Thạc Sĩ Nghiên cứu ký sinh trùng trên ghẹ xanh (Portunus pelagicus Linnaeus, 1766) tự nhiên ở vùng biển Nha

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu ký sinh trùng trên ghẹ xanh (Portunus pelagicus Linnaeus, 1766) tự nhiên ở vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng v
    Danh mục hình vi
    Danh mục các từ viết tắt vii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Một số đặc điểm sinh học của ghẹ xanh 3
    1.1.1. Phân bố 3
    1.1.2. Sinh thái 3
    1.1.3. Sinh sản . 4
    1.1.4. Vị trí phân loại 5
    1.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cua ghẹ trên thế giới 5
    1.2.1. Trùng đơn bào . 5
    1.2.2. Giáp xác chân tơ (Rhizocephalan) . 7
    1.2.3. Giáp xác bám (Octolasmis) 8
    1.2.4. Giun (Nemertean) . 12
    1.3. Những nghiên cứu về bệnh cua, ghẹ ở Việt nam 14
    CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
    2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu . 16
    2.2. Mẫu ghẹ nghiên cứu 16
    2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 16
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 17
    2.4.1. Dụng cụ . 17
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    iv
    2.4.2. Xử lý mẫu . 17
    2.4.3. Các bước tiến hành . 18
    2.4.4. Chuẩn bị và cố định 19
    2.4.5. Xử lý số liệu 20
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 21
    3.1. Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm KST trên ghẹ xanh (Portunus
    pelagicus) 21
    3.1.1. Thành phần giống loài ký sinh trên ghẹ xanh 21
    3.1.2. Một số đặc điểm phân loại các loài ký sinh trùng 23
    3.1.2.1. Loài Epistylis sp. 23
    3.1.2.2. Loài Apiosoma sp 24
    3.1.2.3. Loài Loxosomella sp 25
    3.1.2.4. Loài Carcinonemertes sp. 26
    3.1.2.5. Loài Turbellaria (giun dẹp) . 29
    3.1.2.6. Loài Choniosphaera indica . 29
    3.1.2.7. Loài Octolasmis warwickii 32
    3.1.2.8. Loài Octolasmis sp 33
    3.1.3. Phần trăm thành phần loài KST trên ghẹ . 35
    3.2. Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên ghẹ xanh (Portunus pelagicus) . 36
    3.2.1. Mức độ nhiễm KST theo giới tính . 36
    3.2.2. Mức độ nhiễm KST trên ghẹ qua các tháng nghiên cứu 39
    CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 43
    4.1. Kết luận 43
    4.2. Đề xuất ý kiến 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
    PHỤ LỤC 54

    MỞ ĐẦU
    Ngành Nuôi trồng thủy sản thế giới đã tăng trưởng rất nhanh trong những năm
    gần đây, từ sản lượng 20,8 triệu tấn năm 1994 đạt 41,9 triệu tấn năm 2004 và 55,1
    triệu tấn năm 2009. Riêng đối với giáp xác, năm 2008 đã đóng góp 9,5% tổng sản
    lượng thủy sản của thế giới, với tỷ lệ giá trị đạt 23,1%. Sản lượng khai thác gần như
    đạt đến mức tối đa (khoảng 90 triệu tấn/năm), trong lúc nhu cầu của con người tiếp tục
    tăng, đã tăng áp lực lên ngành Nuôi trồng thủy sản. Năm 2004 sản lượng nuôi nội địa
    là 33,8 triệu tấn tăng lên 45,1 triệu tấn năm 2009, và có chiều hướng tăng không đáng
    kể trong những năm tới [22]. Để giảm áp lực cho nghề nuôi thủy sản nội địa, Việt nam
    cũng như nhiều nước trên thế giới đang từng bước phát triển nghề nuôi ra biển - môi
    trường đầy tiềm năng. Nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế như: tôm hùm
    (Panulirus spp.), cua bùn (scylla serata), cá mú (Epinephlus spp.), cá hồng (Lutjanus
    spp.), cá chẽm (Lates calcarifer), . đã được nuôi mang lại thu nhập đáng kể và góp
    phần nâng cao mức sống cho người dân.
