Thạc Sĩ Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) tại tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) tại tỉnh Phú Yên

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN ii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH viii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
    1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy An và huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên . 3
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy An 3
    1.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Đông Hòa 3
    1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá diếc 4
    1.2.1. Vị trí phân loại 4
    1.2.2. Đặc điểm hình thái 5
    1.2.3. Phân bố .5
    1.2.4. Đặc điểm sinh học và sinh sản .6
    1.3. Tình hình nghiên cứu KST ở cá nước ngọt 7
    1.4. Tình hình nghiên cứu KST ở cá diếc 16
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu . 19
    2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu . 20
    2.3. Phương pháp thu, giữ mẫu cá phục vụ nghiên cứu 20
    2.4. Phương pháp nghiên cứu KST . 21
    2.4.1. Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu KST .21
    2.4.2. Phương pháp kiểm tra phát hiện KST 21
    2.4.3. Phương pháp thu thập, cố định và bảo quản KST 24
    2.4.3.1. KST thuộc ngành nguyên sinh động vật (Protozoa) . 24
    2.4.3.2. Ký sinh trùng thuộc lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) . 24
    2.4.3.3. Ký sinh trùng thuộc lớp sán dây (Cestoidae) . 25
    2.4.3.4. Ký sinh trùng thuộc lớp giun tròn (Nematoda) 25
    2.4.3.5. Ký sinh trùng thuộc lớp giáp xác (Crustacea) 25
    2.4.4. Phương pháp làm tiêu bản 25
    iv
    2.4.4.1. Ngành nguyên sinh động vật (Protozoa) 25
    2.4.4.2. Sán lá đơn chủ (Monogenea) 27
    2.4.4.3. Sán lá song chủ (Digenea), sán dây (Cestoidae) và sán lá song thân
    (Eudiplozoon) 27
    2.4.4.4. KST thuộc lớp giun tròn (Nematoda) . 27
    2.4.4.5. KST thuộc lớp giáp xác (Crustacea) . 27
    2.4.5. Đo kích thước KST .27
    2.4.6. Phương pháp phân loại KST 28
    2.4.7. Phương pháp đánh giá mức độ cảm nhiễm KST ở cá 29
    2.5. Phương pháp xử lý số liệu 30
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .31
    3.1. Thành phần loài KST, một số đặc điểm phân loạivà mức độ cảm nhiễm các loài
    KST ký sinh trên cá diếc ở Phú Yên . 31
    3.1.1. Thành phần loài KST ký sinh trên cá diếc ở Phú Yên 31
    3.1.2. Một số đặc điểm phân loại và mức độ cảm nhiễm các loài KST ký sinh trên cá
    diếc ở Phú Yên . 34
    3.1.2.1. Loài Zschokkella sp 34
    3.1.2.2. Loài Myxidium sp. 35
    3.1.2.3. Loài Henneguya sp. 36
    3.1.2.4. Loài Myxobolus sp1 37
    3.1.2.5. Loài Myxobolus sp2 38
    3.1.2.6. Loài Ichthyophthyrius multifiliisFouquet, 1876 .39
    3.1.2.7. Loài Epistylissp. 42
    3.1.2.8. Loài Trichodina sp. 43
    3.1.2.9. Loài Dactylogyrus anchoratus (Dujardin, 1845) Wagener, 1857 .44
    3.1.2.10. Loài Dactylogyrus formosus Kulwieć, 1927 .46
    3.1.2.11. Loài Dactylogyrus intermediusWegener, 1909 48
    3.1.2.12. Loài Dactylogyrus vastatorNybelin, 1924 .49
    3.1.2.13. Loài Gyrodactylus hronosusZitnan, 1964 .52
    3.1.2.14. Loài Eudiplozoon nipponicum (Goto, 1891) .54
    3.1.2.15. Loài Bothriocephalussp. 56
    3.1.2.16. Loài Anisakissp 58
    v
    3.1.2.17. Loài Cucullanus cypriniYamaguti, 1941 .59
    3.1.2.18. Loài Lernaea cyprinaceaLinnaeus, 1758 .60
    3.1.2.19. Loài Corallana grandiventra Ho et Tonguthai, 1992 .64
    3.1.3. Thành phần và mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc 67
    3.1.3.1. Thành phần và tỷ lệ cảm nhiễm các lớp KST trên cá diếc 67
