Luận Văn Nghiên cứu lập dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN ISỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ​ Việt Nam là một trong những nước có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Với bờ biển dài trên 3200km, diện tích mặt biển rộng và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên vùng biển nước ta có nhiều loài hải sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê sơ bộ, biển Việt Nam có khoảng 2000 loài cá, trong đó đã định tên gần 800 loài và hơn 40 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài nguồn cá, nước ta còn có nguồn đặc sản quý chiếm 20% tổng sản lượng thủy sản nói chung và có một vị trí kinh tế đáng kể. Đó là các loài: tôm, cua, ghẹ, mực, nghêu, sò, Bên cạnh những thuận lợi về trữ lượng hải sản, nước ta còn có diện tích mặt nước rất lớn với hệ thống sông ngòi chằng chịt để phát triển nuôi tôm đồng, tôm nước lợ, nuôi cá và các loài thủy đặc sản khác. Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC). Ngành chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát triển tốt. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng cao do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 2009, Việt Nam đã có 544 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản quy mô công nghiệp, trong đó 410 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, 414 doanh nghiệp đã áp dụng các quy phạm để đạt tiêu chuẩn sản xuất sạch hơn, được phép xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 269 doanh nghiệp chế biến được cấp phép xuất khẩu vào thị trường EU. Ngày 11 tháng 01 năm 2006 thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số 10/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, theo đó tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ. Đa dạng cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao. Ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản phải nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thuỷ sản hiện có và phát triển thêm để nâng tổng công suất cấp đông lên 3.700 - 4.500 tấn/ngày vào năm 2012; các cơ sở chế biến thủy sản (theo phương thức công nghiệp) đều đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản; phấn đấu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ở doanh nghiệp có điều kiện; đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản chế biến, nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng và tươi sống. Đến năm 2015 đưa sản lượng thuỷ sản chế biến xuất khẩu đạt 965.000 tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD. [TABLE]
    [TR]
    [TD] ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Thanh Hoá là một tỉnh ven biển nằm ở Bắc Trung Bộ, với tiềm năng phong phú về biển, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích vùng biển khoảng 23.000 km[SUP]2[/SUP], bờ biển dài 102 km với 7 cửa lạch trong đó có 3 cửa sông lạch lớn là Lạch Trư­ờng, Lạch Hới và Lạch Bạng đang được tập trung quy hoạch đầu tư xây dựng thành những trung tâm nghề cá lớn của tỉnh, kinh tế thuỷ sản của tỉnh ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với dân số 3.673 ngàn người bằng 4.5% dân số cả nước với 27 huyện, thị xã, thành phố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...