    Ghẹ xanh (Portunus pelagicus) là loài phân bố rộng, thịt thơm ngon được nhiều
    người ưa thích. Theo đánh giá của Williams và Primavera (2001) cho đây là loài nuôi
    tiềm năng ở vùng biển Thái Bình Dương [88]. Ở Việt Nam, mặc dù nghề nuôi cua đã
    phát triển từ rất lâu nhưng ghẹ xanh chỉ mới được chú trọng phát triển trong khoảng mười
    năm trở lại đây nhờ thành công trong sản xuất giống nhân tạo đối tượng này. Tổng sản
    lượng của nhóm cua, ghẹ nước mặn trong cả nước năm 2000 là 5.085 tấn trên tổng diện
    tích nuôi 8.256 ha, đến 2009 đã là 49.859 tấn trên diện tích nuôi 312.995 ha. Diện tích
    nuôi cua ghẹ đã ngày càng tăng từ năm 2000 – 2009, tuy nhiên, từ số liệu cho thấy năng
    suất trung bình của năm 2009 là 0,16 tấn/ha/năm giảm nhiều so với năng suất cua ghẹ
    nuôi trung bình của năm 2000 là 0,6 tấn/ha/năm. Một trong những nguyên nhân dẫn
    đến việc giảm năng suất cua nuôi trong những năm gần đây được phản ánh là do tình
    hình dịch bệnh trên cua ghẹ nuôi [3,8,9]. Bệnh “cua đắng”, “cua bông” gây ra bởi ký
    sinh trùng đã làm giảm chất lượng thịt và giá trị thương mại của cua ghẹ [13,50,74].
    Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu về ký sinh trùng trên ghẹ đã được công bố ở
    nhiều nước (Shields, 1992; Fernando và cộng sự, 2003; Gaddes và Sumpton, 2004),
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    2
    trong lúc ở Việt Nam chưa có một công bố nào về KST của ghẹ xanh nên việc nghiên
    cứu ký sinh trùng trên ghẹ là cần thiết.
    Nhằm góp phần phát triển nghề nuôi ghẹ cũng như có những cách nhìn chung về
    thành phần loài ký sinh trùng ký sinh trên ghẹ để quản lý tốt sức khỏe đàn ghẹ nuôi, Khoa
    Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Nha Trang đã cho phép tôi thực hiện đề tài “Nghiên
    cứu ký sinh trùng trên ghẹ xanh (Portunus pelagicus Linnaeus, 1766) tự nhiên ở
    vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa”, với các nội dung:
    Xác định thành phần loài, tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm KST trên ghẹ xanh
    (Portunus pelagicus)
    So sánh mức độ cảm nhiễm theo kích thước và giới tính.
    So sánh mức độ cảm nhiễm qua các tháng nghiên cứu.
    Về mặt khoa học, nghiên cứu này nhằm góp phần cung cấp thông tin về thành
    phần loài và mức độ nhiễm KST ở ghẹ xanh (Portunus pelagicus). Kết quả nghiên cứu
    của đề tài có thể áp dụng vào việc chăm sóc và quản lý sức khỏe ghẹ nuôi cũng như
    hạn chế mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng và an toàn thực phẩm.
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Một số đặc điểm sinh học của ghẹ xanh
    1.1.1. Phân bố
    Ghẹ xanh (Portunus pelagicus) là loài được tìm thấy ở các vùng cửa sông
    của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (phần duyên hải châu Á) cũng như vùng
    duyên hải Trung - Đông của Địa Trung Hải. Loài ghẹ này cũng phân bố rộng ở miền
    đông Châu Phi, Đông Nam Á, Nhật Bản, Australia và New Zealand [64,80]. Ở Việt
    Nam, ghẹ xanh phân bố khắp các vùng biển và hải đảo từ Bắc đến Nam. Mặc dù gọi là
    ghẹ xanh nhưng màu sắc của chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống [7].
    1.1.2. Sinh thái
    Khi còn nhỏ, ghẹ đực và ghẹ cái đều có màu xanh nhạt. Khi trưởng thành, con đực
    có nhiều đốm trắng trên cơ thể, các chân bò có màu tím xanh; con cái, toàn bộ cơ thể có
    màu xanh vàng và cũng có các chấm trắng trên cơ thể nhưng màu sắc không sặc sỡ như con
    đực.
