Luận Văn Nghiên cứu kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trị đơn vị cơ sở Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hoạt động tuyên truyền (HĐTT) có vai trò to lớn trong sự nghiệp
    cách mạng của Đảng, dân tộc và với sự nghiệp xây dựng, trưởng thành,
    chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hoạt động tuyên truyền đã
    góp phần giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
    quan điểm của Đảng, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội qua từng giai
    đoạn cho cán bộ, chiến sĩ, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị, xây dựng ý chí
    quyết tâm chiến đấu và những phẩm chất nhân cách của người quân nhân
    cách mạng, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ
    quốc và nhân dân, vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
    Đội ngũ cán bộ chính trị (CBCT) ở đơn vị cơ sở là người chủ trì hoạt động
    công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT), thực hiện sự lãnh đạo của
    Đảng với quân đội. Tiến hành tuyên truyền là một mặt công tác cơ bản, một
    yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên của người CBCT ở đơn vị cơ sở, nhằm quán
    triệt và cụ thể hoá đường lối chính trị của Đảng vào quân đội, bảo đảm sự lãnh
    đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng với quân đội, tạo ra sự thống nhất
    cao về chính trị, tư tưởng và tổ chức, về ý chí quyết tâm và hành động trong
    toàn quân.
    Ngày nay sự nghiệp cách mạng của nước ta bước sang một giai đoạn
    mới. Các thế lực thù địch đang ra sức đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà
    bình” hòng dùng thủ đoạn “phi vũ trang” “vũ khí mềm” để làm suy yếu
    tinh thần, tư tưởng của quân và dân ta, mà trước hết là cán bộ, chiến sĩ
    trong quân đội, thực hiện từng bước phi chính trị hoá quân đội, tiến tới làm
    tan rã và xoá bỏ chế độ XHCN như đã làm ở Liên Xô và Đông Âu.
    Đứng trước tình hình đó, HĐTT nói chung và HĐTT ở các đơn vị trong
    quân đội nói riêng, phải có sự phát triển, hoàn thiện, nâng cao chất lượng để
    làm tròn vai trò “mũi nhọn xung kích, vũ khí sắc bén” của mình. Tuy nhiên,
    thực trạng HĐTT ở các đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay còn nhiều mặt bất
    cập, đáng chú ý là sự hạn chế về năng lực tiến hành tuyên truyền của đội ngũ
    CBCT ở các đơn vị cơ sở. Theo kết quả khảo sát thì hơn 70% ý kiến sĩ quan
    2
    được hỏi cho rằng trình độ tổ chức, điều hành tuyên truyền của CBCT cơ sở
    hiện nay chỉ đạt mức trung bình. Những bất cập, hạn chế của đội ngũ chủ thể
    tuyên truyền đã làm cho HĐTT ở đơn vị cơ sở chưa phát huy được vai trò và
    đạt được hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ ý nghĩa, tính cấp thiết của vấn
    đề tuyên truyền trong quân đội, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu kỹ năng tuyên
    truyền của cán bộ chính trị đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam”.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Đã có nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu
    về kỹ năng và HĐTT. Các tác giả đã tập trung phân tích làm rõ bản chất,
    cơ chế hình thành, quy luật biểu hiện của kỹ năng, làm rõ về các quy luật
    tâm lý của HĐTT, một số tác giả đi sâu nghiên cứu đề xuất những yêu cầu,
    biện pháp nhằm tổ chức có hiệu quả những loại hình tuyên truyền cụ thể.
    Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mới nghiên cứu
    kỹ năng và HĐTT theo hướng tách biệt mà chưa có công trình nào nghiên
    cứu sâu dưới góc độ tâm lý học về KNTT một cách có hệ thống ở cấp luận
    văn thạc sĩ hoặc đề tài cấp tiến sĩ khoa học. Hơn nữa, vấn đề KNTT của
    CBCT các đơn vị cơ sở trong quân đội cho đến nay vẫn chưa có công trình
    nghiên cứu nào đề cập. Vì vậy, đề tài của luận án không trùng lặp với các
    công trình khoa học đã công bố.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về KNTT của CBCT ở đơn vị
    cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, đề xuất các biện pháp tâm lý xã
    hội nhằm nâng cao KNTT của CBCT ở đơn vị cơ sở.
