Luận Văn Nghiên cứu kỹ thuật trồng rong Nho biển trong bể nhân tạo và ảnh hưởng của sự sục khí đến thời gian

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật trồng rong Nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh, 1873) trong bể nhân tạo và ảnh hưởng của sự sục khí đến thời gian bảo quản rong tươi


    MỤC LỤC
    Mục lục Trang
    LỜI CẢM ƠN . i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG iv
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . v
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vi
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN . 4
    1.1 Tổng quan về rong biển . 4
    1.1.1 Giới thiệu về rong biển 4
    1.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến rong biển . 4
    1.1.3 Tình hình nghiên cứu rong biển . 10
    1.1.3.1 Tình hình nghiên cứu rong biển trên thế giới 10
    1.1.3.2 Tình hình nghiên cứu rong biển ở Việt Nam 11
    1.1.4 Giá trị sử dụng của rong biển . 12
    1.1.5 Tình hình khai thác rong biển 16
    1.1.5.1 Tình hình khai thác rong biển trên thế giới . 16
    1.1.5.2 Tình hình khai thác rong biển ở Việt Nam 17
    1.2 Tổng quan về rong Nho biển . 18
    1.2.1 Tình hình nghiên cứu rong Nho biển trên thế giới 18
    1.2.1.1 Vị trí phân loại của rong Nho biển . 18
    1.2.1.2 Hình thái rong Nho biển . 19
    1.2.1.3 Sinh sản . 20
    1.2.2 Tình hình nghiên cứu rong Nho biển ở Việt Nam 21
    1.2.3 Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của rong Nho
    biển 23
    1.2.4 Tình hình khai thác và nuôi trồng rong Nho biển . 24
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    iii
    2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu . 31
    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 31
    2.2.1 Cách bố trí thí nghiệm trồng treo và trồng đáy rong Nho biển trong các
    bể . 31
    2.2.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian sục khí đến thời gian bảo quản
    rong Nho biển 33
    2.3 Phuơng pháp phân tích 35
    2.4 Xác định các yếu tố môi trường . 36
    2.5 Phương pháp xử l í số liệu 36
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
    3.1 Xác định một số thông số môi trường trong các bể nuôi rong Nho biển 37
    3.2 Nghiên cứu so sánh tốc độ tăng trưởng, năng suất và tỷ lệ thân đứng trên
    toàn tản của rong Nho biển trồng treo và trồng đáy trong bể nhân tạo . 40
    3.2.1 Tốc độ tăng trưởng (%/ngày) . 40
    3.2.2 Năng suất . 43
    3.2.3 Tỷ lệ trọng lượng thân đứng so với toàn tản . 47
    3.2.4 Tỷ lệ thân đứng đạt trên 5 cm so với trọng lượng thân đứng thu được
    của rong Nho biển trồng trong bể . 50
    3.3 Ảnh hưởng thời gian sục khí đến thời gian bảo quản sản phẩm rong Nho
    biển 53
    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
    4.1 Kết luận 56
    4.2 Kiến nghị 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng Trang
    Bảng 3.1: Biến động cường độ ánh sáng trung bình (lux) trong ngày và các tháng
    thí nghiệm 37
    Bảng 3.2: Biến động nhiệt độ nước trung bình (
    o
    C ) trong ngày của các bể nuôi
    qua các tháng thí nghiệm 38
    Bảng 3.3: Biến động độ pH trung bình của các bể nuôi trong ngày và các tháng
    thí nghiệm 38
    Bảng 3.4: Biến động độ mặn (‰) trung bình ở bể nuôi rong trong ngày và qua
    các tháng thí nghiệm . 39
    Bảng 3.5: Hàm lượng muối dinh dưỡng trong nước và chất đáy . 39
    Bảng 3.6: So sánh tốc độ tăng trưởng của rong Nho biển ở hai phương thức
    trồng treo và trồng đáy 40
    Bảng 3.7: So sánh tốc độ tăng trưởng của rong Nho biển với những nghiên cứu
    khác 42
    Bảng 3.8: So sánh năng suất của rong Nho ở hai phương thức trồng treo và trồng
    đáy . 44
    Bảng 3.9: So sánh tỷ lệ trọng lượng thân đứng so với toàn tản ở hai phương thức