    Phần lớn thời gian ghẹ ẩn nấp dưới cát hay bùn, cụ thể là trong thời gian ban
    ngày và mùa đông [59]. Ghẹ đi kiếm ăn khi thủy triều lên. Thức ăn của chúng khá đa
    dạng, từ động vật hai mảnh vỏ, giáp xác, cá và ít hơn là các loại tảo lớn. Theo nghiên
    cứu của Chanda và Mgaya [17] thì trong dạ dày của ghẹ có 51,3% là thân mềm, 24,1%
    là giáp xác, 18,0% là cá xương và 6,6% là những thứ không phân biệt được. Ghẹ bơi
    lội rất tốt, chủ yếu là do các cặp chân dẹp tựa như các mái chèo. Ngược với loài cua
    xanh (Scylla serrata) trong cùng họ Portunidae, ghẹ xanh không thể sống một thời
    gian dài mà không có nước [58,64]. Độ mặn thích hợp cho sự phát triển của ghẹ
    khoảng 30 - 40‰, ghẹ non không thể chịu được độ mặn thấp trong một khoảng thời
    gian dài, có thể là do khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu quá yếu của nó; điều đó
    giúp lý giải vì sao chúng di cư hàng loạt từ cửa sông ra biển trong mùa mưa [59].
    Với tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi, nhanh đẻ, khả năng chống chịu cả nitrat
    lẫn ammoniac tốt [58,59] và ghẹ có thể ăn no trong vòng 8 phút và tiêu hóa hết thức ăn
    trong vòng 6 giờ [83] đã làm cho ghẹ xanh trở thành một trong những loài lý tưởng
    trong nuôi trồng thủy sản.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Phan Hồng Dũng và ctv (2004), Nghiên cứu xây dùng mô hình nuôi cua biển
    Scylla serrata bằng ô lồng trong đầm nước lợ đạt tỷ lệ sống cao ở Hải Phòng ,
    Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu Khoa học và phát triển khai thực nghiệm
    cấp thành phố, Hải Phòng, Bộ Thủy Sản, Viện nghiên Cứu hải Sản.
    2. Võ Thế Dũng (2010), Động vật ký sinh ở cá mú thuộc giống Epinephelus, Luận
    án Tiến sĩ Sinh học, Thư viện Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 184 trang.
    3. Võ Thế Dũng (2010), Quy hoạch nuôi giáp xác toàn quốc đến năm 2020, Thư
    viện, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III, 146 trang.
    4. Hoàng Đức Đạt ( 2000), Kỹ thuật nuôi cua biển, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 87
    trang.
    5. Bùi Thị Huyền (2008), Nghiên cứu thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá
    chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) nuôi tại Khánh Hòa, Luận văn tốt nghiệp,
    Trường Đại học Nha Trang.
    6. Bùi Quang Tề (1997), Bệnh của động vật thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi
    trồng Thủy sản I.
    7. Nguyễn Thị Bích Thúy (2000), Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, sản
    xuất giống nhân tạo và công nghệ nuôi thương phẩm ghẹ xanh Portunus
    pelagicus, Báo cáo đề tài khoa học, Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản
    III.
    8. Lê văn Yến và ctv (2006), Nghiên cứu một số bệnh thường gặp trên các loài cua
    nuôi phổ biến và ghẹ Portunus pelagicus, các biện pháp phòng trị bệnh, Đề tài
    cấp bộ, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
    9. Vụ Nuôi trồng Thủy sản - Bộ Thủy sản, Báo cáo đánh giá kết quả Chương
    trình Phát triển Nuôi trồng Thủy sản giai đoạn 2000-2005 và bàn biện pháp
    thực hiện chương trình đến năm 2010, Hội nghị đánh giá kết quả Chương trình
    Phát triển Nuôi trồng Thủy sản giai đoạn 2000 - 2005, Hà Nội.
    Tiếng Anh
    10. Albert O. B., Kevin D. L., Jerrey M. L. and Allen W. S. (1997), Parasitology
    meets ecology on its own term: Margolist et al. Revisited, J.Parasitol, 83(4):
    575 – 583.
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    45
    11. Benny K. K. C. (2004), Frist record of the parasitic barnacle Sacculina
    scabra Boschma, 1931 (Crustacea: Cirripedia: Rhizocephanlan) infecting the
    shallow water swimming crab Charybdis truncate, The Raffles Bulletin of
    Zoolozy, 52(2): 449 – 453.
    12. Berland B. (2005), “Whole Mounts”, University of Bergen, Norway.
    13. Bower S. M., Sharon E. M. and Price I. M. (1994), Synopsis of infectious
    diseases and parasites of commercially exploited shellfish, Annual Review of
    Fish Diseases, Volume 4, pages 1-199.
