Luận Văn Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Thạch Kim, hu

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
    LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
    CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
    năm 2010
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE . 3
    1.2. DỊCH TỄ HỌC SXH 3
    1.2.1. Tình hình SXHD trên thế giới 3
    1.2.2. Tình hình SXHD ở Việt Nam 4
    1.3. ĐẶC ĐIỂM VIRUS GÂY BỆNH, VECTƠ TRUYỀN BỆNH . 5
    1.3.1. Tác nhân gây bệnh . 5
    1.3.2. Nguồn bệnh và đường lây truyền . 5
    1.3.3. Chu kỳ lan truyền 7
    1.4. CHẨN ĐOÁN 7
    1.4.1. Phân lập virus . 7
    1.4.2. Chẩn đoán huyết thanh . 8
    1.5. LÂM SÀNG 10
    1.5.1. Sốt Dengue (Dengue cổ điển) . 10
    1.5.2. Sốt xuất huyết Dengue . 10
    1.5.3. Tiến triển . 12
    1.5.4. Phân loại mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh Dengue xuất huyết 12
    1.5.5. Xét nghiệm . 12
    1.6. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 13
    1.6.1. Biện pháp về môi trường . 14
    1.6.2. Biện pháp sinh học 15
    1.6.3. Biện pháp hóa học . 16
    1.7. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT . 16
    1.8. TÌNH HÌNH SXH TẠI HÀ TĨNH . 18
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 20
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
    2.2.2. Cỡ mẫu 20
    2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu . 21
    2.2.4. Phương pháp chọn mẫu . 21
    2.2.5. Nội dung thông tin cần thu thập 21
    2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu 24
    2.2.7. Kiểm soát sai lệch thông tin . 24
    2.2.8. Xử lý số liệu . 24
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU . 25
    3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG CHỐNG
    SỐT XUẤT HUYẾT . 27
    3.2.1. Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue . 27
    3.2.2. Thái độ về phòng chống sốt xuất huyết Dengue 32
    3.2.3. Thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue 34
    3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SXHD 36
    3.3.1. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với kiến thức
    phòng chống SXHD 36
    3.3.2. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với thực hành
    phòng chống SXHD 37
    Chương 4. BÀN LUẬN 39
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 39
    4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SXHD . 39
    4.2.1. Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue . 39
    4.2.2. Thái độ về phòng chống SXHD . 43
    4.2.3. Thực hành phòng chống SXHD . 45
    4.3. NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SXHD 49
    4.3.1. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với kiến thức
    phòng chống SXHD . 49
    4.3.2. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với thực hành
    phòng chống SXHD 49
    KẾT LUẬN 50
    KIẾN NGHỊ 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    PHIẾU ĐIỀU TRA

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra và được muỗi Aedes truyền qua vết đốt.
    Đây là bệnh lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng châu thổ Nam bộ, duyên hải Trung bộ và vùng đồng bằng, duyên hải Bắc bộ. Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và Nam Trung bộ bệnh xuất hiện quanh năm, ở Miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Những năm gần đây dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Trong 4 tháng đầu năm 2009 đã có hơn 74.000 người mắc sốt xuất huyết, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 58 trường hợp tử vong, và xuất hiện ở 55 tỉnh thành.
    Thời kỳ ủ bệnh thường từ 5 đến 7 ngày. Đặc điểm của bệnh là khởi phát đột ngột, sốt cao đột ngột từ 2 đến 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp, đau sau hốc mắt, sưng các hạch bạch huyết và xuất huyết dưới da. Ba triệu chứng sốt, xuất huyết dưới da và đau đầu (còn gọi là bộ ba Dengue) thường là những đặc trưng điển hình của bệnh sốt Dengue.
    Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue, có các típ huyết thanh 1, 2, 3 và 4 thuộc họ vi rút flavi (Flaviviruses). Các típ vi rút Dengue hiện nay đang là nguyên nhân gây bệnh lưu hành ở hầu hết các nước nhiệt đới. Ở Việt Nam đã phân lập được cả 4 típ vi rút gây bệnh là típ 1, 2, 3, 4.
    Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua vết đốt của muỗi mang vi rút. Ở Việt Nam, hai loại muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, nhưng chủ yếu là Aedes aegypti, đây là loại muỗi đốt vào ban ngày, hoạt động của chúng nhiều nhất là vào thời điểm sáng sớm và chiều tối.
    Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể mắc bệnh, trẻ em dễ bị nhiễm hơn, nhưng bệnh cảnh thường nhẹ hơn người lớn.
    Hiện nay SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc y tế. Vì vậy biện pháp phòng chống vectơ truyền bệnh mà chủ yếu là diệt muỗi, diệt bọ gậy của muỗi Aedes aegypti với sự tham gia tích cực của cộng đồng, và nằm màn ban ngày là hiệu quả nhất để làm giảm sự lây truyền của bệnh.
    Thạch Kim là 1 xã thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng duyên hải Miền Trung, có mật độ dân số cao (theo số liệu điều tra dân số của xã năm 2009 là 12.987 người, diện tích địa giới của xã là 1,2km[SUP]2[/SUP]), điều kiện sinh hoạt và vệ sinh thấp, nhà ở chật chội, người dân sử dụng nhiều dụng cụ để chứa nước mưa, mặt bằng dân trí thấp, không đồng đều, mức độ giao lưu buôn bán với người dân nơi khác lớn. Vì vậy thường xảy ra các vụ dịch sốt xuất huyết ( ví dụ: những năm gần đây xảy ra các vụ dịch sốt xuất huyết là năm 2004, 2007).
    Cho đến nay, tại địa bàn huyện Lộc Hà chưa có một công trình nghiên cứu nào về bệnh SXH và các yếu tố liên quan. Do vậy, nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống SXHD này sẽ là một tiền đề để tiến hành các hoạt động can thiệp nhằm góp phần làm giảm tỉ lệ mắc, chết do SXHD tại địa phương. Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXHD của người dân tại xã Thạch Kim
    2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXHD của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...