    trồng treo và trồng đáy trong bể 47
    Bảng 3.10: So sánh tỷ lệ trọng lượng phần tản đứng của rong Nho so với toàn
    tản với những nghiên cứu trước 49
    Bảng 3.11: Tỷ lệ trọng lượng thân đứng trên 5 cm so với trọng lượng thân đứng
    thu được ở hai phương thức trồng treo và trồng đáy . 51
    Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thời gian sục khí đối với tỷ lệ trọng lượng rong Nho
    biển tươi (%) sau bảo quản . 53
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    v
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ Trang
    Biểu đồ 3.1: So sánh tốc độ tăng trưởng của rong Nho biển ở hai phương thức
    trồng treo và trồng đáy 41
    Biểu đồ 3.2: So sánh năng suất của rong Nho biển ở hai phương thức trồng treo
    và trồng đáy 44
    Biểu đồ 3.3: So sánh tỷ lệ trọng lượng thân đứng của rong Nho biển so với toàn
    tản ở hai phương thức trồng treo và trồng đáy 48
    Biểu đồ 3.4: So sánh tỷ lệ thân đứng đạt trên 5 cm so với trọng lượng thân đứng
    thu được của rong Nho biển ở hai phương thức 52
    Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ trọng lượng rong Nho biển tuơi sau thời gian bảo quản . 54
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình .Trang
    Hình 1.1: Hướng sử dụng và tiềm năng sử dụng rong biển . 13
    Hình 1.2: Hình thái của rong Nho biển (Caulerpa lentillifera) 19
    Hình 1.3: Vòng đời của rong Nho biển . 21
    Hình 2.1: Thí nghiệm trồng treo rong Nho biển bằng lồng trong bể composite . 32
    Hình 2.2: Thí nghiệm trồng đáy rong Nho biển trong bể composite 32
    Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm . 33
    Hình 2.4: Sục khí bảo quản sản rong Nho biển . 34
    Hình 3.1: Rong Nho biển trồng đáy trong bể composite không có chất đáy sau 20
    ngày nuôi trồng 46
    Hình 3.2: Rong Nho biển trồng đáy trong bể composite có chất đáy sau 20 ngày
    nuôi trồng . 46
    Hình 3.3: Rong Nho biển trồng treo trong bể composite không có chất đáy sau
    60 ngày nuôi trồng 46
    Hình 3.4: Rong Nho biển trồng treo trong bể composite có chất đáy sau 60 ngày
    nuôi trồng
    Hình 3.5: Rong Nho biển được sục khí trong 0h, 6h, 12h, 24h sau 20 ngày bảo
    quản
    1
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới, có trên 3.200 km bờ biển và nhiều hải
    đảo lớn nhỏ, vịnh, ao đầm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài rong biển sinh
    trưởng và phát triển. Vùng biển Việt Nam có tiềm năng to lớn cho việc khai thác
    và sử dụng nguồn lợi rong biển cùng như phát triển nuôi trồng nhiều loại rong có
    giá trị kinh tế.
    Chi Caulerpa thuộc họ Caulerpaceae, bộ Caulerpales rất phổ biến ở
    vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Từ xa xưa, chúng đã được sử dụng làm thức ăn
    truyền thống ở các nước Nhật Bản, Philippin dưới dạng rau xanh hay salad. Các
    loài rong Caulerpa được khai thác sử dụng thường xuyên như Caulerpa
    racemosa (Forsskal) J. Ag, Caulerpa lentillifera J. Ag. Trong đó loài C.
    lentillifera được ưa chuộng nhất vì mềm và ngon. Chúng được khai thác ở các bãi
    san hô, bãi cát lẫn bùn và xác vỏ sinh vật, vùng ven biển ven đảo, và được gọi là
    rong Nho biển (Sea grapes) hay trứng cá Hồi xanh (green Caviar) (Ohno, 1993;
    Critchley et al. 1998).
    Rong Nho biển (Caulerpa lentillifera) là loài rong có giá trị kinh tế cao,
    giá bán của chúng trên thị trường Nhật Bản trên dưới 60 USD/kg rong tươi. Nhu
    cầu tiêu thụ rong Nho biển ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hàn
    Quốc, Philippin, tăng nhanh trong những năm gần đây. Vì vậy, cùng với việc
    khai thác tự nhiên, việc nuôi trồng rong Nho biển cũng phát triển nhanh.
