Tiến Sĩ Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ
    Danh mục các hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỐNG QUAN 3
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TĂNG HUYẾT ÁP 3
    1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.2. Chẩn đoán, phân độ và phân chia giai đoạn tăng huyết áp 4
    1.2. TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ 6
    1.2.1. Khái niệm 6
    1.2.2. Tỷ lệ tăng huyết áp kháng trị 7
    1.2.3. Đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị 8
    1.2.4. Giả tăng huyết áp kháng trị 9
    1.2.5. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp kháng trị 10
    1.2.6. Nguyên nhân tăng huyết áp kháng trị 13
    1.2.7. Một số vấn đề liên quan tới nguyên nhân tăng huyết áp kháng trị 14
    1.2.8. Biến chứng tăng huyết áp kháng trị 19
    1.2.9. Điều trị tăng huyết áp kháng trị 23
    1.3. ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC 24 GIỜ BẰNG MÁY MANG THEO NGƯỜI VÀ ỨNG DỤNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ 28
    1.3.1. Đo huyết áp tự động liên tục 24 giờ bằng máy mang theo người 28
    1.3.2. Ứng dụng đo huyết áp liên tục 24 giờ bằng máy mang theo người trong tăng huyết áp kháng trị 31
    1.3.3. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tăng huyết áp kháng trị 37
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 41
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 43
    2.2.2. Nội dung nghiên cứu 43
    2.2.3. Đo huyết áp liên tục 24 giờ bằng máy mang theo người 56
    2.2.4. Các phương tiện nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu 60
    2.2.5. Xử lý số liệu 61
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 63
    3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 66
    3.3. ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN ĐO HUYẾT ÁP LIÊN TỤC 24 GIỜ BẰNG MÁY MANG THEO NGƯỜI 81
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 97
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 97
    4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới 97
    4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh tăng huyết áp. 100
    4.1.3. Mức độ và giai đoạn tăng huyết áp 101
    4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ 102
    4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 102
    4.2.2. Yếu tố nguy cơ 104
    4.2.3 Đặc điểm cận lâm sàng 110
    4.2.4. Nguyên nhân tăng huyết áp kháng trị 114
    4.2.5. Biến chứng tăng huyết áp kháng trị 118
    4.2.6. Điều trị tăng huyết áp kháng trị 121
    4.3. ĐẶC ĐIỂM HUYẾT ÁP 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ 124
    4.3.1. Đặc điểm biến thiên huyết áp và tần số tim trong ngày 124
    4.3.2. Đặc điểm phân loại huyết áp, chỉ số và hình thái huyết áp 24 giờ 128
    KẾT LUẬN 137
    KIẾN NGHỊ 139
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 140
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
    PHỤ LỤC 156

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tăng huyết áp đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố nguy cơ. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế). Trên thế giới tỷ lệ tăng huyết áp chiếm từ 8 đến 18% dân số (theo Tổ chức Y tế Thế giới) thay đổi từ các nước châu Á như Indonesia 6 - 15%, Malaysia 10 - 11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu - Mỹ như Hà Lan 37%, Pháp 6 - 15%, Hoa Kỳ 24% . Ở Việt Nam, tần suất tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển: Các số liệu thống kê điều tra tăng huyết áp ở nước ta cho thấy: năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là 1% dân số; 1982 là 1,9%; năm 1992 tăng lên 11,7% dân số; tới năm 2002 ở miền Bắc là 16,3% [15], [19] và ở 12 phường nội thành Hà Nội là 23,2% [17]; đến năm 2008 thì tần suất tăng huyết áp ở người lớn Việt Nam là 25,1% [13].
    Tăng huyết áp là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể từ từ và liên tục. Bệnh thường gây những biến chứng nặng nề, thậm chí gây tàn phế và tử vong như: đột quị não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận . và rút ngắn tuổi thọ của con người nếu không được điều trị đúng. Việc phát hiện sớm, điều trị tốt làm giảm tỷ lệ tai biến do tăng huyết áp gây ra. Hiện nay, theo dự báo về tần suất mắc bệnh cho thấy khoảng 25% dân số thế giới bị tăng huyết áp và với việc kiểm soát huyết áp chưa thật hiệu quả nh­ư hiện tại, thì trên thế giới sẽ có nhiều ng­ười đư­ợc cho là tăng huyết áp kháng trị hoặc tăng huyết áp dai dẳng [125]. Trên thực hành lâm sàng, có những bệnh nhân tăng huyết áp phải dùng từ hai đến ba thuốc và thậm chí nhiều hơn để kiểm soát huyết áp. Năm 1999, tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra một khái niệm trong thực hành tim mạch là tăng huyết áp kháng trị để chỉ những bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp mặc dù đã dùng tới 3 loại thuốc chống tăng huyết áp trong đó có lợi tiểu, đủ liều trong thời gian 1 tuần [12].Tần suất tăng huyết áp kháng trị trong dân số nói chung khoảng 3 - 5% [105]. Trong số những người tăng huyết áp thì tỷ lệ kháng với điều trị thay đổi từ 10% đến 30% hoặc cao hơn nữa tùy theo từng nghiên cứu [79], [111]. Tăng huyết áp kháng trị thường có biểu hiện tổn thương cơ quan đích cao hơn, nhất là tăng khối lượng cơ thất trái, thay đổi chức năng thận và microalbumin niệu so với bệnh nhân tăng huyết áp [55].
    Thực sự, tăng huyết áp kháng trị là một vấn đề lớn trong lâm sàng, chưa được xác định rõ và quan tâm đúng mức. Hiện tại nhóm bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị còn chưa được hiểu biết đầy đủ, chưa thấy được đề cập và nghiên cứu một cách có hệ thống, nó gần như chỉ được các bác sỹ làm chuyên ngành tim mạch quan tâm. Mặt khác, việc theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ bằng máy mang theo người cho thấy giá trị trong đánh giá, kiểm soát bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị và hơn hẳn việc đo huyết áp theo phương pháp Korotkoff trong dự đoán tổn thương cơ quan đích. Chính vì vậy việc nhận biết, tìm hiểu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm huyết áp 24 giờ là cần thiết, để giúp các bác sỹ thực hành lâm sàng có những đánh giá, chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhằm mục đích giảm tỷ lệ biến chứng của tăng huyết áp kháng trị. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu:
    1. Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tăng huyết áp kháng trị.
    2. Nghiên cứu đặc điểm huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị.
     
Đang tải...