Tiến Sĩ Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh lồng ruột cấp ở trẻ dưới 24

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II
    NĂM 201
    0
    MỤC LỤC
    Trang

    ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Sơ lược lịch sử bệnh lồng ruột .3
    1.2 Dịch tễ học bệnh lồng ruột cấp .4
    1.3 Nguyên nhân và sinh lý bệnh bệnh lồng ruột cấp 5
    1.4 Giải phẫu bệnh .9
    1.5. Lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lồng ruột cấp 13
    1.6 Các yếu tố tiên lượng bệnh lồng ruột cấp 22
    1.7 Điều trị lồng ruột 27
    1.8 Các công trình nghiên cứu về lồng ruột cấp .29
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Đối tượng nghiên cứu .32
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 34
    2.3 Phương pháp xử lý số liệu 42
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1 Dịch tễ lâm sàng .43
    3.2 Triệu chứng lâm sàng - Siêu âm - Kết quả điều trị 47
    3.3 Các yếu tố lâm sàng trong tiên lượng cuộc tháo lồng 55
    3.4 Vai trò của siêu âm trong tiên lượng cuộc tháo lồng .58
    3.5 Lồng ruột tự tháo 61
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
    4.1 Dịch tễ lâm sàng .63
    4.2 Triệu chứng lâm sàng - Siêu âm - Kết quả điều trị 66
    4.3 Các yếu tố lâm sàng trong tiên lượng cuộc tháo lồng 79
    4.4 Vai trò của siêu âm trong tiên lượng cuộc tháo lồng .84
    4.5 Lồng ruột tự tháo 90
    KẾT LUẬN. 94
    ĐỀ NGHỊ .96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp ở trẻ em. Lồng ruột có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nhiều nhất là từ 4 - 9 tháng tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới [88], tỷ lệ lồng ruột ở các nước phát triển là 0,5 - 4,3 trường hợp/ 1000 trẻ sinh sống hoặc 0,66 - 1,2 trường hợp/1000 trẻ < 1 tuổi, tại Việt Nam, từ năm 1975 - 1995 có 472 - 722 trường hợp lồng ruột/ năm ở trẻ < 12 tháng nhập viện ở Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 5,8% số trẻ nhập viện. Trong 5 năm (1995 - 1999), Viện Nhi Trung Ương điều trị 1027 trường hợp lồng ruột [2].
    Hiện nay với sự phát triển của y học, tỷ lệ tử vong của lồng ruột đã giảm rất thấp và ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Anh không có tử vong, nhưng ở các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam tỷ lệ tử vong vẫn còn, ngoài nguyên nhân do trình độ dân trí và khó khăn về kinh tế còn do cả việc chẩn đoán nhầm lẫn, điều trị muộn [50], [67], [88].
    Nguyên nhân của bệnh lồng ruột hiện nay vẫn chưa được xác định, có thể có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh như sự mất cân đối nghiêm trọng giữa kích thước của hồi tràng so với manh tràng ở trẻ em, vai trò của viêm hạch mạc treo do virus và mới đây là vai trò của vaccin phòng Rotavirus cũng đã được đề cập đến [25], [29], [83].
    Chẩn đoán lồng ruột thường được dựa vào các dấu hiệu lâm sàng điển hình như đau bụng đột ngột, nôn, ỉa máu, sờ được khối lồng. Việc chẩn đoán sớm sẽ làm cho điều trị trở nên đơn giản và thường không có biến chứng. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân do bệnh cảnh lâm sàng không điển hình nên việc chẩn đoán thường nhầm lẫn và muộn làm cho việc điều trị trở nên khó khăn, có nhiều biến chứng thậm chí tử vong. Tại Viện Nhi Trung ương, lồng ruột chẩn đoán muộn > 24giờ còn đến 27,5%, tỷ lệ tháo lồng bằng phẫu thuật khá cao: 19,2% [1], [2].
    Phương tiện kỹ thuật giúp cho chẩn đoán lồng ruột trước đây thường dùng là chụp đại tràng có cản quang. Kỹ thuật này thường cho các hình ảnh đặc hiệu của lồng ruột tuy nhiên đây là một kỹ thuật khá phức tạp không phải trung tâm y tế nào cũng có thể tiến hành được. Ngoài ra kỹ thuật này còn có các chống chỉ định trong lồng ruột nên nếu không chú ý sẽ đưa đến các tai biến nặng nề cho bệnh nhân [10], [51], [58].
    Từ đầu thập niên 80, siêu âm đã được sử dụng trong chẩn đoán lồng ruột ở trẻ em. Càng ngày, siêu âm càng được ứng dụng rộng rãi không những với mục đích chẩn đoán mà còn dùng để tiên lượng và theo dõi kết quả tháo lồng. Theo nhiều nghiên cứu, chẩn đoán lồng ruột bằng siêu âm là phương pháp đơn giản không xâm nhập, độ nhạy, độ đặc hiệu cao (95 - 100%) [15], [53], [56], [59], [84].
    Do bệnh lồng ruột có tỷ lệ cao đặc biệt là ở trẻ bú mẹ, việc chẩn đoán không kịp thời sẽ đưa đến những biến chứng trầm trọng. Các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng để người thầy thuốc phân tích, đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp còn chưa xác định cụ thể. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh lồng ruột cấp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế với các mục tiêu:
    1. Khảo sát triệu chứng lâm sàng, siêu âm và kết quả điều trị bệnh lồng ruột cấp.
    2. Xác định một số dấu hiệu lâm sàng và siêu âm góp phần tiên lượng tháo lồng ở bệnh nhân lồng ruột cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...