    Ở Việt Nam, từ năm 2004, Phòng Thực vật biển- Viện Hải dương học đã
    có những nghiên cứu đầu tiên về các đặc tính sinh học và kỹ thuật trồng rong Nho
    biển trong điều kiện phòng thí nghiệm với đề tài “Nghiên cứu các đặc trưng sinh
    lý, sinh thái của loài rong Nho biển Caulerpa lentillifera (J. Agardh, 1873) có
    nguồn gốc nhập nội từ Nhật Bản làm cơ sở kỹ thuật cho nuôi trồng”. Tiếp theo
    đó, năm 2005 Phòng Thực vật biển tiếp tục tiến hành đề tài “Thử nghiệm nuôi
    trồng rong Nho biển Caulerpa lentillifera (J. Agardh, 1873) ở điều kiện tự
    nhiên”. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rong Nho biển thích nghi và phát
    2
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    triển tốt ở vùng biển tỉnh Khánh Hòa. Từ năm 2006- 2008 Phòng Thực vật biển –
    Viện Hải dương học đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện Khoa học
    và Công nghệ Việt Nam “Trồng rong Nho biển Caulerpa lentillifera (J. Agardh,
    1873) dùng làm thực phẩm”. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã cho thấy rong
    Nho biển có thể sống quanh năm trong các điều kiện nuôi trồng trong bể xi măng
    hoặc composite, trong ao, đìa, vùng triều ven biển nơi có độ mặn cao và ổn định.
    Hiện nay, nhiều công ty đã nuôi trồng thành công rong Nho biển ở Bình
    Thuận và Khánh Hòa nhằm mục tiêu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, phương
    thức trồng rong Nho biển ở Việt Nam cũng chủ yếu là trồng trong các ao, đìa ven
    biển. Tuy vậy, việc trồng trực tiếp rong Nho biển trong các ao, đìa phụ thuộc
    nhiều vào thời tiết, mùa vụ, khó kiểm soát nguồn nước
    Việc trồng rong Nho biển trong các bể nhân tạo mặc dù còn chưa được
    phổ biến, thế nhưng đây là phương thức nuôi trồng có xu hướng phát triển nhằm
    tạo ra sản phẩm rong Nho biển ổn định và có chất lượng cao, đồng thời khắc phục
    những hạn chế của việc trồng rong Nho biển trong các ao, đìa. Trồng rong Nho
    biển trong các bể nhân tạo còn là giải pháp khả thi nhằm cung cấp nguồn thực
    phẩm thay thế rau xanh cho quân và dân ở huyện đảo Trường Sa, góp phần giải
    quyết tình trạng thiếu rau xanh trên các đảo.
    Ngoài ra, sản phẩm rong Nho biển thường được sử dụng ở dạng tươi,
    việc nghiên cứu kỹ thuật kéo dài thời gian bảo quản rong Nho biển tươi sẽ đem
    lại lợi ích cao hơn về giá trị sử dụng và thương mại.
    Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật
    trồng rong Nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh, 1873) trong bể nhân
    tạo và ảnh hưởng của sự sục khí đến thời gian bảo quản rong tươi”.
    Mục tiêu của đề tài:
    Phát triển kỹ thuật trồng rong Nho biển trong các bể nhân tạo và đưa ra
    phương pháp bảo quản sản phẩm rong Nho biển được tươi lâu.
    Nội dung nghiên cứu bao gồm:
    3
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
     Nghiên cứu, so sánh tốc độ sinh trưởng, năng suất và tỷ lệ thân
    đứng trên toàn tản của rong Nho biển trồng treo và trồng đáy trong bể nhân tạo.
     Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sục khí đến thời gian bảo quản
    sản phẩm rong Nho biển tươi.
    Chương 1: TỔNG QUAN
    4
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    1.1 Tổng quan về rong biển
    1.1.1 Giới thiệu về rong biển
    Rong biển là thực vật bậc thấp sống trong môi trường nước biển. Chúng
    có thể là đơn bào hay đa bào sống thành quần thể. Chúng có kích thước hiển vi
    hoặc có khi dài tới hàng chục mét. Hình dạng của chúng có thể là hình cầu, hình
    sợi, hình phiến lá hay hình thù rất đặc biệt (Trần Thị Luyến, 2004).
