Luận Văn Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính giống chuối mốc bằng phương pháp nuôi cấy in vitro

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Cây chuối Musa spp. được trồng phổ biến trên 100 nước và có diện tích trồng hàng năm khoảng 10 triệu ha sản lượng là 88 triệu tấn. Cây chuối được xếp vào 1 trong hon 130 loại cây ăn quả được đặc biệt quan tâm. Trong thời gian gần đây các nhà khoa học đã bỏ khá nhiều công sức vào nghiên cứu nhằm tạo ra được những cây giống có chất lượng cao, cho năng suất cao và phẩm chất tốt mà giá thành có thể chấp nhận được thuận lợi để triển khai vào sản xuất ở quy mô thương mai. Bởi lẽ, chuối là cây ăn quả cung cấp nhiều năng lượng, chứa nhiều chất đường bột, các loại vitamin dễ tiêu hoá. Tuy Nhiên, chuối chứa ít protein, lipid nó được dùng như một loại thức ăn bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Hơn thế nữa, chuối được sử dụng để ăn tươi hay đã được chế biến là một thực phẩm đặc biệt được ưu chuộm trên toàn thế giới.
    Ở Việt Nam, sản lượng chuối luôn đứng đầu trong tổng các loại cây ăn quả: nhãn, chôm chôm, vải, xoài . Người ta ước tính, 1 ha trồng chuối đem lại giá trị sản phẩm bằng 3,8 ha trồng lúa, bằng 10 ha trồng lạc và bằng 6 ha trồng ớt. Ngoài ra các phụ phẩm của sản xuất chuối như thân, lá, vỏ quả là nguồn phân bón và thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng. Hiện nay năng suất chuối ở Việt Nam là rất thấp trung bình là 13,14 tấn/ha [14]. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến năng suất thấp là do sản xuất đang sử dụng nhiều giống cũ, quả nhỏ, chưa có quy trình chính thức được công nhận. Vì vậy, việc thay thế các giống mới có năng suất cao, phù hợp với chế biến và xuất khẩu là hết sức cần thiết. Cây chuối yêu cầu mật độ trồng rất cao trung bình 1 ha chuối cần 2.000 cây giống, chuối là cây ăn quả ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch nhưng nhanh phải trồng lại để có thể đạt năng suất cao và chất lượng quả tốt đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Trong khi đó, các cây ăn quả khác thường chỉ cần vài trăm cây/ha; không chỉ thế mà hàng chục năm sau chưa phải trồng lại.
    Chính vì thế mà việc cung cấp cây giống đủ về số lượng và chất lượng là vấn đề khá khó khăn, và muốn để sản phẩm chuối xuất khẩu của trở thành một mặt hàng mạnh có sức cạnh tranh thì việc xây dụng những vùng trồng tập trung, những đồn điền lớn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất. Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống mới, hiện đại tạo ra số lượng lớn cây con đồng đều, sạch bệnh mà không có phương pháp nào có thể thay thế được.
    Trong quá trình nhân giống chuối bằng nuôi cây mô thì giai đoạn nhân nhanh và ra ngôi vườn ươm sẽ quyết định đến sự thành công và hiệu quả của quy trình. Vì vậy, trong thời gian thực tập tốt nghiệp chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính giống chuối mốc bằng phương pháp nuôi cấy in vitro ”
    MỤC LỤC
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu . 2
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 2
    1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3
    PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Giới thiệu chung về cây chuối . 4
    2.1.1. Nguồn gốc và phân bố 4
    2.1.2. Phân loại thực vật 5
    2.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô 8
    2.2.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô trên thế giới . 8
    2.2.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Việt Nam . 12
    PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ 17
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu 17
    3.2. Nội dung nghiên cứu- . 17
    3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ BAP (Benzyl adenin purine) đến khả năng nhân nhanh chồi chuối mốc 17
    3.2.2 Ảnh hưởng của casein hydrolysate trong môi trường nhân nhanh cây chuối mốc in vitro 18
    3.2.3 Ảnh hưởng của cao nấm men trong môi trường nhân nhanh giống chuối mốc in vitro 18
    3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ α - NAA tới khả năng ra rễ của cây chuối mốc in vitro . 19
    3.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng phát triển của cây trong giai đoạn vườn ươm . 19
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 20
    3.3.1 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm 20
    3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 21
    PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
    4.1 Ảnh hưởng của nồng độ BAP (Benzyl adenin purine) đến sự nhân nhanh của chồi chuối Mốc 22
    4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung casein hydrolysate đến sinh trưởng, phát triển và hệ số nhân chồi chuối Mốc in vitro 25
    4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung cao nấm men đến sinh trưởng, phát triển và hệ số nhân chồi chuối Mốc in vitro 28
    4.4 Ảnh hưởng của α - NAA đến khả năng ra rễ và chất lượng bộ rễ cây chuối Mốc 32
    4.5 Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng phát triển của cây trong giai đoạn vườn ươm . 35
    PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 40
    5.1. Kết luận 40
    5.2. Đề nghị . 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...