Đồ Án Nghiên cứu kỹ thuật chuyển mạch quang tự động ason và ứng dụng trong mạng viettel

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong thời đại hiện nay, công nghệ viễn thông đã có những tiến bộ vượt bậc trong đó phải nói đến lĩnh vực truyền dẫn số. Các hệ thống truyền dẫn ban đầu chủ yếu dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có của các tuyến truyền dẫn tín hiệu tương tự (analog). Các hệ thống này hoàn thiện dần và được tiêu chuẩn hoá thành các hệ thống cận đồng bộ PDH (Pleislochrouous Digital Hierachy). Các hệ thống PDH phát triển chủ yếu trên cơ sở đáp ứng những dịch vụ thoại thông thường. Cùng với sự phát triển của công nghệ viễn thông, các nhu cầu về dịch vụ viễn thông không ngừng tăng lên, các loại dịch vụ phi thoại như hội nghị truyền hình, truy nhập vào cơ sở dữ liệu từ xa, đa dịch vụ v.v . đòi hỏi phải có mạng lưới linh hoạt hơn và băng tần lớn hơn. Sự phức tạp của hệ thống truyền dẫn dựa trên tiêu chuẩn PDH không thể đáp ứng những nhu cầu này mặt khác hệ thống truyền dẫn dựa trên tiêu chuẩn PDH lại bộc lộ một số nhược điểm như: các dòng thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau thì không tương thích với nhau vì đây không phải là chuẩn chung cho thế giới, quá trình tách ghép kênh kém linh hoạt vì phải đi qua nhiều bước phức tạp. Để giải quyết vấn đề đó công nghệ truyền dẫn số đồng bộ SDH ra đời, công nghệ SDH có rất nhiều những ưu điểm vượt trội như đây là một chuẩn được áp dụng cho toàn thế giới, tách ghép kênh trực tiếp, dễ dàng trong khai thác, vận hành. Tuy nhiên trước sự bùng nổ của các dịch vụ viễn thông như hiện nay thì công nghệ SDH lại bộc lộ những nhược điểm của nó: hiệu suất sử dụng tài nguyên băng thông không cao do luôn mất một nửa băng thông cho bảo vệ dịch vụ, việc định tuyến dịch vụ hoàn toàn bằng nhân công nên gây khó khăn trong quá trình khai thác mạng, không có nhiều cơ chế bảo vệ để lựa chọn. Như vậy cần phải có một công nghệ mới giải quyết được các nhược điểm này. Công nghệ ASON ra đời nhằm giải quyết vấn đề đó.
    Công nghệ ASON được phát triển theo xu hướng tự động hóa mạng truyền dẫn, tăng tính tự động của thiết bị và giảm tác động của con người. Kết quả là làm tăng khả năng duy trì dịch vụ, tăng hiệu quả sử dụng băng thông và tăng cường khả năng quản lý mạng và giảm chi phí về nhân lực. ASON có thể áp dụng cho nhiều mạng SDH, WDM, .
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu về công nghệ ASON và đề xuất áp dụng trong mạng truyền dẫn Viettel trong điều kiện mạng hiện tại.
    Luận văn gồm 3 chương chính:
    Chương I: Tổng quan về công nghệ ASON.
    Chương II: Nguyên lý chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát và các giải pháp nâng cao hiệu năng chuyển mạch
    Chương 3: Quá trình thử nghiệm và ứng dụng trên mạng Viettel
    Trong quá trình làm luận văn mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng vì trình độ và thời gian còn hạn chế do đó luận văn chắc không thÓ tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy giáo và các đồng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...