    Theo tác giả Nguyễn Hữu Dinh (1993) thì rong biển được chia thành 4
    ngành gồm:
     Ngành rong Lục (Chlorophyta)
     Ngành rong Nâu (Phaeophyta)
     Ngành rong Đỏ (Rhodophyta)
     Ngành rong Lam (Cyanophyta)
    1.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển
    của rong biển
    Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã
    cho thấy sự sinh trưởng và phát triển của các loài rong biển luôn có mối quan hệ
    mật thiết với các yếu tố môi trường (Lê Anh Tuấn, 2004).
     Yếu tố động lực
     Thủy triều
    Thủy triều có ảnh hưởng đến sự phân bố của rong biển. Rong biển hầu
    hết tập trung phân bố từ vùng trung triều trở xuống. Ở vùng trên triều rong ít phân
    bố, thường chỉ xuất hiện loại rong nhỏ có tính chịu khô cao. Vùng trung triều và
    hạ triều, và nhất là tầng trên của vùng dưới triều thường tập trung các loại rong có
    kích thước lớn. Ngoài ra, do thành phần sắc tố khác nhau và khả năng hấp thụ các
    tia sáng khác nhau, nên sự phân bố của các ngành rong có khác nhau. Rong Đỏ
    phân bố sâu hơn, thường có mặt ở vùng hạ triều và dưới triều. Rong Nâu phân bố
    5
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    vùng hạ triều và trung triều. Rong Lục phân bố nông hơn, chủ yếu ở vùng trung
    triều và cao triều. Tuy nhiên, có một số loài không ph ân bố theo quy luật như
    trên, đại diện là chi Caulerpa thuộc ngành rong Lục phân bố được ở vùng hạ triều
    (có thể do khả năng hấp thụ ánh sáng mạnh) (Lê Anh Tuấn, 2004).
    Mặt khác, sự lên xuống của thủy triều còn tác động đến quá trình phóng
    bào tử của rong biển nói chung và rong Nho biển nói riêng. Chu kỳ phóng thích
    bào tử phụ thuộc vào chu kỳ thủy triều.
     Sóng gió
    Những loài ưa sóng thường phân bố ở vùng có sóng lớn, thường ở vùng
    triều. Nhóm rong này có cơ quan bám phát triển, cấu tạo cơ thể rắn chắc.
    Những loài rong sợ sóng thường phân bố ở vùng sóng yếu, hoặc ở vùng
    nước tĩnh như trong các ao đầm nước lợ. Nhóm rong này có cơ thể mềm mại, cấu
    tạo trong lỏng lẻo. Rong Nho biển thuộc nhóm rong này.
     Hải lưu
    Hải lưu là sự di chuyển của dòng nước biển có quy luật, có liên quan đến
    sự thay đổi nhiệt độ của vùng nước. Hải lưu có ảnh hưởng lớn đến sự di động
    phát tán của bào tử, hoạt động dinh dưỡng và phân bố của rong biển.
     Yếu tố vật lý
     Địa bàn sinh trưởng
    Căn cứ vào tập tính sống có thể chia rong biển thành hai dạng: sống cố
    định và sống phù du. Những loài tảo sống phù du thường được phân bố ở các
    tầng nước khác nhau, đảm bảo cho chúng có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời
    để quang hợp. Loài này thường không có cơ quan bám. Rong biển sống cố định
    thì trong quá trình sống chúng cần có địa bàn sinh trưởng. Địa bàn sinh trưởng
    của rong biển có thể là đáy cứng như đá tảng, đá cuội, san hô . hoặc đáy mềm
    như bùn, bùn cát, cát bùn hoặc cơ thể thực vật khác cùng phân bố với chúng.
    Rong biển hấp thụ nước, muối khoáng từ môi trường xung quanh chứ không phải
    6
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    từ địa bàn sinh trưởng. Địa bàn sinh trưởng chỉ giúp chúng cố định ở một tầng
    nước nhất định trong quá trình sống để đảm bảo cho quá trình quang hợp được
    tiến hành tốt (Lê Anh Tuấn, 2004).
