Đồ Án Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi đóng vai có chủ đềcho trẻ 5 tuổi của sinh viên Cao đẳng sư phạm

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Hoạt động chơi (HĐC) mà trung tâm là trò chơi đóng vai có chủ đề (TCĐVCCĐ) ở lứa tuổi mẫu giáo là hoạt động chủ đạo. Trong HĐC, những phẩm chất tâm lý được phát triển mạnh mẽ. Thông qua HĐC, trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội loài người, mở ra một chặng mới phát triển về chất.

    Muốn có nền giáo dục tốt, cần phải có những giáo viên tốt. Giáo viên tốt là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, cùng với việc trang bị hệ thống tri thức, vấn đề dạy nghề, rèn luyện kỹ năng (KN) sư phạm là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nó là cơ sở, nền tảng giúp cho sinh viên khi bước vào nghề.

    Trường Cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo (CĐSPNTMG) là trường dạy nghề. Một trong những mục tiêu của trường là đào tạo giáo viên có KN tổ chức thực hiện (KNTCTH) quá trình chăm sóc trẻ trong đó có KN tổ chức HĐC. Thực tế đào tạo cho thấy, sinh viên còn rất lúng túng khi thực hành tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, đặc biệt là tổ chức trò chơi đóng vai có chủ đề (TCĐVCCĐ). Để khắc phục tình trạng này, cần phải nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống KN tổ chức HĐC cho trẻ. Đây là việc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

    Trong thực tiễn cũng như lý luận, về KN tổ chức HĐC cho trẻ mẫu giáo chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5 tuổi của sinh viên Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo".

    2. Mục đích nghiên cứu

    Xác định hệ thống KN tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi, trên cơ sở đó nghiên cứu kỹ năng tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi của sinh viên CĐSPNTMG và tìm một số biện pháp tác động hình thành kỹ năng này ở sinh viên.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu: KN tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi của sinh viên.

    3.2. Khách thể nghiên cứu

    734 giảng viên, giáo viên trường mầm non (MN), sinh viên. Bao gồm: 220 giảng viên trường CĐSPNTMGTW1 và CĐSPNTMGTW3, giáo viên các trường MN thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 514 sinh viên trường CĐSPNTMGTW1 và CĐSPNTMGTW3.

    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    Lựa chọn, nghiên cứu KN tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi của sinh viên.

    5. Giả thuyết khoa học

    Kỹ năng tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi là một hệ thống KN gồm nhiều thành phần có liên hệ mật thiết với nhau. Các thành phần của KN tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi của sinh viên CĐSPNTMG được hình thành và phát triển không đồng đều và ở mức còn thấp. Nếu tác động tích cực bằng các biện pháp phù hợp thì KN này sẽ được phát triển ở mức cao hơn.

    6. Nhiệm vụ nghiên cứu

    6.1. Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về: hoạt động tổ chức, KN tổ chức, HĐC, TCĐVCCĐ, KN tổ chức TCĐVCCĐ.

    6.2. Xác định hệ thống kỹ năng tổ chức TCĐVCCĐ và nghiên cứu thực trạng KN tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi của sinh viên CĐSPNTMG.

    6.3. Thực nghiệm một số biện pháp tác động phát triển KN ở tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi của sinh viên.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Các phương pháp thu thập thông tin bao gồm: Phương pháp hệ thống, khái quát, phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng ankét, phỏng vấn v.v .

    7.2. Phương pháp thực nghiệm tác động.

    7.3. Phương pháp thống kê toán học.

    8. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án

    Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống KN tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi của sinh viên CĐSPNTMG; đề xuất một số biện pháp rèn luyện KN tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi cho sinh viên. Luận án góp phần sáng tỏ lý luận và thực tiễn KN tổ chức TCĐVCCĐ cho trẻ 5 tuổi.

    9. Bố cục của luận án

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 12 mục, trong đó có 20 bảng, 4 biểu đồ. Nội dung luận án được trình bày trong 198 trang, còn 51 trang trình bày danh mục tài liệu tham khảo và 9 phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...