Thạc Sĩ Nghiên cứu kĩ thuật viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (mcq) phần di truyền học (sh 12)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 16/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ SỬ
    DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC . 7
    1.1. Lược sử nghiên cứu của khoa học trắc nghiệm 7
    1.2. Những khái niệm cơ bản về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập 16
    1.3. Vai trò và xu hướng đổi mới của kiểm tra - đánh giá 16
    1.4. Các nguyên tắc đánh giá 24
    Chương 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU NHIỄU CỦA TRẮC
    NGHIỆM KHÁCH QUAN (MCQ) TRONG DẠY HỌC PHẦN DI
    TRUYỀN (SH 12) . 27
    2.1. Phân tích cấu trúc nội dung phần Di truyền học (sinh học 12) . 27
    2.2. Quy trình xây dựng câu nhiễu của trắc nghiệm khách quan (MCQ) trong
    dạy học sinh học 12 phần di truyền học . 29
    2.3. Kĩ thuật viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan MCQ . 33
    2.4. Mối liên hệ giữa câu nhiễu với độ khó và độ phân biệt 43
    2.5. Nghiên cứu lí thuyết kiểm định độ khó độ phân biệt của câu nhiễu trong
    trắc nghiệm khách quan. 43
    2.6. Độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm MCQ 44
    2.7. Phương pháp kiểm định độ khó của câu trắc nghiệm MCQ . 48
    2.8. Phương pháp kiểm định độ phân biệt của câu trắc nghiệm MCQ . 48
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 52
    3.1. Mục đích thực nghiệm . 52
    3.2. Nội dung thực nghiệm . 52
    3.3. Thời gian - Địa điểm - Đối tượng thực nghiệm 55
    3.4. Cách tiến hành . 55
    BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ KHÓ VÀ ĐỘ PHÂN BIỆT
    CỦA 150 CÂU HỎI MCQ THỰC NGHIỆM . 57
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
    A. KẾT LUẬN 65
    B. ĐỀ NGHỊ 66
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Xuất phát từ quan điểm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
    Trong điều kiện hiện nay, để hoà cùng với sự phát triển như vũ bão
    của nền văn minh hiện đại, sự phát triển toàn diện của khoa học kĩ thuật
    trên thế giới, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, đó là một thách
    thức lớn của toàn ngành giáo dục Việt Nam. Nhiệm vụ trước mắt phải tìm
    được giải pháp hữu hiệu, bước đi hợp lý để đưa nền giáo dục tiến lên tránh
    được nguy cơ tụt hậ u so với các nền giáo dục trong khu vực , đáp ứng nhu
    cầu nhân lực của nước nhà. Với tư cách sẽ là yếu tố quyết định cho sự
    phát triển xã hội, nề n GD cần phải đổi mới để đáp ứng những xu hướng
    lớn đó. Muốn vậy, GD phải dựa trên bốn trụ cột, đó là: học để biết; học để
    làm; học cùng chung sống; học để tự khẳng định mình[11] .
    Trong suốt một thời gian dài vừa qua , toàn ngành giáo dục đã và
    đang thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. C ụ thể đã có rất
    nhiều hội nghị, hội thảo ở các cấp lãnh đạo Bộ, N gành viết và bàn về các
    vấn đề đổi mới giáo dục bao gồm: đổi mới về chương trình nội dung, cơ
    sở vật chất, sách, thiết bị, kiểm tra đánh giá, cơ chế thi cử .trong đó, kiểm
    tra đánh giá là một thành tố rất quan trọng trong quá trình giáo dục nói
    chung và dạy học nói riêng, đây là một khâu có ý nghĩa quyết định lớn
    trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trang bị cho giáo
    viên những k ĩ thuật kiểm tra đánh giá là một việc làm cần thiết trong xu
    thế đổi mới giáo dục hiện nay.
    Kiểm tra là hình thức và là phương tiện góp phần vào quá trình đánh
    giá. Thông qua kết quả của các loại bài kiể m tra, giáo viên sẽ có những
    thông tin cần thiết để xác định thành tích học tập của học sinh đồng thời
    phát hiện những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được từ đó điều
    chỉnh qua kiểm tra nhằm thúc đẩy quá trình dạy và học [1].
    1.2. Xuất phát từ thực trạng sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy học
    Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã hình thành một số hệ thống
    phương pháp và kỹ thuật đánh giá có thể sử dụng thích hợp với mục đích,
    đối tượng đánh giá, điều kiện tiến hành đánh giá. Trong hệ thống đó
    không thể không kể đến phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ).
