Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh L

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012-19 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS.Trần Thị Yên
    Các thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Huệ Yên; ThS.Nguyễn Thị Minh Nguyệt
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Khu vực miền núi phía Bắc là vùng có vị trí chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. Phát triển giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nhằm mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH.

    Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh DTTS ở các trường học vùng DTTS còn nhiều bất cập cả về kiến thức văn hóa và kĩ năng sống. Hạn chế này có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là do hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường chưa được quan tâm nhiều, hoạt động kém hiệu quả.

    Trường PTDTBT học sinh ở tại trường 24/24, do vậy ngoài giáo dục kiến thức văn hóa theo nội dung, chương trình chung của cấp học, các hoạt động ngoài giờ như vui chơi giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động lao động, tham quan, xemina, . cũng cần được quan tâm tổ chức thực hiện. Để các hoạt động nêu trên có chất lượng và hiệu quả đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp thực hiện các hoạt động giáo dục, lựa chọn phương pháp giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh người DTTS.

    Lào Cai là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, Giáo dục & Đào tạo ở Lào Cai trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, chất lượng giáo dục từng bước được nâng dần lên. Những thành công của giáo dục Lào Cai không chỉ ở việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp có hiệu quả, mà hoạt động giáo dục ngoài giờ cũng được tổ chức tốt. Nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ được Lào Cai triển khai thử nghiệm thông qua nhiều hình thức khác nhau, như: Môi trường bạn hữu trẻ em; trường học thân thiện học sinh tích cực; thư viện thân thiện; giao lưu tiếng Việt; diễn đàn lắng nghe trẻ em nói . Những hình thức hoạt động nêu trên được thực hiện ở hầu hết các trường phổ thông nói chung, trường PTDTBT nói riêng và thu được kết quả khả quan.

    Vì vậy, “Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTBT tỉnh Lào Cai” là một yêu cầu tất yếu. Kết quả nghiên cứu sẽ là sự tổng kết những bài học kinh nghiệm mang tính thực tiễn sâu sắc; đóng góp vào lý luận và thực tiễn trong quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong hệ thống trường PTDTBT.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Lào Cai.
    Đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trường phổ thông dân tộc bán trú vùng dân tộc và miền núi.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTBT tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm và khuyến nghị về tổ chức HĐGDNGLL.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Các trường PTDTBT ở Lào Cai

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và thống kê toán học.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục ngoài giờ lên lớp
    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTBT
    1.3. Khái quát về trường PTDTBT ở nước ta

    Chương 2:Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTBT tỉnh Lào Cai
    2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
    2.2. Tổng quan về trường PTDTBT ở tỉnh Lào Cai
    2.3. Thực trạng hoạt động GDNGLL ở trường PTDTBT

    Chương 3: Những bài học kinh nghiệm của Lào Cai về tổ chức hoạt động GDNGLL và khuyến nghị
    3.1. Những bài học kinh nghiệm của Lào Cai
    3.2. Khuyến nghị

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã hệ thống những khái niệm liên quan như: dân tộc thiểu số, trường PTDTBT, hoạt động GDNGLL và khái quát về trường PTDTBT ở Việt Nam.

    Trong chương 2, đề tài phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Lào Cai, tổng quan về trường PTDTBT ở tỉnh Lào Cai, và thực trạng hoạt động GDNGLL ở đây.

    Đề tài đã đánh giá được những thuận lợi/khó khăn trong việc thực hiện hoạt động GDNGLL ở trường PTDTBT tỉnh Lào Cai, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc và miền múi.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Từ những kết quả nghiên cứu về kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường PTDTBT tiểu học tỉnh Lào Cai, nhóm nghiên cứu đưa ra những kết luận như sau: 1/Hoạt động GDNGLL là một hoạt động không thể thiếu trong nhà trường, đặc biệt là trường PTDTBT; 2/Lào Cai là tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động GDNGLL, các hoạt động mang tính sáng tạo, phong phú và đa dạng, tạo nên một môi trường giáo dục tốt, mà kết quả là học sinh DTTS thích đến trường, chất lượng giáo dục đạt kết quả cao.

    Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc và miền núi, thực hiện công bằng trong giáo dục, các địa phương khác cần nghiên cứu những kinh nghiệm tốt, bài học hay của Lào Cai để vận dụng vào thực tế ở địa phương, những kinh nghiện đó là: 1/Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, cộng đồng về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; 2/Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về mục đích, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung và các biện pháp tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL; đặc biệt là các HĐGDNGLL mang tính đặc thù của trường PTDTBT; 3/HĐGDNGLL ở trường PTDTBT TH cần hướng vào những nhiệm vụ trong tâm; 4/Vận động huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, chăm lo đời sống vật chất cho con em ở nội trú, đảm bảo sự chuyên cần của học sinh, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho giáo viên; 5/Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện và hòa nhập, đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động tập thể, tạo cơ hội để học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt.



    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...