Nghiên cứu kỹ năng quá trình khoa học (Science process skills) trong chương trình môn khoa học một s

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Bích Đào
    Đơn vị công tác: Trung tâm nghiên cứu GDPT, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
    Thư điện tử: [email protected]; Điện thoại: 04 39427748
    Thành viên: Bà Cao Thị Thặng; Ông Đào Văn Toàn; Bà Vũ Thị Minh Nguyệt.
    Thời gian thực hiện: 2010 - 2011

    Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu kỹ năng quá trình khoa học trong môn khoa học ở trường phổ thông một số nước trên thế giới và Việt Nam, từ đó đề xuất một số vấn đề về phát triển kỹ năng quá trình khoa học trong chương trình các môn khoa học tự nhiên ở Việt Nam.

    Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu các khái niệm kỹ năng quá trình khoa học, quá trình khoa học, vai trò của kỹ năng quá trình khoa học trong việc phát triển năng lực cho học sinh (HS) và một số khái niệm có liên quan.

    - Nghiên cứu các kỹ năng quá trình khoa học trong chương trình môn Khoa học của một số nước trên thế giới.

    - Nghiên cứu so sánh việc hình thành và phát triển kỹ năng quá trình khoa học trong chương trình các môn khoa học tự nhiên ở Việt Nam và chương trình môn học Khoa học ở một số nước.

    - Nghiên cứu đánh giá kỹ năng quá trình khoa học theo PISA.

    - Đề xuất hình thành và phát triển kỹ năng quá trình khoa học trong chương trình các môn khoa học tự nhiên (cấp THCS) ở Việt Nam trong tương lai cần đặt mục tiêu phát triển năng lực cho HS trong mục tiêu của các môn khoa học tự nhiên, cũng như trong nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của các môn khoa học tự nhiên.

    Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lí luận; phương pháp chuyên gia.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    - Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ:

    + Kỹ năng quá trình khoa học là một thành tố quan trọng của môn Khoa học, được thực hiện trong quá trình học tập cũng như quá trình nghiên cứu khoa học. Các kỹ năng quá trình khoa học được chia làm hai nhóm: Nhóm các kỹ năng cơ bản và nhóm các kỹ năng tích hợp.

    + Một số khái niệm và nội dung có liên quan như:

    Kỹ năng quá trình khoa học: Quan sát; Giao tiếp; Đo lường; So sánh; Tương phản; Tổ chức; Phân loại; Phân tích; Suy luận; Đặt giả thuyết; Dự đoán.
    Quá trình khoa học:
    Kỹ năng quá trình khoa học và việc phát triển năng lực cho học sinh phổ thông: Nhóm đề tài đã làm sáng tỏ các khái niệm sau: Khái niệm năng lực; Năng lực chung cần thiết cho học sinh phổ thông; Vai trò của kỹ năng quá trình khoa học trong việc phát triển năng lực cho học sinh.
    Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
    Đánh giá kỹ năng quá trình khoa học theo PISA (Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế)

    Với những cơ sở khoa học đã được đưa ra, với mục đích góp phần phát triển CT GDPT theo định hướng tiếp cận năng lực và tham gia PISA đạt kết quả tốt thì việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới là cần thiết.

    2/ Về thực tiễn

    Đã nghiên cứu kỹ năng quá trình khoa học trong chương trình môn học Khoa học từ lớp 1 đến lớp 10 của một số nước như: Singapore, Pháp và bang British Columbia của Canada. Đã nêu được một số thông tin về:

    + Tổ chức chương trình môn Khoa học
    + Hệ thống kĩ năng quá trình khoa học
    + Phương pháp dạy học nói chung và dạy kĩ năng quá trình khoa học nói riêng.
    + Đánh giá kết quả học tập môn Khoa học nói chung và đánh giá kĩ năng quá trình khoa học nói riêng.

    Trên cơ sở đó đã nêu được một số nhận xét về kĩ năng quá trình khoa học của từng nước, một số điểm chung và sự khác biệt giữa ba nước. Cụ thể:

    + Nghiên cứu kỹ năng quá trình khoa học trong chương trình môn Khoa học của Singapore.
    Chương trình môn Khoa học của Singapore tương đối thống nhất từ lớp 1 đến lớp 10 về tên môn học, phương pháp dạy học và đánh giá. Ở Singapore ngay từ bậc Tiểu học HS đã được làm quen và sử dụng hệ thống các kỹ năng và quá trình. Tuy nhiên đối với HS tiểu học các em được tiếp cận với các kỹ năng quá trình ở mức độ thấp hơn phù hợp với lứa tuổi của các em. Các kỹ năng và quá trình được giải thích cụ thể và chi tiết trong chương trình.

    Trong chương trình môn học của Singapore, kỹ năng và quá trình khoa học được coi là một trong ba thành tố của môn Khoa học. Hệ thống kỹ năng và quá trình khoa học được trình bày rõ ràng về tên gọi và nội dung cụ thể của mỗi kỹ năng. Về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Khoa học là khám phá khoa học. Thông qua khám phá HS được và rèn luyện các kỹ năng quá trình khoa học. Các phương pháp và hình thức dạy học môn Khoa học rất đa dạng phong phú. Cách đánh giá kết quả học tập môn Khoa học của HS nói chung và kỹ năng quá trình khoa học nói riêng đa dạng và hiệu quả.