    Phương pháp TNKQ đã khắc phục được những nhược điểm của phương
    pháp tự luận, đáp ứng được yêu cầu cung c ấp thông tin phản hồi một cách
    chi tiết ở từng thành phần và mức độ kiến thức khác nhau trong một thời
    lượng nhất định. Ngoài ra, TNKQ còn có thể sử dụng để hướng dẫn và
    giải quyết các vấn đề ở khâu dạy bài mới, ôn tập, củng cố, nâng cao. Đặc
    biệt TNKQ còn giúp cho người học tự học, tự KT -ĐG kết quả học tập của
    mình một cách rất có hiệu quả. Vì vậy, trong những năm gần đây, TNKQ
    ngày càng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
    Hiện nay các GV trung học phổ thông nói chung, GV Sinh học nói
    riêng đều đã áp dụng hình thức kiểm tra TNKQ trong dạy học. Có nhiều
    dạng câu hỏi TNKQ nhưng dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Choice
    Question - MCQ) được sử dụng nhiều hơn cả vì dạng câu hỏi này có nhiều
    ưu điểm. Tuy nhiên trong thực tế, GV còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu ở
    khâu chuẩn bị câu trắc nghiệm. Việc viết câu TNKQ đòi hỏi người GV
    không chỉ có trình độ chuyên môn sâu mà còn phải nắm được kĩ thuật viết
    trắc nghiệm. Hiện nay môn học về KT-ĐG chưa được triển khai đồng bộ ở
    các cơ sở đào tạo GV nên phần lớn GV đều xây dựng câu hỏi một cách tự
    phát. Đã có rất nhiều sách tham khảo về TNKQ nhưng chưa có sách viết về
    kĩ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ đặc biệt là kĩ thuật gây nhiễu trong câu
    TNKQ. Như vậy, việc trang bị cho các GV kĩ thuật viết câu trắc nghiệm và
    tự kiểm định các câu TNKQ là điều rất cần thiết. Việc làm này không chỉ có
    tác dụng nâng cao độ giá trị, độ tin cậy của bài trắc nghiệm mà còn góp phần
    hoàn thiện các bộ đề kiểm tra TNKQ hiện có.
    1.3. Xuất phát từ những ưu điểm của trắc nghiệm k hách quan
    trong dạy học
    Từ 2006 Bộ Giáo dục đã thực hiện chuyển đổi từ hình thức thi tự luận
    sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) trong kì thi tốt nghiệp
    THPT, kì thi đại học và cao đẳng ở một số môn lý, hoá, sinh, anh. Trắc
    nghiệm khách quan có một số ưu điểm sau:
    Thứ nhất: thí sinh không thể học tủ
    Thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) có ưu điểm là đánh giá phạm vi
    kiến thức rộng hơn hình thức thi tự luận. Thi tự luận, mỗi câu hỏi, bài tập
    có thể rơi vào một vấn đề nào đó. Đề bài có tổng hợp đi c hăng nữa vẫn có
    xác suất “ trúng tủ”. Đề thi TNKQ có t ừ 40 đến 50 câu hỏi có thể phủ kín
    phạm vi kiến thức của một môn học trong chương trình.Vì vậy thi bằng
    TNKQ, thí sinh phải học một cách toàn diện không được bỏ qua bất cứ
    kiến thức cơ bản nào có trong c hương trình.
    Thứ hai: Thí sinh không thể quay cóp
    Thi TNKQ với phạm vi bao quát rộng của đề thi, thí sinh khó có thể
    chuẩn bị tài liệu để quay cóp. Các đề thi trắc nghiệm, nếu chỉ nhìn lướt
    qua thì rất khó phân biệt được sự khác nhau giữa các đề vì sử dụn g các
    phần mềm đảo đề, máy tính đã giúp xáo trộn thứ tự các câu hỏi trắc
    nghiệm và các phương án trả lời, thí sinh ngồi gần nhau sẽ nhận được các
    đề thi khác biệt nhau về mã đề và phải chọn phương án trả lời hoàn toàn
    khác nhau. Nếu xây dựng được kỹ thuật viết câu hỏi TNKQ với một câu
    dẫn, thay đổi các câu nhiễu mục tiêu nâng mức độ khó của đề TNKQ thì
    lại càng rất khó có thể cóp bài của nhau được.
    Thứ ba: Thí sinh không thể tồn tại may rủi
    Với một đề thi tự luận còn có thể gặp may rủi do trúng tủ, lệch tủ.
    Còn với đề thi TNKQ, may rủi hầu như hoàn toàn không xảy ra. Đối với
    loại câu trắc nghiệm bốn phương án, nếu chọn ngẫu nhiên xác suất đúng
    tối đa chỉ được 25%. Nhưng, tần suất trả lời đúng đạt tối đa của xác suất
    này cũng chỉ là khoảng 25% câu hỏi thì theo cách chấm điểm TNKQ
    thông thường với đề thi chuẩn, làm đúng 25% số câu hỏi vẫn sẽ chỉ đạt ở
    ngưỡng lân cận với điểm không.
    Thứ tư: Thí sinh không thể ôn thi cấp tốc
    Thí sinh cần tích lũy kiến thức một cách toàn diện, nắm vững toàn bộ
    kiến thức cơ bản. Muốn làm như vậy phải học theo kiểu “mưa dầm thấm
    lâu” chứ không thể dựa vào luyện thi cấp tốc, nhồi nhét kiến thức trong
    thời gian ngắn. Để làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả, thí sinh cần rèn
    luyện kỹ năng tư duy và khả năng vận dụng kiến thức bởi thi trắ c
    nghiệm đòi hỏi thí sinh phải xử lý nhanh hơn khi làm bài trắc nghiệm để
    tiết kiệm thời gian.
    Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài luận văn là: Nghiên cứu kỹ thuật
    viết câu nhiễu của trắc nghiệm khách quan (MCQ) trong dạy học sinh
    học, phần di truyền học (Sinh học 12).
     
Đang tải...