    *Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của KNTT của CBCT đơn vị cơ sở.
    - Phân tích thực trạng một số KNTT cơ bản của CBCT, đi sâu làm rõ
    thực trạng những yếu tố cơ bản ảnh hưởng hiệu quả thực hiện KNTT của
    CBCT ở đơn vị cơ sở hiện nay, tổ chức thực nghiệm tác động nâng cao
    KNTT của CBCT đơn vị cơ sở.
    - Đề xuất các các biện pháp tâm lý xã hội nhằm nâng cao KNTT của
    CBCT ở các đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam.
    3
    4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính
    trị đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam.
    * Khách thể nghiên cứu: Cán bộ chính trị đơn vị cơ sở, ngoài ra còn
    điều tra các cán bộ chỉ huy, hạ sĩ quan, chiến sĩ một số đơn vị thuộc Quân
    đội nhân dân Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu: Tập trung làm rõ một số KNTT, những yếu tố
    ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện KNTT của CBCT ở các đơn vị cơ sở. Số
    liệu khảo sát, điều tra tại các đơn vị: Đoàn B01 (Quân khu Thủ đô), Đoàn
    B16, Đoàn N43, Đoàn H97 (Quân khu 2), Đoàn B61 (Quân Chủng PKKQ),
    Đoàn B12 (Quân đoàn 1).
    5. Giả thuyết khoa học
    Kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trị đơn vị cơ sở là dạng kỹ năng
    nghề nghiệp, quá trình thực hiện KNTT của CBCT bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
    tố thuộc về chủ thể và đối tượng tuyên truyền, về điều kiện kinh tế, chính trị xã
    hội, khả năng bảo đảm cơ sở vật chất và sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các
    cấp với HĐTT . Nếu làm rõ thực trạng về KNTT của CBCT, đi sâu luận giải các
    yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện KNTT của CBCT thì sẽ tìm ra cơ sở
    khoa học cho việc xác định những biện pháp nâng cao KNTT của đội ngũ
    CBCT đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay.
    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    * Phương pháp luận
    Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
    Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng
    sản Việt Nam, phương pháp luận của tâm lý học Mác xít.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý
    học và Tâm lý học quân sự: phương pháp quan sát; phương pháp toạ đàm,
    phỏng vấn; phương pháp điều tra bằng phiếu; phương pháp phân tích sản
    phẩm hoạt động; phương pháp thực nghiệm; phương pháp lấy ý kiến
    chuyên gia; phương pháp thống kê toán học.
    4
    7. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
    - Xây dựng và luận giải về khái niệm KNTT của CBCT ở đơn vị cơ sở
    Quân đội nhân dân Việt Nam.
    - Chỉ ra những đặc điểm, đặc trưng cơ bản của HĐTT ở đơn vị cơ sở,
    những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện KNTT của CBCT
    đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam.
    - Làm rõ thực trạng những KNTT cơ bản, những yếu tố ảnh tới hiệu quả
    thực hiện KNTT của CBCT đơn vị cơ sở trong quân đội nhân dân Việt Nam.
    - Đề xuất các biện pháp để nâng cao KNTT của CBCT đơn vị cơ sở
    trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
    - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp đội ngũ CBCT trong quân đội nâng cao
    chất lượng và hiệu quả tuyên truyền ở đơn vị cơ sở, góp phần tích cực vào
    công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng trong quân đội, xây
    dựng quân đội vững mạnh về chính trị, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ
    được giao.
    Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo phục vụ
    giảng dạy ở các học viện, nhà trường trong quân đội.
    8. Bố cục của luận án
    Luận án gồm: Mở đầu, 3 chương (12 tiết), kết luận, kiến nghị, danh
    mục công trình khoa học của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu
    tham khảo và phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...