Luận Văn Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm linh chi đỏ (Ganoderma Lucidum) trên mạt cưa cao su

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Nhu Ely, 12/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
    NĂM 2012

    MỞ ĐẦU
    Nấm linh chi đã được nuôi trồng từ rất lâu, không những là nấm ăn mà nó còn là một loại dược liệu quý hiếm. Từ xa xưa đến nay nấm Linh chi vẫn được xem là nguồn thực phẩm cao cấp với mùi vị thơm đặc trưng. Vì vậy nấm không chỉ là thức ăn ngon mà còn là thực phẩm chức năng tốt cho sức khoẻ con người.
    Cũng như nhiều loại nấm khác, nấm Linh chi có hàm lượng chất béo thấp. Thành phần chất béo chủ yếu là axít béo chưa no, rất thích hợp cho những người ăn kiêng, chống béo phì. Hàm lượng protein cao chỉ sau thịt và đậu nành.
    Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, nấm Linh chi còn có những dược tính quý. Những khảo sát dược lý và lâm sàng hiện nay cho thấy Linh chi không có độc tính, không có tác dụng phụ dù dùng dài ngày, không tương kỵ với những dược liệu khác hoặc tân dược trong điều trị và Linh chi cũng có nhiều công dụng:
    o Linh chi được dùng trong điều trị viêm gan do virus.
    o Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
    o Chống dị ứng, chống viêm.
    o Tác dụng như chống oxy hoá.
    o Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ.
    o Nâng cao hệ miễn dịch trong điều trị nhiễm HIV.
    o Điều hoà và ổn định huyết áp. Chống nhiễm mỡ xơ mạch và các biến chứng, giảm cholesterol.
    o Chữa loét dạ dày, tá tràng.
    o Hỗ trợ trong điều trị tiểu đường.
    o Chống suy nhược thần kinh kéo dài, mất ngủ.
    o Chống stress gây căng thẳng.Và còn nhiều công dụng khác
    Nhờ những giá trị dinh dưỡng và dược học mà ngày nay ở Việt Nam và trên toàn thế giới việc nuôi trồng, tiêu thụ nấm Linh chi tăng mạnh. Các nước sản xuất nấm Linh chi chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam
    Việt Nam là một nước nông nghiệp và giàu tiềm năng về lâm nghiệp, do đó nguồn phế thải nông - lâm nghiệp như bã mía, rơm rạ, mạt cưa rất dồi dào, đây là nguồn nguyên liệu thích hợp cho việc trồng nấm. Nuôi trồng nấm Linh chi ở nước ta đã tiến hành từ nhiều năm trước đây, nhưng chỉ với những trang trại theo quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Do chưa cơ cấu giống thích hợp và chưa có kỹ thuật nuôi trồng cụ thể hoặc có những người nuôi trồng chưa nắm bắt rõ. Nên hầu hết các trang trại nuôi trồng nấm không phát triển so với các nước bạn.
    Để bảo vệ môi trường do sự phát triển của ngành nông nghiệp ngày càng thải nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng tới đời sống và sức khoẻ của con người. Và hiệu quả kinh tế cao mà ngành trồng nấm Linh chi mang lại. Do đó, việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm với nhiều loại phế thải nông nghiệp thải ở Việt Nam.
    Nấm Linh chi là một loại nấm có giá trị dinh dưỡng, giá trị dược học và giá trị kinh tế cao. Hiểu được những lợi ích của nấm Linh chi đem chúng tôi muốn nghiên cứu để biết rõ về loại nấm quý này. Nội dung đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma Lucidum) trên mạt cưa cao su”.
    Từ những điều trình bày trên, mục tiêu của đề tài là:
    1. Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) trên mạt cưa cao su.
    2. Khảo sát tốc độ phát triển lan tơ của nấm Linh chi.
    3. So sánh tốc độ lan tơ của nấm Linh chi giống trên hạt lúa và trên thân khoai mì.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...