Luận Văn Nghiên cứu kiểu plasmid và tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết tr

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM TẠ i T
    ÓM TẮT . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH . V
    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1 Giới thiệu 1
    1.2 Mục tiêu đề tài 2
    1.3 Nội dung đề tài 2

    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 Sơ lược tình hình dịch bệnh trên cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 3
    2.2 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila (A. hydrophila) 5
    2.3 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL .
    6
    2.4 Hình thành hệ vi khuẩn kháng thuốc 8
    2.5 Thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản 9
    2.5.1 Khái niệm thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản .9
    2.5.2 Khái niệm kháng sinh 9
    2.5.3 Các loại kháng sinh thường dùng trong nuôi trồng thủy sản .9
    2.6 Sơ lược về plasmid ở vi khuẩn. 12
    2.6.1 Các loại plasmid 13
    2.6.2 Plasmid tham gia vào cơ chế tái tổ hợp gen nội bào 13
    2.6.3 Plasmid có khả năng vận chuyển gen 14
    2.6.4 Ý nghĩa sinh học của plasmid. .14
    2.7 Plasmid và sự kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas hydrophila .14

    CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16

    3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
    3.2 Vật liệu nghiên cứu .16
    3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
    3.2.2 Dụng cụ 16
    3.2.3 Thiết bị .16
    3.2.4 Hóa chất và môi trường 16
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 17
    3.3.1Phục hồi và tách ròng vi khuẩn 17
    3.3.2 Phương pháp kiểm tra kháng sinh đồ .17
    3.3.3 Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC .19
    3.3.4 Phương pháp ly trích plasmid DNA vi khuẩn (Bartie, 2004) 20
    3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 21

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

    4.1 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ trên vi khuẩn Aeromonas hydrophila 22
    4.2 Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 26
    4.3 Kết quả ly trích plasmid của vi khuẩn Aeromonas hydrophila .28

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 32

    5.1 Kết luận .32
    5.2 Đề xuất 32

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
    PHỤ LỤC 38

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Giới thiệu


    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong các loài cá da trơn có kích thước lớn nhất trong họ Pangasiidae phân bố ở hạ lưu sông Mê Kông. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có truyền thống nuôi cá tra ở quy mô nông hộ từ lâu đời. Những thành công trong sản xuất giống nhân tạo vào những năm 1990 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nghề nuôi cá tra, trở thành nghề công nghiệp ở nhiều nơi như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long v.v (Dương Nhựt Long, 2003).

    Sản phẩm cá tra nuôi được chế biến đa dạng và xuất khẩu nhiều nước trên thế giới. Thị trường tiêu thụ được mở rộng góp phần rất lớn trong việc phát triển công nghiệp nuôi cá tra hiện nay. Diện tích nuôi càng mở rộng, năng xuất nuôi và sản lượng cá tra hàng năm tăng lên rất đáng kể. Cụ thể năm 2006 sản lượng cá tra là 825.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 736.872.115 USD (Vũ Văn Dũng, 2007).

    Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó thì người nuôi cá tra ở ĐBSCL cũng gặp không ít những khó khăn trở ngại. Trở ngại đầu tiên là việc phát triển diện tích nuôi thủy sản với tốc độ nhanh đang phá vỡ quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn, gây ô nhiễm môi trường làm phát sinh dịch bệnh. Khó khăn lớn nhất mà người nuôi gặp phải là tình hình dịch bệnh, làm giảm năng xuất và sản lượng nuôi. Thêm vào đó việc nuôi cá tự phát, không kiểm soát trong những năm gần đây, người nuôi luôn gia tăng mật độ trong khi trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Chất thải ao nuôi thải trực tiếp ra môi trường đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, nhất là bệnh vi khuẩn chiến đa số và xuất hiện với tần xuất cao. Trong đó, bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila gây ra chiếm tỉ lệ khá cao. Mặc khác, do bệnh trên cá nuôi xuất hiện ngày càng nhiều: Xuất huyết, phù đầu, gan thận mủ, và việc diễn biến phức tạp của bệnh đã khiến người nuôi sử dụng rất nhiều loại kháng sinh, hóa chất với nồng độ không ngừng gia tăng (Nguyễn Quốc Thịnh, 2004 2006). Từ những nguyên nhân đó đã làm cho tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Tạo nên dòng vi khuẩn kháng thuốc làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv (2005), trong 196 dòng vi khuẩn phân lập từ các hệ thống nuôi thủy sản ở ĐBSCL (có cả Aeromonas) hầu hết cho kết quả kháng thuốc và có 34% kháng nhiều loại kháng sinh. Với giá trị MIC có 91 % các dòng vi khuẩn thử nghiệm có giá trị rất cao (dao động 512 đến ≥1.024ppm). Bên cạnh đó, thì việc kháng thuốc ở vi khuẩn một số còn có liên quan đến việc hình thành plasmid kháng thuốc (R-plasmid) của chúng (Trần Thị Thanh, 2000; Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2007 và Saitanu et al., 1994). Tuy nhiên, những thông tin về việc hình thành plasmid kháng kháng sinh ở vi khuẩn gây bệnh trên động vật thuỷ sản ở ĐBSCL còn cần nhiều nghiên cứu để góp phần tìm hiểu rõ hơn những plasmid kháng thuốc ở vi khuẩn.

    Từ những vấn đề trên đề tài “Nghiên cứu kiểu plasmid và tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện.

    1.2 Mục tiêu đề tài
    Nhằm tìm hiểu kiểu plasmid và tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas hydrophila

    1.3 Nội dung đề tài
    Lập kháng sinh đồ và xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vi khuẩn
    Aeromonas hydrophila.
    Xác định kiểu plasmid của vi khuẩn Aeromonas hydrophila.
     
Đang tải...