    3.1.3.2. Thành phần loài và mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá diếc .67
    3.2. Thành phần và mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc ở từng địa phương .69
    3.2.1. Thành phần và TLCN các lớp KST trên cá diếc ở từng địa phương . 69
    3.2.2. Thành phần và mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá diếc ở từng địa
    phương . 71
    3.3. Thành phần và mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc theo mùa 73
    3.3.1. Sự phân bố các lớp KST ở cá diếc theo mùa . 73
    3.3.2. Mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc trong mùa mưa và mùa khô . 74
    CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .77
    4.1. KẾT LUẬN 77
    4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT . 79
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH 80
    TÀI LIỆU TIẾNG NGA 85
    TÀI LIỆU TIẾNG BA LAN 86
    TÀI LIỆU TIẾNG THỔ NHĨ KỲ . 86
    TÀI LIỆU TỪ INTERNET . 86

    MỞ ĐẦU
    Ký sinh trùng ở cá đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Đa số các công trình
    nghiên cứu về KST cá được thực hiện ở châu Âu, nơi có thành phần giống loài không
    phong phú bằng châu Á và châu Phi, ít nhất do nhiệtđộ ở châu Âu thấp hơn, vì thế
    chắc chắn sẽ còn nhiều loài KST chưa được phát hiệnvà mô tả. Hà Ký và Bùi Quang
    Tề (2007) thống kê được 373 loài KST khác nhau đã từng được phát hiện ở 110 loài cá
    nước ngọt và nước lợ, tuy nhiên nghiên cứu này cũngchưa đánh giá hết tác hại của
    KST trên chúng [2, 8].
    Cá diếc là loài cá kinh tế. Cá diếc được đánh bắt thường xuyên và được bán hàng
    ngày ở chợ nông thôn, được người dân sử dụng trong các bữa cơm gia đình. Tuy tốc
    độ sinh trưởng chậm và kích thước tối đa nhỏ nhưng cá diếc ăn tạp, sức sinh sản cao,
    khả năng khôi phục quần đàn lớn, sức chịu đựng với môi trường khắc nghiệt tốt nên
    thường được nuôi ghép với cá chép ở ao, hồ và ruộnglúa để tận dụng nguồn thức ăn tự
    nhiên ở đáy thuỷ vực. Dựa vào khả năng biến dị liêntục của cá diếc, người ta đã chọn
    giống để sản xuất ra giống cá vàng rất nổi tiếng. Ởnước ta, Viện nghiên cứu nuôi
    trồng thủy sản I đã nhập công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá diếc từ Trung Quốc
    nhằm mục đích sản xuất giống tại chỗ và chuyển giaocông nghệ sản xuất giống tới các
    địa phương trong cả nước [5, 10, 11, 17].
    Cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá diếc thơm ngon, ngọt và mát, không
    tanh như các loại cá khác nên chúng thường được chếbiến thành nhiều món ăn ngon
    như: cá diếc nấu canh chua, lẩu cá diếc, cá diếc nấu rau răm, cá diếc nướng, chiên
    giòn, . Với y học cổ truyền, cá diếc không chỉ dùng làm món ăn thông thường mà
    còn là vị thuốc chữa một số bệnh. Cá diếc là một trong 499 vị "Nam dược thần hiệu"
    (sách của Tuệ Tĩnh) gọi là tức ngư, tính hàn, công dụng điều khí hòa trung rất bổ ích,
    chữa mụn trĩ, đại tiện ra máu, lao và cả bệnh tiểu đường [76, 77, 78].
    Để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, nghề cánhất thiết phải quan tâm đến
    các đối tượng vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa cóvai trò quan trọng đảm bảo cân
    bằng sinh thái và đa dạng sinh học ở các thuỷ vực tự nhiên. Trong số đó, cá diếc là loài
    đã đi vào dân gian, trở thành nét văn hóa ẩm thực tao nhã, không kém phần thú vị và là
    bài thuốc chữa một số bệnh trong đời sống người dânhàng ngày.
    Mặc dù vậy, số lượng công trình nghiên cứu về cá diếc chưa nhiều đặc biệt là
    nghiên cứu về bệnh KST gây ra ở cá diếc đang còn rất hạn chế.