    14. Bower S. M. and Sloan N. A. (1985), Morphology of the externa of
    Briarosaccus callosus Boschma (Rhizocephanlan) and the relationship with its
    host Lithodes aequispina Benedict (Anomura), The Journal of Parasitology,
    Vol.71, No. 4.
    15. Campbell G .R. and Fielder D. R. (1986), Size at ***ual maturity and
    occurrence of ovigerous females in three species of commercially exploited
    portunid crabs in SE Queensland, Proceedings of the Royal Society of
    Queensland, 97: 79 - 87.
    16. Causey D. (1961), The barnacle genus Octolasmis in the Gulf of Mexico.
    Turtox News, 39: 51-55.
    17. Chande A. I and Mgaya Y. D. (2004), Food habits of the Blue Swimming
    Crab Portunus pelagicus along the Coast of Dares Salaam, Tanzania,
    Western India Ocean Journal Marine Science, Volume 3, No. 1, pp 37 – 42.
    18. Coe W. R. (1902), The Nertean Parasites of Crabs, The American Naturalist,
    Vol. 36, No. 426, P. 431 – 450.
    19. Day J. H. (1935), The life history of Sacculina, Department of Oceanography,
    Liverpool University.
    20. David A. A. and Eugene M. B. (1981), A ciliate infection (Paranophrys sp) in
    laboratory held Dungeness crabs, Cancer magister, Journal of Invertebrate
    Pathology, Volume 37, Issue 2, pages 201 – 209.
    21. Dorothy F. S. and John D. S. (1965), Two new species of Loxosomella,
    Entoprocta, epizoic on crustacean, Allan hancook Foundation Publications,
    University of Southern Califorina.
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    Click to buy NOW!
    PDF-XChange Viewer
    www. doc u-t r ack. c o m
    46
    22. FAO (2010), State of world fisheries and aquaculure 2010, FAO Fisheries
    Technical paper 218, Rome, pp 3 – 20
    23. Fernando L. M., Jack J. O. and Renata B. (2003), Parasites and Symbionts of
    Crabs from Ubatuba Bay, Sao Paulo State, Brazil, Comp. Parasitol., 70(2):
    211–214
    24. Field R. H, Chapman C. J., Taylor A. C., Neil D. M. and Vickerman K.
    (1992), Infection of the Norway lobster Nephrops norvegicus by a
    Hematodinium-like species of dinoflagellate on the west coast of Scotland ,
    Disease Aquatic Organisms, VOL.13: 1-15.
    25. Jeffrier W. B. and Voris H. K. (2005), Crustacean hosts of the pedunculate
    barnacle genus Octolasmis in the northern Gulf of Mexico, Gulf of Mexico
    Science, pages 173 – 188.
    26. Jeffrier W. B., Voris H. K., Naiyaneter P. and Panha S. (2005). Pedunculate
    barnacle of the symbiotic genus Octolasmis (Cirripedia: Thoracica:
    Poecilasmatidae) from the Northern Gulf of Thailand, The Natural History
    Journal of Chulalongkorn University, 5(1): 9 – 13.
    27. Jeffrier W. B., Voris H. K. and Yang C. M. (1982), Diversity and distribution
    of the Pedunculate barnacle Octolasmis in the seas Adjacent to Singapore,
    Journal the Crustacean Biology, 2(4): 562 – 569.
    28. Jeffrier W. B., Voris H. K., Poovachiranon S. and Heli L. C. (1995), The life
    cycle stage of the Lepadomorph Barnacle, Octolasmis cor, and method for
    their laboratory culture, Phuket Marine Biological Center (Thailand), Res.
    Bull., 60: 19 – 35.
    29. Jeffrier W. B. and Voris H. K. (1996), A subject – indexed bibliography of the
    symbiotic barnacles of the genus Octolasmis Gray, 1825 (Crustacea:
    Cirripedia: Poecilasmatidae), The Raffles Bulletin of Zoology, 44(2): 575 –
    592.
    30. Jiri L. and Iva D. (1992), “Protozoan parasites of Fishery”. Developments in
    Aquacultue and Fisheries science 26, pages: 263 – 267.
    31. Johnson M. W. (1957), The copepod choniosphaera cancrorum parasitizing a
    new host, the green crab Carcinides maenas, The Journal Parasitology.
     
Đang tải...