Thạc Sĩ Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5 tuổi của sinh viên Cao đẳng sư phạm

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Giáo dục mầm non
    Trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Tiến sĩ
    Số trang: 252
    Trong lịch sử phát triển tâm lý học và giáo dục học mầm non, không một nhà nghiên cứu nào bỏ qua vấn đề hoạt động chơi của trẻ và họ đều đi đến khẳng định rằng: HĐC mà trung tâm là trò chơi đóng vai có chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo thực sự là hoạt động chủ đạo. Trong HĐC, những phẩm chất tâm lý của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất. Thông qua HĐC, trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội loài người, mở ra một chặng đường phát triển mới về chất. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Khi xác định HĐC là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, đồng thời, các nhà TLH, GDH cũng chỉ rõ vai trò quan trọng của trò chơi trong việc giáo dục trẻ: "Hàng loạt những phẩm chất giá trị có thể giáo dục bằng trò chơi" (N.K.Krupxcaia) [68, tr. 509]. Nhà giáo dục học nổi tiếng A.X.Macarencô cũng nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của trò chơi. Ông nhìn nhận trò chơi ở nhiều khía cạnh khác nhau và trước
    tiên là trong việc chuẩn bị cho đứa trẻ bước vào cuộc sống, vào hoạt động lao động. "Trò chơi có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của đứa trẻ, tương tự như hoạt động, công việc có ý nghĩa quan trọng đối với người lớn. Đứa trẻ trong trò chơi như thế nào, nhiều cái, nó sẽ như thế trong công việc sau này khi lớn lên. Cho nên giáo dục một con người hoạt động tương lai trước hết phải đi từ trò chơi" [75, tr. 373]. Trong giai đoạn hiện nay, những nhà GDHMN cũng đều đi đến thống nhất, trò chơi là một hoạt động đặc thù quan trọng của đứa trẻ, một dạng hoạt động phù hợp hơn cả đối với trẻ, nó đảm nhận chức năng xã hội rộng lớn. Trong trò chơi, bộc lộ rõ khả năng tư duy, tưởng tượng, tình cảm, tính tích cực, nhu cầu giao tiếp đang được phát triển ở đứa trẻ. HĐC chính là sự thực hành các kỹ năng xã hội của đứa trẻ, là cuộc sống thực của đứa trẻ trong xã hội đồng lứa. Cho nên, vấn đề nghiên cứu, sử dụng trò chơi với mục đích giáo dục trẻ phát triển toàn diện là vấn đề cần thiết trong mọi giai đoạn lịch sử phát triển của sự nghiệp giáo dục mầm non.
    Kết cấu đề tài là:
    Chương 1:Cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng tổ chức
    Chương 2:Nội dung, phương pháp nghiên cứu
    Chương 3:Kết quả nghiên cứu
     
Đang tải...