    2
    Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ký sinh trùng
    ký sinh trên cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) tại tỉnh Phú
    Yên”.
    Mục tiêu của đề tài
    Xác định thành phần giống loài KST cũng như mức độ cảm nhiễm của chúng trên
    cá diếc để từ đó định hướng cho công tác phòng trị bệnh trong nuôi cá diếc sau này.
    Nội dung nghiên cứu
     Xác định thành phần loài, tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm KST ở cá diếc.
     So sánh mức độ cảm nhiễm KST giữa 3 địa phương là xã An Mỹ, thị trấn Chí
    Thạnh và xã Hòa Xuân Đông của tỉnh Phú Yên.
     So sánh mức độ nhiễm KST theo các mùa trong năm.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu này nhằm góp phần cung cấp thông tin về thành
    phần loài và mức độ nhiễm KST ở cá diếc.
    - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào việc chăm
    sóc và quản lý sức khỏe cá diếc nuôi sau này cũng như hạn chế mối nguy đối với sức
    khỏe cộng đồng và an toàn thực phẩm.
    3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy An và huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên
    Biến đổi mùa trong năm thường tác động mạnh đến giới sinh vật. Vì vậy, tất
    nhiên sẽ ảnh hưởng đến sinh vật ký sinh. Sự phân bốcủa KST phụ thuộc vào các điều
    kiện khí hậu, nhất là nhiệt độ [9]. Động vật ký sinh, đặc biệt là ngoại ký sinh chịu ảnh
    hưởng rất rõ bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan,
    [2].
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy An
    - Khí hậu thời tiết huyện Tuy An chia làm 2 mùa:
    + Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11.
    + Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 8.
    Theo tài liệu phân vùng khí hậu, Tuy An được chia thành 2 tiểu vùng khí hậu
    khác nhau. Xã An Mỹ và thị trấn Chí Thạnh là các xãđồng bằng ven biển của huyện
    Tuy An trực thuộc tiểu vùng 2 [16]. Đặc điểm khí hậu vùng này là lượng mưa trung
    bình năm dưới 1.500 mm. Lượng mưa biến động thất thường, năm ít nhất 900 mm,
    năm cao nhất trên 2.000 mm. Mưa lớn nhất thường vàocác tháng 9, 10, 11. Nhiều năm
    vào các tháng này có nơi mưa trên 600 mm/tháng.
    Vào các tháng giữa mùa đông nhiệt độ trung bình là 21 – 23
    o
    C. Nhiệt độ thấp
    nhất phổ biến là 13 – 15
    o
    C.
    Vào các tháng (6, 7, 8) nhiệt độ trung bình 28 – 30
    o
    C. Nhiệt độ cao nhất trên
    40
    o
    C. Trong mùa hè có gió Tây Nam khô nóng. Tốc độ giócó nơi trên 20 m/s, cả mùa
    hạ có trên dưới 45 ngày khô nóng. Có đợt gió khô nóng kéo dài đến 15 ngày.
    Trong mùa đông, gió mùa Đông Bắc có tốc độ mạnh nhất 10-15 m/s. Hướng gió
    chính từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là: Bắc - Đông Bắc, từ tháng 5 đến tháng 10 là
    Tây - Tây Nam. Đây là tiểu vùng thường có bão mạnh,tốc độ gió bão mạnh đã lên tới
    36 m/s [16].
    1.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Đông Hòa
    Đông Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí
    hậu đại dương. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 1 - 8, chiếm
    khoảng 20 - 30% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa chiếm khoảng 50% cả năm,
    nhưng cường độ mưa nhỏ: 1 - 10 mm; mùa mưa từ tháng9 - 12 chiếm 70 - 80% tổng

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa (2005), Giáo trình
    Bệnh Học Thủy Sản, Tủ sách đại học Cần Thơ.
    2. Võ Thế Dũng (2010), Động vật ký sinh ở cá mú thuộc giống Epinephelus, Luận án
    tiến sĩ sinh học, Viện Hải Dương Học Nha Trang.
    3. Đỗ Kim Đồng (2011), Thực hiện bố trí dân cư và xây dựng các làng cá venbiển,
    hải đảo, Báo cáo của phòng NN & PTNT thuộc UBND huyện Đông Hòa – Tỉnh
    Phú Yên.
