Luận Văn Nghiên cứu kiến thức, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng đến làm mẹ an toàn của nam giới có vợ 15 – 4

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA
    NĂM 2011
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN . 12
    1.1. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN 12
    1.1.1. Khái niệm về làm mẹ an toàn 12
    1.1.2. Kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của bà mẹ 14
    1.1.3. Kiến thức và thực hành của nam giới 21
    1.2. VAI TRÒ CỦA NAM GIỚI VỀ LÀM MẸ AN TOÀN 24

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 27
    2.2.2 Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 27
    2.2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 28
    2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu . 29
    2.2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 32
    2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu 33
    2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu . 33

    Chương 3: KẾT QUẢ . 34
    3.1. ĐẶC TRƯNG CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
    3.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN CỦA NAM GIỚI . 35
    3.2.1. Kiến thức của nam giới về chăm sóc trước sinh cho người phụ nữ mang thai 35
    3.2.2. Kiến thức và thực hành của nam giới về chăm sóc trong sinh cho phụ nữ 38
    3.2.3. Kiến thức của nam giới về chăm sóc sau sinh cho phụ nữ 41
    3.2.4. Kiến thức về nạo hút thai của nam giới . 43
    3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÀM MẸ AN TOÀN CỦA NAM GIỚI . 45
    3.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc trước sinh 45
    3.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc trong sinh 51
    3.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sau sinh . 57

    Chương 4:BÀN LUẬN 59
    4.1 Kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của nam giới . 59
    4.1.1. Kiến thức của nam giới về chăm sóc trước sinh 59
    4.1.2 Kiến thức và thực hành về chăm sóc trong sinh . 63
    4.1.3 Kiến thức và thực hành về chăm sóc sau sinh 68
    4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành đến làm mẹ an toàn của nam giới . 71
    KẾT LUẬN 73
    KIẾN NGHỊ . 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Làm mẹ an toàn (LMAT) có nghĩa là tất cả phụ nữ đều được nhận sự chǎm sóc cần thiết để được hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang
    thai, sinh đẻ và sau đẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) để đảm bảo an toàn cho mẹ và con trong quá trình mang thai và sinh, người phụ nữ phải được cán bộ y tế có trình độ chuyên môn chăm sóc và theo dõi. Nhưng việc này có được thực hiện hay không, phụ thuộc vào hoàn cảnh chung của địa phương, hoàn cảnh của mỗi cá nhân, thói quen, quan niệm của họ và đặc biệt là do người chồng hoặc gia đình chồng quyết định. Nếu người chồng cho là mang thai sinh nở là chuyện bình thường của phụ nữ, không cần phải đi khám thì chính định kiến giới này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Trên Thế giới mỗi năm có khoảng hơn 350.000 ca tử vong mẹ do thai nghén và sinh đẻ, phần lớn trong số này xảy ra ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam [54]. Những nghiên cứu về tử vong mẹ tại Việt Nam gần đây cho thấy tử vong mẹ trên toàn quốc cao hơn so với các báo cáo hoặc ước tính chính thức (là 160/100 000 tại nghiên cứu điều tra tử vong mẹ của Bộ Y tế năm 2002, so với mức 90/100 000 theo công bố của UNICEF và TCYTTG) và 69/100.000 trẻ sinh sống. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, dân trí thấp, tỷ lệ sinh cao, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh vẫn duy trì ở mức cao. Ước tính tử lệ tử vong mẹ là 178/100 000 ca sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc [5], [6], [11], [14].
    Nguyên nhân tử vong mẹ được xác định là 75-80% do các biến chứng và bệnh nhiễm trùng xảy ra trong quá trình mang thai [27]. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp tử vong mẹ đều có thể tránh được bằng cách chăm sóc sức khỏe mẹ tốt hơn, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, sinh con và sau sinh [20].
    Theo báo cáo điều tra ban đầu về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do Quỹ Dân số Liên hiệp quốc
    (UNFPA) tài trợ năm 2005, tại tỉnh Phú Thọ tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ 3 lần đạt 91,6%. Tuy nhiên vẫn còn 4,1% phụ nữ sinh con tại nhà và 1,2% phụ nữ sinh con không có cán bộ y tế đỡ mà là chồng và người nhà đỡ [25]. Do vậy việc có kiến thức về làm mẹ an toàn cho nam giới có vợ trong độ tuổi sinh đẻ là rất quan trọng.
    Hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của nam giới (chỉ có duy nhất 1 nghiên cứu ở 7 tỉnh
    do UNFPA tài trợ năm 2005). Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chưa phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của nam giới.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Nghiên cứu kiến thức, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng đến làm mẹ an toàn của nam giới có vợ 15 – 49 tuổi tại tỉnh Phú Thọ” với các mục tiêu sau:
    1. Mô tả kiến thức và một số thực hành về làm mẹ an toàn của nam giới có vợ 15 - 49 tuổi có con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh Phú Thọ năm 2010 - 2011.
    2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của đối tượng trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...