Luận Văn Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của học sinh trường TCSP mầm non Thái

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Lý do lý luận

    Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của con người. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động được trang bị trong quá trình giáo dục nghề nghiệp. Điều 33 của Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc”(trang 79-80). Trong thực tế, ở bất cứ lĩnh vực nào, khi đào tạo con người lao động, không những phải quan tâm tới trang bị kiến thức mà còn phải tạo cho họ một kỹ năng làm việc. Mỗi ngành, mỗi việc có những kỹ năng riêng.Trong lĩnh vực đào tạo sư phạm, bất kỳ một quá trình dạy học nào đều dẫn đến câu hỏi “Chúng ta cần dạy cái gì hoặc cần học cái gì ?. Chúng ta cần dạy lý thuyết gì ?; Cần dạy kỹ năng gì ?; Cái gì thuộc về thái độ ?”. Hành trang của các thầy cô giáo tương lai là tri thức, kỹ năng và thái độ, kỹ năng ở đây là kỹ năng giảng dạy và kỹ năng tổ chức các hoạt động. Tri thức và thái độ là những lĩnh vực đã được rất nhiều người nghiên cứu còn kỹ năng từ lâu đã được nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm, nhưng đến nay đề tài về kỹ năng vẫn còn rất khiêm tốn so với các loại đề tài khác, đặc biệt là kỹ năng tổ chức các hoạt động, các trò chơi ở ngành học mầm non chưa được nghiên cứu nhiều.
    Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, không một nhà nghiên cứu nào bỏ qua vấn đề hoạt động chơi của trẻ, tất cả đã khẳng định rằng hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non. Nhà giáo dục học nổi tiếng A.X. Macarencô nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của trò chơi. Ông nhìn nhận trò chơi ở nhiều khía cạnh khác nhau và trước tiên là trong việc chuẩn bị cho đứa trẻ bước vào cuộc sống, vào hoạt động lao động. Theo ông trò chơi có ý nghĩa lớn trong cuộc sống đứa trẻ. Đứa trẻ trong trò chơi như thế nào nó sẽ như thế trong công việc sau này khi lớn lên. Trong giai đoạn hiện nay các nhà giáo dục học mầm non đều đã đi đến thống nhất và khẳng định rằng: trong trò chơi bộc lộ khả năng tư duy, tưởng tượng, tình cảm, tính tích cực, nhu cầu giao tiếp, tính đoàn kết, kỷ luật . Trò chơi là xã hội thu nhỏ của trẻ. Trong khi chơi trẻ vừa sáng tạo, vừa học hỏi, vừa củng cố kiến thức đã lĩnh hội trước đó.
    1.2. Lý do thực tiễn
    Là nơi đào tạo ra giáo viên mầm non tương lai, vấn đề rèn kỹ năng cho học sinh là vấn đề then chốt của các trường sư phạm mầm non. Trong các tổ hợp kỹ năng sư phạm thì kỹ năng tổ chức trò chơi là kỹ năng rất quan trọng đối với các cô giáo mầm non tương lai vì giáo dục trẻ mầm non luôn đứng trên quan điểm “Học bằng chơi, chơi mà học”.
    Qua nhiều năm giảng dạy môn “Phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mầm non”, qua các buổi kiến tập, thực tập ở các trường mầm non chúng tôi thấy các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh còn yếu. Do vậy cần phải có những biện pháp tâm lý-giáo dục nhằm góp phần nâng cao và hoàn thiện kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho học sinh.
    Xuất phát từ các lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và một số biện pháp nhằm hình thành, nâng cao, hoàn thiện kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của học sinh trường trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình.
    4. Khách thể nghiên cứu
    107 học sinh hệ 12+2 khoá 2004 – 2006 là khách thể chính
    27 giáo viên trường TCSP mầm non Thái Bình và giáo viên mầm non ở các trường mầm non có học sinh thực tập
    500 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
    5. Giả thuyết khoa học
    Trong quá trình đào tạo, nếu học sinh được trang bị đầy đủ, có hệ thống kiến thức về kỹ năng tổ chức trò chơi toán học và được các giáo viên sư phạm, thực hành kiểm tra đều đặn thì sẽ thu được kết quả là học sinh có khả năng tổ chức tốt trò chơi toán học, tạo cho trẻ hứng thú toán học cao.
    6. Nhiệm vụ của đề tài
    - Khái quát hoá những vấn đề lý luận về kỹ năng, kỹ năng tổ chức, kỹ năng tổ chức trò chơi toán học, trò chơi, trò chơi toán học, biểu tượng toán.
    - Điều tra thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình
    - Áp dụng một số biện pháp hình thành kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 –6 tuổi của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình.
    7. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở học sinh, giáo viên trường TCSP mầm non Thái Bình và giáo viên mầm non, trẻ 5-6 tuổi ở tỉnh Thái Bình
    8. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết nhiệm vụ đề tài, sử dụng hệ thống các phương pháp sau :
    8.1: Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    8.2: Phương pháp điều tra viết
    8.3: Phương pháp quan sát
    8.4: Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
    8.5: Phương pháp thực nghiệm : Đề tài đưa ra giả thuyết
    “Nếu học sinh được trang bị các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học một cách có hệ thống và được bồi dưỡng quy trình tổ chức trò chơi toán học trước khi đi thực tập tốt nghiệp thì kết quả tổ chức trò chơi toán học ở học sinh và trẻ được nâng lên “.
    8.6: Các kết quả được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học.
    - Sử dụng công thức tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan, hệ số khác biệt giữa các nhóm đại lượng.
    - Số liệu được tính bằng phần mềm Exell
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...