    4. Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Văn Ðức (2008), “Loài sán lá đơn chủ mới, Eudiplozoon
    cyprini n. sp. (Oligonchoinea: Diplozoidae) ký sinh ở cá chép”, Tạp chí Sinh Học,
    30(3): 23-26 9-2008.
    5. Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam, Tập I, Họ cá chép
    (Cyprinidae), Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Trang 568-572.
    6. Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thụy Mai Thy, Nguyễn Thanh Phương và Đặng Thị
    Hoàng Oanh (2008), “Khảo sát sự nhiễm ký sinh trùngtrên cá tra (Pangasianodon
    hypophthalmus) nuôi thâm canh ở tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học2008 (1), pp.
    204-212.
    7. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội (2004), Bệnh
    học thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. HCM.
    8. Hà Ký, Bùi Quang Tề (2007), Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nhà xuất bản
    Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    9. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Văn Quang
    (2008), Giáo trình ký sinh trùng học thú y– giáo trình dùng cho bậc cao học, Nhà
    xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
    10. Lê Thanh Lựu (2006), Những tiến bộ khoa học công nghệ thuỷ sản của viện nghiên
    cứu NTTS 1 giai đoạn 2000-2006 có thể áp dụng tại đồng bằng Bắc Bộ.
    11. Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão (2005), Giáo trình Ngư loại học, Nhà xuất bản
    Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
    12. Bùi Quang Tề và CTV (1991),“Khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt Đồng Bằng
    Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị bệnh cho cá”, Tuyển tập cá công trình
    nghiên cứu KHKT thủy sản 1986-1990.
    80
    13. Bùi Quang Tề (1997), Bệnh của động vật thủy sản(Pathology of aquatic animals),
    283 trang.
    14. Bùi Quang Tề (2001), Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở Đồng bằng
    sông Cửu Long và giải pháp phòng trị chúng, Luận án tiến sỹ sinh học, 226 trang.
    15. Bùi Quang Tề (2006), Bệnh học thủy sản, Phần 3- Bệnh ký sinh trùng của động vật
    thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
    16. Trung tâm quy hoạch thiết kế NN & PTNT Phú Yên (2010), Dự án phục hồi và
    phát triển rừng ngập mặn ven biển Phú Yên.
    17. Mai Đình Yên (1978), Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía bắc Việt Nam, NXB
    Khoa Học và Kỹ Thuật, Trang 24-25.
    18. Mai Đình Yên (1983), Cá kinh tế nước ngọt ở Việt Nam, NXB Khoa Học và Kỹ
    Thuật, Hà Nội, Trang 80-81.
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    19. Abdel-Ghaffar F., El-Toukhy A., Al-Quraishy S.,Al-Rasheid K., Abdel-Baki A.
    S., Hegazy A. & Bashtar A.-R. (2008), “Five new myxosporean species (Myxozoa:
    Myxosporea) infecting the Nile tilapia Oreochromis niloticus in Bahr Shebin, Nile
    Tributary, Nile Delta, Egypt”, Parasitol Res (2008)103:1197–1205 doi
    10.1007/s00436-008-1116-z.
    20. Abdullah S. M. A. (2009), “Additional Records of Dactylogyrus (Monogenea)
    from Some Cyprinid Fishes from Darbandikhan Lake, Iraq”, Jordan Journal of
    Biological Sciences, Volume 2, Number 4, December 2009, ISSN 1995-6673,
    Pages 145 - 150
    21. Abdus S. B., Sarmin A. and N.-E-A. (2010); “Seasonal occurrence of parasites of
    the major carp, Cirrhina mrigala (Hamilton) collected from Rajshahi,
    Bangladesh”, Univ. j. zool. Rajshahi, Univ. Vol. 29, 2010 pp. 47-50.
    22. Alvarez-Pellitero P. (1989), “Myxidium rhodei (Protozoa: Myxozoa: Myxosporea)
    in cyprinid fish from NW Spain”, Diseases of aquatic organisms Dis. aquat. Org.
    Vol. 7: 13-16, 1989
    23. Arthur J. R. (1996), “A hystory of fisheries parasitology in Southeast Asia”,
    Perspectives in Asia fisheries, a volume to commemorate the 10th anniversary of
    the Asian Fisheries Societ, In S.S. De Silva.(ed.) Manila, pp. 383-408.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...