    1.3.2 Logistics đầu ra
    • Xử lý đơn hàng: quy trình xử lý đơn hàng qua mạng và qua các phương tiện điện tử khác
    • Giao hàng tới khách hàng: quy trình giao hàng, thời gian đáp ứng đơn hàng qua mạng cũng như vấn đề chi phí khi giao hàng.
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    1.4.1 Các loại mặt hàng kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp
    Hiện nay doanh nghiệp đang kinh doanh 4 mặt hàng qua mạng www.senmart.com
    • Rau xanh rau rừng: sản phẩm tập trung mạnh nhất
    • Mặt hàng hoa quả sấy: hoa quả sấy dẻo, hoa quả sấy khô
    • Rượu mơ Núi Tản.
    • Bánh ngọt,bánh sinh nhật EROPA.
    Các mặt hàng đều được cung ứng từ một nhà nhà cung cấp duy nhất ( Sannamfood)
    1.4.2 Không gian, thời gian nghiên cứu
    1.4.2.1 Thời gian:
    Đề tài này tập trung nghiên cứu về doanh nghiệp kinh doanh trong 3 năm trở lại đây. Cá dữ liệu tập hợp được chủ yếu dựa trên số liệu kinh doanh trong các năm trước. Đôi vói một doanh nghiệp thương mại điện tử thì việc xác định thời gian như vậy để thu thập và phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp như vậy là khá dài nó sẽ giúp cho việc nghiên cứu đề tài thuận lợi hơn.
    1.4.2.2 Không gian:
    Đối với mặt hàng rau thì phạm vi nghiên cứu nằm trong khu vực Hà Nội
    Đối với các sản phẩm khác thì phạm vi nghiên cứu rộng hơn: nó bao gồm thì trường trong nước và một phần thị trường nước ngoài
    Việc giới hạn không gian nghiên cứu như vậy giúp cho đề tài này cụ thể hơn đối với doanh nghiệp những vấn đề nghiên cứu đi sát thực tế hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...