Thạc Sĩ Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Chép

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Cá ngày càng có vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một số nước. Tại các
    nước này, bình quân sản lượng cá tính theo đầu người ngày càng tăng.
    Xét về mặt dinh dưỡng, cá được coi là nguồn thực phẩm có đầy đủ các thành phần chất vô cơ,
    vi lượng, các acidamin, các vitamin A, B 1 , B 2 , B 12 , C, D 3 , D 6 , E. So với các loại thực phẩm có nguồn
    gốc động vật khác, cá thuộc loại thực phẩm khá toàn diện, hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa.
    Tuy nhiên để có được những giá trị kinh tế và những giá trị dinh dưỡng ngày càng cao thì cá
    ngoài tự nhiên không thể nào đáp ứng đầy đủ cả hai mặt. Vấn đề đã và đang đặt ra ở đây là canh tác
    thủy sản. Hiện nay, canh tác thủy sản đang diễn ra với nhiều phương thức canh tác khác nhau: từ kỹ
    thuật thấp đến kỹ thuật cao, từ nuôi thả tự nhiên đến nuôi thả trong lồng
    Cùng với các loại giống cá nói trên, giống cá Chép cũng được coi là một trong những giống
    đứng đầu về nhu cầu tiêu thụ tại các trạm giống cơ sở hay các trạm tập trung với quy mô lớn.
    Cá Chép được coi là loài cá nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất trên toàn thế giới. Thịt cá dày
    và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon. Không những là món ăn ngon mà còn
    chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ. Cá Chép
    trong dân gian Trung Quốc thường được gọi là "Ích mẫu hà tiêu" (Thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì
    nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này: tác dụng làm an thai, chữa nôn mửa, chữa bệnh phù thũng,
    giúp làm tăng lượng sữa, chữa bệnh ứ huyết, làm tăng công năng dạ dày
    Ở nước ta, độ thích nghi với loài cá này rất cao và phát triển rất tốt với vùng khí hậu mà thiên
    nhiên ưu ái này. Cá Chép đẻ trứng ngay trong vực nước nó sống, nhưng con mẹ có thể sử dụng trứng
    đó để làm thức ăn, vì vậy tỷ lệ cá con nở ra ngoài rất ít. Có thể nói rằng, để bảo vệ nguồn lợi dồi dào
    này thì phương pháp hữu hiệu là cho đẻ nhân tạo. Nhằm có những hiểu biết cơ sở về loài cá rất quen
    thuộc này và góp phần gìn giữ những giống cá truyền thống như cá Chép, cũng như gìn giữ phương
    thuốc vô giá ấy, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu về đối tượng này với đề tài:
    “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Chép (Cyprinus carpio)”.
     
Đang tải...