Thạc Sĩ Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Lan đuôi chồn bằng phương pháp nuôi cấy mô

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .1
    1.1. Đặt vấn đề . 8
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 9
    1.3. Ý nghĩa của đề tài: . 10

    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .11
    2.1. Nguồn gốc, phân loại hoa Phong lan. . 11
    2.2. Đặc điểm sinh vật học của cây hoa phong lan . 13
    2.3 Yêu cầu sinh thái của hoa phong lan 14
    2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa phong lan trên Thế giới 15
    2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa phong lan ở Việt Nam 16
    2.6. Một số kết quả nghiên cứu về nhân giống của hoa phong lan 17
    2.7. Một số kết quả nghiên cứu về trồng và chăm sóc hoa phong lan 20
    2.8. Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật 20
    2.8.1. Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật . 20
    2.8.2. Sơ lược lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật 21
    2.8.3. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. 23
    2.8.4. Điều kiện và môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật 26
    2.8.5. Các công đoạn của nuôi cấy mô tế bào . 33
    2.8.6. Nhân giống vô tính in vitro – ưu nhược điểm của phương pháp. . 34
    2.9. Ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống cây hoa 36

    CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 38
    3.2. Nội dung nghiên cứu . 38
    3.3. Phương pháp nghiên cứu . 39
    3.4. Xử lý số liệu: 47

    CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 48
    4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng tới tỷ lệ sống của mẫu
    cấy (hạt lan Đuôi chồn) 48
    4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng
    nảy mầm của hạt lan Đuôi chồn (sau 12 tuần nuôi cấy). . 54
    4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ một số Cytokynin đến khả
    năng nảy mầm của hạt lan Đuôi chồn. 57
    4.4. Kết qủa nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả
    năng nhân nhanh chồi của lan Đuôi Chồn. 62
    4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của lan Đuôi
    chồn 67
    4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng của
    cây con sau nuôi cấy mô. 75

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79
    5.1. Kết luận: 79
    5.2. Đề nghị 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

