Luận Văn Nghiên cứu kinh nghiệm bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Bạch Mã

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bạch Mã có một vị trí địa lý đặc biệt là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc, là trung tâm của dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất ở Việt Nam nối từ biển đến biên giới Việt - Lào, nơi có hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng về hệ động thực vật mang tính đặc trưng là có sự giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam; núi rừng tự nhiên của Bạch Mã còn là trung tâm nối các quần thể di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam đã được UNESCO công nhận. Bạch Mã còn là khu nghỉ mát nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, khí hậu mát mẻ về mùa hè, lại gần các bãi biển nổi tiếng như Cảnh Dương, Lăng Cô, nên Bạch Mã được ví như Đà Lạt của miền Trung.

    VQGBM có 2.147 loài thực vật (trong đó có 185 loài là đặc hữu của Việt Nam, 54 loài quí hiếm được đưa vào sách Đỏ Việt Nam); trong đó 3 ngành nấm 332 loài; 1 ngành rêu với 87 loài; 4 ngành khuyết thực vật gồm 180 loài; và 2 ngành thực vật có hạt gồm 1.548 loài (hạt trần có 21 loài). Về động vật có 1.534 loài, trong đó lớp côn trùng có 894 loài; lớp cá xương có 57 loài; lưỡng cư bò sát có 93 loài thuộc; lớp chim có 358 loài; lớp thú có 132 loài.
    Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng nhiều nơi đã bị suy thoái, do bom đạn và chất độc màu da cam trong chiến tranh, tình hình khai thác lâm sản trái phép và săn bắt động vật rừng diễn khá ra phổ biến ở nhiều địa phương, tập quán của đồng bào dân tộc phát rừng làm nương rẫy, tình trạng mở rộng trồng cây nông nghiệp, công nghiệp, dân số ngày càng tăng cao, nhận thức bảo tồn còn hạn chế, năng suất cây trồng thấp, thiên tai lũ lụt hạn hán thường xuyên đe doạ hàng năm . Mặt khác, do nhu cầu công nghiệp hoá và xu thế đô thị hoá trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, những nguy cơ và thách thức càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với VQGBM.
    Chức năng, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại VQGBM
    VQGBM có các chức năng, nhiệm vụ chính sau:
    - Một là, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ các hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng sinh học trong phạm vi ranh giới quy hoạch của VQGBM.
    - Hai là, bảo tồn các giá trị khoa học đối với hệ động vật, thực vật điển hình của vùng giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam và phân bố theo đai cao từ thấp đến 1.700 m so với mặt biển; bảo tồn các loài động vật đặc hữu và quý hiếm như: Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Voọc ngũ sắc, Sao la, Mang lớn và các loài thực vật quý hiếm như Trầm hương, Trắc, Gụ, Cẩm lai .
    - Ba là, duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn của các lưu vực sông Truồi, sông Tả Trạch (thượng nguồn sông Hương), sông Cu Đê, sông Côn . góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong khu vực.
    - Bốn là, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của Vườn quốc gia, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu bảo tồn về động vật, thực vật hệ sinh thái điển hình của vườn. Đồng thời tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, phục vụ việc đào tạo, tham quan học tập theo quy định của quy chế quản lý rừng.
    - Năm là, khai thác thế mạnh cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, hướng dẫn giúp đỡ người dân trong vùng tạo việc làm, không ngừng cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái.

    A.MỞ ĐẦU

    B.NỘI DUNG

    1. Khái quát về Vườn quốc gia Bạch Mã

    1.1.Tính đa dạng sinh học của VQGBM

    1.2.Chức năng, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại VQGBM

    2. Các giải pháp chủ yếu bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học

    2.1. Giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng và du khách

    2.2. Phát triển du lịch sinh thái bền vững, khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch

    2.3. Phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng dân cư vùng đệm


    2.4. Điều tra đánh giá, nghiên cứu khoa học

    2.5. Quản lý, bảo vệ nguyên vẹn diện tích rừng và nguồn tài nguyên đa dạng sinh học bằng các giải pháp khác và thực thi pháp luật


    3. Bài học kinh nghiệm


    C. KẾT LUẬN


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...