    Địa bàn sinh trưởng có quan hệ đến quá trình hình thành cơ quan bám và
    khả năng bám của rong biển. Yêu cầu về dạng địa bàn sinh trưởng ở rong biển có
    khác nhau. Rong sống trong vùng triều có cơ quan bám phát triển, thích bám trên
    các dạng đáy cứng. Chẳng hạn như, rong thạch Gelidium thích phân bố trên tảng
    đá có nhiều động vật nhuyễn thể, rong chuỗi Chaetomorpha thích bám trên đáy
    có nhiều cát sỏi . Rong sống trong đầm nước lợ, cơ quan bám kém phát triển,
    chúng thường sống tự do cài quấn hoặc một phần gốc vùi trong lớp bùn cát; một
    số loài sống bám trên thực vật thủy sinh khác. Chẳng hạn như, rong guột
    Caulerpa có rễ giả đâm sâu trong đáy bùn cát.
     Nhiệt độ
    Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của rong biển. Căn cứ vào quan hệ
    giữa nhiệt độ và phân bố của rong biển, Kjellman và Sberkoj đã phân khu hệ rong
    biển theo thang nhiệt độ như sau:
     Nhiệt độ 0 – 5
    0
    C ứng với khu hệ rong hàn đới;
     Nhiệt độ 5 – 15
    0
    C (trung bình 10
    0
    C) ứng với khu hệ rong á hàn đới;
     Nhiệt độ 10 – 20
    0
    C (trung bình 15
    0
    C) ứng với khu hệ rong ôn đới;
     Nhiệt độ 15 – 25
    0
    C (trung bình 20
    0
    C) ứng với khu hệ rong á nhiệt đới;
     Nhiệt độ ≥ 25
    0
    C ứng với khu hệ rong nhiệt đới.
    Dựa theo cách chia này thì khu hệ rong biển của Việt Nam mang tính
    chất á nhiệt đới và nhiệt đới từ Bắc vào Nam. Rong Nho biển thuộc khu hệ này
    nên rất thích hợp nuôi trồng ở nước ta. Sở dĩ rong Nho biển có thể nuôi trồng tại
    Nhật Bản là do có dòng nước nóng Kurosivo chảy qua nên nhiệt độ nước biển
    không xuống quá thấp đến mức ức chế sự phát triển của rong.
    Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng của rong biển. Trong phạm vi nhiệt
    độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng thì quá trình sinh trưởng của rong biển tăng và
    7
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    ngược lại. Yêu cầu nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh trưởng của rong biển có
    khác nhau.
    Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của rong biển. Quá trình quang
    hợp và hô hấp của rong biển được tiến hành thuận lợi trong phạm vi nhiệt độ
    thích hợp.
    Nhiệt độ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của rong biển. Nhiệt độ thúc
    đẩy quá trình sinh trưởng của rong biển và khi đạt đến giai đoạn sinh trưởng phát
    triển nhất định, rong biển tiến hành sinh sản.
     Ánh sáng
    Năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất rất lớn nhưng thực vật trong
    quá trình quang hợp chỉ đồng hóa 1/3 năng lượng mặt trời chiếu trên lá. Đối với
    thực vật thủy sinh, năng lượng đồng hóa được còn nhỏ hơn con số trên. Những tia
    bức xạ mặt trời thấy được có độ dài sóng trong khoảng 380 – 780 nm. Trong các
    tia nhìn thấy, tia đỏ (600 – 780 nm) có tác dụng trong quang hợp rất lớn. Tia hồng
    ngoại không có tác dụng sinh trưởng cho thực vật nhưng ảnh hưởng gián tiếp
    thông qua tác dụng nhiệt. Ánh sáng chiếu xuống thủy vực khuếch tán thành các
    phần ánh sáng tán xạ, ánh sáng phản xạ và ánh sáng hấp thụ. Các vùng sáng trong
    thủy vực được phân ra như sau:
     Từ 0 – 200 m: vùng sáng, là vùng có đủ các tia đỏ và tia tím.
     Từ 200 – 1500 m: vùng mặt sáng, vùng có các tia sóng ngắn, cực ngắn,
    chủ yếu là ánh sáng tím.
     > 1500 m: vùng tối, vùng không còn tia nào đi tới.
    Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phân bố của rong biển theo chiều thẳng
    đứng. Rong Lục (Chlorophyta) có nhiều diệp lục tố thích hợp hấp thụ các tia sáng
    đỏ, thường phân bố tầng mặt có độ sâu 5 – 6 m. Rong Nâu (Phaeophyta) có nhiều
    sắc tố phụ Phycophein và Fucoxanthyl thích ánh sáng da cam, vàng thường sống
    ở tầng nước giữa, sâu khoảng 30 – 60 m. Rong Đỏ (Rhodophyta) có nhiều sắc tố
    phụ Phycoerythrin và Phycoxyanin thích ánh sáng xanh sống ở tầng nước sâu


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Huỳnh Quang Năng và Nguyễn Hữu Đại, 1978. Những kết quả điều tra cơ
    bản rong biển Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu biển phần I, Tập 1, tr 19-32.
    2. Lê Anh Tuấn, 2004. Kỹ thuật nuôi trồng rong biển (Seaweed Culture).
    Nxb. Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 159 trang.
    3. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn
    Tiến, 1993. Rong biển Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 364 trang.
    4. Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Vỵ, Phạm Hữu Trí và
    Nguyễn Thị Lĩnh, 2006. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đối
    với sự phát triển của rong nho biển (Caulerpa lentillifera). Tuyển tập Nghiên
    Cứu Biển 15: 146-155. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
    5. Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Vỵ, Nguyễn Thị
    Lĩnh, Phạm Hữu Trí và Nguyễn Xuân Trường, 2008. Trồng rong Nho biển
    (Caulerpa lentillifera) dùng làm thực phẩm. Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ năm
    2008, Phòng Thực vật biển, Viện Hải dương học, 79 trang.
    6. Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Thị Lĩnh và Phạm Hữu Trí,
    2004. Nghiên cứu các đặc trưng sinh lý, sinh thái của loài rong Nho biển
    (Caulerpa lentillifera J. Ag.) nhập nội có nguồn gốc từ Nhật Bản làm cơ sở cho kỹ
    thuật nuôi trồng. Báo cáo đề tài cơ sở năm 2004. Phòng Thực vật biển. Viện Hải
    dương học, 28 trang.
    7. Nguyễn Xuân Vỵ, Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Thị Lĩnh
    và Phạm Hữu Trí, 2005. Thử nghiệm trồng rong Nho biển (Caulerpa lentillifera
    J. Agardh 1873) ở điều kiện tự nhiên. Báo cáo đề tài cơ sở năm 2005. Phòng
    Thực vật biển. Viện Hải dương học, 28 trang.
    58
    SVTH: Phan Thị Ngọc Yến
    8. Phạm Hoàng Hộ, 1969. Rong biển Việt Nam. Trung tâm học liệu xuất bản,
    558 trang.
    9. Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Đăng Nghĩa,
    2004. Chế biến rong biển. Nxb. Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 223 trang.
    Tài liệu tiếng Anh
    10. Critchley, A . T., Ohno, Largo & Gillerpie, 1998. Seaweed Resources of
    the World. Kanagawa International Fisheries Training Center. JICA, 431 pp.
    11. Lindsey, Z.W. & Ohno, M., 1999. World seaweed utilisation : An end of
    century summary. Journal of Applied Phycology 11: 369-376. Kluwer Academic
    Publishers, Printed in the Netherlands.
    12. Ohno, M. & Critchley, A.T., 1993. Seaweeds cultivation and marine
    ranching. Chapter 3. Cultivation of the green algae Caulerpa lentillifera: 17-23.
    JICA. 1993, 150 pp.
    13. Shokita, S., Kakazu, K., Tomori, A., and T. Toma., 1991. Mariculture of
    seaweeds. Aquaculture in tropical Area. Midori shobo Co., Ltd. Japan. pp:31-90.
    14. Taylor W. R., 1977. Notes on the plants of the genus Caulerpa in the
    Herbarium of Maxwell S. Doty at the University of Hawaii. Smithsonian Inst.
    Atoll. Res. Bull. 208, 17 pp.
    15. Trono, G. C., 1987. Studies on the pond culture of Caulerpa. Phil. Journ.
    Sci. Monograph. 17: 83-98.
    16. Trono G. C., Jr., 1988. Manual on seaweed: Pond culture of Caulerpa.
    ASEAN/SF/88/ManualNo.3.
    17. Trono, G. C. Jr. & E.T. Ganzon-Fortes, 1988. Philippines Seaweeds.
    National book Store Inc. Publisher Metro manila, 330 pp.
    18. Yoshida, T., 1998. Marine Algae of Japan. Uchida Rokakuho Publishing
    Co.LTD. Tokyo Japan, 1222pp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...