    Chương I
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây với chính sách mở rộng đầu tư về mọi mặt của
    Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải
    thiện và nâng cao. Song song với nhu cầu về vật chất thì nhu cầu tinh thần đặc
    biệt không thể thiếu được. Từ lâu con người đã thích trồng hoa, cây cảnh vừa để
    trang trí cho đẹp, vừa để giải trí tinh thần. Mỗi người có một sở thích chơi hoa
    khác nhau và việc lựa chọn loài hoa thường tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của
    vùng, vẻ đẹp của hoa, .
    Hoa Phong lan là loài hoa được nhiều người ưa thích bởi hoa lan có cấu
    trúc kiêu kỳ và phức tạp, có màu sắc quyến rũ và đa dạng như: đỏ, cam, vàng,
    tím, .Hoa Phong lan có thể chơi cả chậu, cắm thành lãng, đặt trong phòng làm
    việc, phòng khách,
    Tuy nhiên diện tích trồng hoa Phong lan trong cả nước còn thấp, chất
    lượng hoa chưa cao, chủ yếu được trồng ở một số địa phương có điều kiện như:
    Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện nay, một số nơi đã
    sản xuất và nhân được một số giống lan mới bằng phương pháp nuôi cấy mô
    nhưng giá thành cao, chí phí vận chuyển lớn. Mà hoa Phong lan rừng chỉ ra hoa
    một năm một lần và chủ yếu là vào mùa hè, chóng tàn, khó điều khiển hoa nở
    theo ý muốn. Nguyên nhân chính của việc hạn chế trên là : Do giống kém chất
    lượng, chưa tạo ra được giống mới có khả năng điều khiển ra hoa theo ý muốn,
    giá thành giống cao, kỹ thuật trồng và chăm sóc còn hạn chế, đầu tư cho trồng
    trọt còn thấp. Trong những nguyên nhân trên thì giống là yếu tố hạn chế rất lớn
    đối với sự phát triển của sản xuất hoa Phong lan.
    Hoa phong lan có giá trị thương mại lớn, trong đó chủ yếu các giống Đai
    Châu, Đuôi chồn và lan hài, giá cả cũng rất dao động, do nguồn lan khai thác
    ngày càng cạn kiệt nên giá cả luôn có chiều hướng tăng cao. 1kg lan Đai Châu
    hoặc Đuôi chồn hiện nay lên tới 100.000 đến 150.000 VNĐ/kg hoặc 10.000 đến
    20.000 VNĐ cho 1 cây con. Với các loại lan quý hiếm có thể lên tới 200.000
    đến 300.000 VNĐ cho một cây con. Những năm trước đây lan rừng được buôn
    bán nhiều và với giá rẻ với thu nhập trung bình của người lao động ai cũng có
    thể mua và trồng lan rừng làm cây cảnh. Hiện nay mức độ khai thác cạn kiệt đã
    gây ảnh hưởng tới nguồn gen và làm tăng giá cả.
    Lan Đuôi Chồn (Rhynchostylis retusa [L.] Blume) là loài lan rừng được
    người chơi lan rất ưa chuộng vì hoa đẹp và hương thơm. Hiện nay tại các khu
    rừng ở Việt Nam, các loài lan rừng bị khai thác quá mức, đang có nguy cơ cạn
    kiệt, trong đó hai loài lan rừng là Đuôi Chồn và Đai Châu đang được khai thác
    nhiều cho mục đích thương mại và có nguy cơ mất dần trong tự nhiên. Việc
    nghiên cứu phát triển các loài lan nêu trên, vừa bảo tồn và có khả năng nhân
    giống cho mục tiêu thương mại là rất cần thiết. Trong hai loài lan nêu trên, loài
    lan Đai Châu đã được nghiên cứu nhiều và đã có một số kết quả trong nhân
    giống invitro. Loài lan Đuôi Chồn chưa được nghiên cứu nhiều, nhất là các
    nghiên cứu về nhân giống. Từ thực tế trên, việc nghiên cứu nhân giống lan Đuôi
    Chồn là rất cần thiết, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu kỹ
    thuật nhân giống lan đuôi chồn bằng phương pháp nuôi cấy mô”. Kết quả
    nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho triển khai sản xuất giống hoa Lan Đuôi Chồn nuôi
    cấy mô tại tỉnh Thái Nguyên.
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
    * Mục đích:
    Nhân giống lan rừng đuôi chồn chất lượng cao (cây giống khoẻ, sinh
    trưởng phát triển tốt, sạch bệnh), giá thành hạ, phục vụ cho sản xuất hoa Phong
    Lan tại khu vực Thái nguyên và các tỉnh lân cận. Tạo điều kiện cho việc tăng thu
    nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.
    *Yêu cầu của đề tài:
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng tới hiệu quả khử trùng mẫu
    cấy ( hạt hoa phong lan Đuôi chồn)
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến khả năng nảy mầm của hạt
    lan Đuôi chồn.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng tới khả
    năng nảy mầm của hạt lan Đuôi chồn.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả
    năng nhân chồi lan Đuôi chồn
    - Xác định ảnh hưởng của NAA, IAA, phối hợp NAA và IAA tới khả năng
    ra rễ của chồi hoa lan Đuôi chồn.
    - Xác định giá thể phù hợp cho sinh trưởng phát triển của hoa lan Đuôi
    chồn nuôi cấy mô trong giai đoạn vườn ươm.
    1.3. Ý nghĩa của đề tài:
    * Ý nghĩa Khoa học:
    - Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được một biện pháp kỹ thuật nhân giống
    hoa lan Đuôi chồn bằng phương pháp in vitro. Đánh giá được tác động của một
    số chất điều tiết sinh trưởng trong nhân giống hoa lan Đuôi chồn.
    - Đánh giá được tác động của các giá thể đến sinh trưởng của cây con
    trong giai đoạn vườn ươm.
    - Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và
    sản xuất cây hoa lan Đuôi chồn.
    * Ý nghĩa thực tiễn sản xuất:
    Sản xuất được cây con sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều và sạch bệnh
    với khối lượng lớn, kịp thời phục vụ cho sản xuất. Thuận lợi cho việc áp dụng
    các biện pháp kỹ thuật trong giai đoạn sản xuất hoa thương phẩm, từ đó kích
    thích sản xuất hoa phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...