    + Nghiên cứu kỹ năng quá trình khoa học trong chương trình môn Khoa học thực nghiệm của Pháp.
    Môn Khoa học của Pháp có những tên gọi khác nhau từ lớp tiểu học đến lớp trung học phổ thông (THPT). Môn Lí – Hóa và môn Khoa học sự sống và Khoa học trái đất là hai môn học được dạy cho HS ở cấp trung học cơ sở (THCS) và đầu cấp THPT.

    Các kỹ năng quá trình khoa học được mô tả gắn liền với năng lực và quá trình khoa học đặc biệt chú ý tới quá trình thực nghiệm khoa học do HS tự đề xuất và thực hiện.
    Phương pháp dạy học các môn khoa học nói chung và kỹ năng quá trình khoa học nói riêng mang đặc trưng của các môn khoa học thực nghiệm: Tìm tòi nghiên cứu, khám phá khoa học và thực nghiệm.

    + Nghiên cứu kỹ năng quá trình khoa học trong chương trình môn Khoa học thực nghiệm của bang British Columbia của Canada.
    Các kĩ năng và quá trình khoa học là một trong bốn lĩnh vực quan trọng của nội dung môn Khoa học của Canada. Các kĩ năng và quá trình khoa học được trình bày tường minh có chú ý nhấn mạnh một số kĩ năng cơ bản của từng lớp.

    Chuẩn đầu ra có mô tả các yêu cầu rõ ràng với từng chủ thể cụ thể.
    Phương pháp dạy học các kĩ năng và quá trình khoa học thông qua dạy học cụ thể các lĩnh vực khoa học sự sống, khoa học vật chất, khoa học về trái đất bằng cách tìm tòi, khám phá, thực nghiệm khoa học.

    Cách đánh giá kết quả học tập môn Khoa học theo nhiều hình thức đa dạng, phong phú kết hợp đánh giá vì việc học, đánh giá là việc học, đánh giá của việc học, trong đó chú ý đến HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau kết hợp với đánh giá của GV là của các cấp có liên quan.

    Tóm lại: Trong chương trình môn Khoa học của Singapore, Pháp và Canada, kĩ năng và quá trình khoa học là một trong những thành tố/ lĩnh vực quan trọng của môn Khoa học. Về cơ bản tên của các kĩ năng và quá trình khoa học của các nước là giống nhau nhưng cũng có sự khác nhau về tên môn học, tên một số quá trình cũng không hoàn toàn giống nhau. Có sự phân biệt các kĩ năng quá trình khoa học với các quá trình khoa học. Khi thực hiện các quá trình khoa học HS phải sử dụng nhiều kĩ năng quá trình khoa học cơ bản và tích hợp.

    - Đã nghiên cứu kĩ năng và quá trình khoa học trong chương trình các môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) cấp THCS ở Việt Nam. Trong chương trình các môn học tự nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có thuật ngữ “kĩ năng và quá trình khoa học” dùng chung cho các môn khoa học. Trong mỗi chương trình cũng đã đề cập đến việc rèn luyện một số kỹ năng đặc trưng cho từng môn học, kĩ năng thực hành thí nghiệm – thành tố của kĩ năng và quá trình khoa học. Tuy nhiên, việc thực hiện và rèn luyện trong thực tế dạy học còn chưa thường xuyên, chưa đồng đều giữa các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, chưa thật hệ thống và còn thiếu một số kĩ năng tích hợp. Điều đó làm cho việc phát triển năng lực khoa học chung cho HS Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước OECD và một số nước trên thế giới.

    Ngoài ra, nhóm đề tài còn nghiên cứu bước đầu về kĩ năng quá trình khoa học trong phát triển chương trình các môn Khoa học tự nhiên ở Việt Nam. Qua đó thấy được việc hình thành và phát triển kĩ năng quá trình khoa học trong chương trình các môn khoa học thực nghiệm ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều, chưa được đưa vào để nhằm đáp ứng mục tiêu môn học cũng như lựa chọn nội dung, cấu trúc nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của HS.

    3/ Một số khuyến nghị

    Để có một chương trình các môn học khoa học tự nhiên sau 2015 phát triển theo định hướng phát triển năng lực khoa học, đảm bảo tiếp cận với chương trình môn Khoa học của các nước OECD, trong đó chú ý tới phát triển năng lực phổ thông cho HS, cần:

    i/ Nghiên cứu đầy đủ hơn về hệ thống kỹ năng quá trình khoa học và các quá trình khoa học trong chương trình môn học Khoa học của một số nước trong khu vực và trên thế giới.
    ii/ Đưa hệ thống kỹ năng quá trình khoa học thành một trong các thành tố cơ bản của nội dung các môn khoa học chung, tương đối nhất.
    iii/ nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy học và cách đánh giá kỹ năng quá trình khoa học một cách cụ thể để đảm bảo tính khoa học, sư phạm và thực tiễn Việt Nam.

    Cụ thể cần:

    - Về mục tiêu môn khoa học: Chú ý thành tố kỹ năng và năng lực khoa học.

    - Về nội dung: Cần làm rõ hệ thống kỹ năng quá trình khoa học chung

    - Về phương pháp dạy học: Tăng cường các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa các hình thức dạy học tạo điều kiện cho HS tích cực, chủ động tham gia trong quá trình dạy học.

    - Việc đánh giá kết quả học tập các môn học khoa học tự nhiên: Chú ý các thành tố khác nhau của năng lực Đa dạng hóa các hình thức đánh giá

    TỪ KHÓA: 1/Kỹ năng; 2/ Quá trình khoa học ; 3/Giảng viên ; 4/ Trung học phổ thông


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...